NHỨC ĐẦU: VÌ SAO NHỨC? LÀM SAO TRỊ?

DS. TRƯƠNG TẦT THỌ

Trong cuộc sống căng thẳng hiện đại, con người luôn tất bật chạy đua với thời gian, thường xuyên động não để mưu sinh hay giải quyết những khó khăn. Thế rồi nhức đầu như búa bổ, công việc đành phải tạm ngưng cho qua cơn đau nhức. Nhưng nhức đầu chỉ là triệu chứng của nhiều nguyên nhân gây bệnh. Vì thế việc điều trị bao gồm hai phần chính: trị triệu chứng và trị căn nguyên.

*KHÁI QUÁT CÁC NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN NHỨC ĐẨU

Buổi sáng thức dậy đột nhiên cảm thấy đầu nhức như búa bổ, nhìn cảnh vật mờ mờ như sương khói Đà Lạt, rồi buồn nôn. "Chỉ là nhức đầu, có gì phải quan tâm?", nhưng đến khi nhức đầu, kèm nhức mắt chịu không nổi phải đưa vào viện thì phát hiện bị glaucôme cấp. Chuyển vào BV Điện Biên Phủ để được mổ cấp cứu vì bệnh tăng nhãn áp hay còn gọi là thiên đầu thống. Rồi các bệnh ở tai, mũi, họng, răng, cao huyết áp, viêm động mạch thái dương, tăng áp lực nội sọ, hội chứng chèn ép não do chấn thương, hư khớp... đều có thể dẫn đến triệu chứng nhức đầu. Vì thế việc tìm ra nguyên nhân gây bệnh nhức đầu kinh niên đòi hỏi thăm khám kỹ càng, tìm hiểu bệnh sử, chụp X quang sọ não, đo điện não đồ, scanner...

* ƯU KHUYẾT ĐIỂM CỦA THUỐC TRỊ NHỨC ĐẨU THÔNG DỤNG

Bên cạnh việc tìm nguyên nhân để trị căn nguyên, khi bị nhức đầu thì đầu tiên là làm giảm bớt các đau nhức bằng thuốc giảm đau thông dụng. Tuy nhiên cũng cần hiểu rõ các mặt mạnh yếu của những thuốc này:

- Aspirin

Tỏ ra hữu hiệu trong các chứng đau nhức tổng hợp có tính viêm như đau răng, đau nhức xương khớp ngoài hiệu quả giảm đau hạ sốt thông thường. Ngoài ra những phát hiện mới cho thấy tác dụng trị liệu của Aspirin với liều thấp có thể ngăn cản được việc tạo thành các cục máu đông nhỏ vì có tác dụng làm tan đi giúp phòng chống các tai biến tim mạch nơi người có nguy cơ. Vì thế Aspirin còn được dùng với liều cao (từ 2g đến tối đa 6g mỗi ngày theo chỉ định của BS ) Aspirin có tác dụng chống viêm, làm bớt các đau nhức do thấp khớp.

Bên cạnh đó, Aspirin cũng có nhiều tác dụng phụ đòi hỏi phải thận trọng khi sử dụng như dị ứng thuốc, gây chảy máu chân răng, chảy máu cam ở những bệnh nhân có rối loạn đông máu . Nếu dùng mỗi ngày trên 2g trong suốt hơn tuần lễ, Aspirin có thể gây loét dạ dày tá tràng và làm suy thận. Vì thế Aspirin phải được dùng thận trọng đối với trẻ em, người bị loét dạ dày tá tràng tiến triển, người thường bị rong kinh hay đa kỳ kinh, bị xuất huyết tiêu hóa, phụ nữ cho con bú.

Tên thương mại các thuốc trị nhức đầu thường gặp:

- Nhóm Aspirine: Alka-Setzer, Aspegic 500, Aspirine vitamin C, Aspirine pH8...

- Nhóm Paracétamol: Acemol, Dafalgan, Efferalgan, Oralgan, Panadol...

- Nhóm Ibuprofen: Advil, Antadys, Antidol...

- Nhóm phối hợp với codein để tăng tác dụng giảm đau: Dafalgan - codeine, Efferalgan codeine, Para codein...

- Paracetamol

Ngày nay rất thông dụng vì được xem là thuốc ít gây phản ứng phụ, có thể dùng được khi mang thai hoặc cho con bú, gần đây liều dùng paracetamol cho trẻ em được nâng lên 60mg/ kg cân nặng thay vì 30mg như trước đây cho 24 giờ, chia làm 3 - 4 lần. Tuy Paracetamol "hiền" nhưng vẫn phải dùng thận trọng với những người suy thận hoặc gan.

- Ibuprofen

Ngày nay được dùng với liều thấp (200- 400mg, không quá 1.200mg mỗi ngày) như là thuốc thông thường trị triệu chứng các bệnh lý gây đau như đau đầu, nhức răng, đau cơ, đau lưng kết hợp với các triệu chứng cảm sốt. Với liều cao (300, 400, 600, 800mg) Ibu được dùng điều trị các trường hợp thấp khớp mãn tính, viêm khớp, viêm xương khớp, đau rễ thần kinh. Trong các trường hợp này, Ibu không còn là thuốc thông thường mà việc sử dụng tùy thuộc cơ địa của bệnh nhân, tình trạng bệnh và liều lượng dùng mỗi ngày trong thời gian kéo dài. Khi phải dùng liều cao và lâu dài cần chú ý đến các chống chỉ định và thận trọng của thuốc như bị loét dạ dày đang tiến triển, suy tế bào gan, thận, trẻ em dưới 15 tuổi, phụ nữ mang thai và cho con bú, người già... Tóm lại là phải có chỉ định của BS điều trị.

Ngoài ra còn có nhóm floetafenine (Idarac) cũng thường được trị nhức đầu, nhức răng.

- Có cần phối hợp 2,3 thuốc cho mau hết đau không?

Tốt hơn hết không nên tự ý phối hợp trừ những thuốc mà trong công thức nhà bào chế đã phối hợp saün. Liều thông thường người lớn của Aspirin và Paracetamol không quá 3g/24 giờ và Ibu là 1.200mg/24 giờ. Nếu dùng đúng liều mà không thấy giảm triệu chứng thì nên hỏi ý kiến BS để được chỉ định loại thuốc thích hợp chứ không nên tự ý tăng liều. Việc phối hợp trong công thức một loại thuốc thì Aspirin thường được phối hợp với các thuốc kháng viêm giảm đau khác. Riêng Paracetamol hiện nay có nhiều kết hợp nhất, đó là kết hợp Para - Ibu, Para - vitamin C, Para - codéin để giảm đau mạnh. Riêng Para - codein chỉ dùng cho người lớn, thận trọng với người già, người bị suy hô hấp, suy chức năng gan, phụ nữ mang thai và cho con bú. Kết hợp này mang lại tác dụng giảm đau mạnh nên chỉ dùng cho người lớn khi bị đau nhức dữ dội hoặc không đáp ứng với các thuốc giảm đau ngoại biên khác.

- Nên chọn dạng thuốc nào?

Khi cần xoa dịu nhanh chóng cơn đau nhức đầu, đau răng... nên dùng dạng sủi bọt hoặc dạng bột tan nhanh với nhiều tên đặc chế có trên thị trường. Trong trường hợp đau nhức kéo dài, dạng thuốc viên thích hợp hơn và dạng thuốc giọt, xirô, tọa dược thích hợp cho em bé vì có tác dụng kéo dài, đặc biệt vào ban đêm khi bé nóng sốt.

- Uống thuốc lúc nào tốt?

Với những cơn đau đột xuất như đột nhiên nhức đầu, nhức răng... thì không tiên liệu trước được nhưng nếu thường bị nhức đầu vào những thời điểm nhất định thì nên uống thuốc nửa giờ trước thời điểm ấy để tránh cơn đau.

- Phụ nữ mang thai có nên dùng Aspirin không?

Cần thận trọng khi dùng liều cao và liên tục (từ 1 - 3g mỗi ngày) Aspirin có thể dẫn đến sảy thai trong 3 tháng đầu của thai kỳ hoặc phôi thai sẽ chậm phát triển. Từ 10 đến 15 ngày trước khi sinh, Aspirin có thể gây xuất huyết cho người mẹ cũng như em bé.

- Vì sao thuốc dành cho trẻ em được bào chế dưới dạng đặc biệt?

Các dạng thuốc đặc biệt thường dùng cho em bé là dạng bột trong gói, xirô hoặc thuốc giọt, tọa dược với liều lượng và cách phối hợp thuốc thích hợp cho từng lứa tuổi cùng với các mùi trái cây thơm ngon để bé dễ uống.

Tóm lại dù chỉ là những thuốc trị nhức đầu thông thường đã có từ thế kỷ như Aspirin hoặc nhiều thập niên như Paracetamol, Ibuprofen thì việc hiểu rõ các mặt mạnh yếu của thuốc cũng sẽ góp phần mang lại hiệu năng trị bệnh an toàn và hữu hiệu cho mọi người.

Đau đầu, chóng mặt, động kinh...

Bệnh đau nửa đầu Migraine
Bệnh đau nửa đầu ở thanh thiếu niên
Bệnh đau đầu từng chuỗi
Bệnh động kinh
Bị động kinh do giun đũa chó chui lên não
Bộ não bắt đầu ì ạch từ tuổi 40
Chóng mặt, chứng bệnh thường gặp
Chóng mặt, nỗi khổ của nhiều người
Chứng kinh phong
Chứng đau nửa đầu có thể mang tính gia đình
Chứng đau đầu căng cơ
Chữa động kinh khi mang bầu
Các bệnh đau đầu thường gặp và cách phòng trị
Dùng thuốc điều trị bệnh động kinh
Dự phòng và điều trị say sóng
Hoóc môn là tác nhân chính gây bệnh đau nửa đầu
Khiêu vũ khiến đầu óc sảng khoái và giúp chữa bệnh
Kẹp điện thoại bằng đầu làm giảm lượng máu tới não
Lần đầu tiên phẫu thuật nối dây thần kinh tay với máy tính
NGẤT
Nhức đầu
Nhức Đầu - BS. Bùi Văn Thọ
Những hiểu biết mới về động kinh
Phòng chống say tàu xe bằng cách bấm huyệt Hợp cốc
Trăng tròn không kích thích cơn động kinh
Trị bệnh say tàu xe không cần thuốc
Tìm hiểu về bệnh chóng mặt
Tại sao ta chóng mặt
Tập thể dục chữa chứng chóng mặt hiệu quả
Vài cách chữa đau đầu đơn giản
Điều trị bệnh động kinh trong thời kỳ thai nghén
Đừng coi thường triệu chứng chóng mặt

Thần kinh ngoại biên

Bệnh của 12 đôi dây thần kinh sọ não
Bệnh nhược cơ
Bệnh đau dây thần kinh tọa
Bệnh đau thần kinh tọa
Chuột rút
Chữa đau thần kinh tọa bằng Đông y
Liệt chân tay do thiếu kali
Làm thế nào khắc phục chứng giật chân
Trung - tây y hối thông về đau thần kinh tọa - tọa đồn phong (tọa điến phong)
Ðau dây thần kinh số V - BS. Vũ Thanh Bình
Ðau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm - BS Huỳnh Thị Liễu
Đau dây thần kinh liên sườn

Rối loạn giấc ngủ

10 phút ngủ trưa tốt hơn 2 giờ ngủ thêm về đêm
Các loại rối loạn giấc ngủ
Giấc ngủ sâu giúp ta 'nuốt trôi' thông tin
Khi con người mất ngủ
Mât ngủ và phương cách điều trị
Ngày càng có nhiều người bị thiếu ngủ
Ngủ và mơ
Ngủ và ngáy nhiều làm tăng nguy cơ đột quỵ
Những lời khuyên để có một giấc ngủ ngon
Phòng và trị chứng mất ngủ
Rượu và những rối loạn giấc ngủ
Rối loạn khi ngủ báo hiệu nhiều vấn đề sức khoẻ
Thuốc mới giúp giảm tác hại của bệnh thiếu ngủ
Tìm lại giấc ngủ
Tìm ra chất trị chứng ngủ rũ
Uống cà phê vào buổi chiều cũng gây mất ngủ
Ác mộng và cơn kinh hoàng ban đêm

Vấn đề trí nhớ

10 dấu hiệu báo trước bệnh mất trí nhớ
10 mùi giúp phát hiện bệnh mất trí
Bệnh suy giảm trí nhớ
Bộ não lấy lại ký ức như thế nào
Chuyêm mục: "những vân đề của trí nhớ"
Chuyêm mục: "những vân đề của trí nhớ"
Chuyên mục: trí nhớ của bạn
Chứng giảm trí nhớ do học không đúng cách
Ecstasy ảnh hưởng nghiêm trọng tới trí nhớ
Nhai kẹo cao su giúp tăng cường trí nhớ
Nhớ và giảm trí nhớ
Suy giảm trí nhớ sẽ dẫn đến sa sút trí tuệ
Thiếu sắt nhẹ cũng gây giảm trí nhớ
Thực phẩm béo gia tăng sự mất trí nhớ
Tìm ra protein giúp nhớ lâu
Uống rượu vừa phải tốt cho trí nhớ
Để có sức khỏe và trí nhớ tốt trong mùa thi

Các bệnh thần kinh

Bổ sung nguyên tố vi lượng không ảnh hưởng đến trí tuệ
Chẩn đoán và điều trị liệt nửa người
Chứng suy nhược thần kinh
Con người nhìn bằng gì
Các rối loạn sau chấn thương sọ não
Cải thiện lâm sàng đáng kể với mirapex khi dùng trị bệnh parkinson
Ghép não - khả nắng và hiện thực
Hoại não, nguyên nhân bạo lực, giết người
Món ăn bổ dưỡng cho người suy nhược thần kinh
Ngậm chất ngọt làm tăng khả năng chịu đau
Những bí ẩn của não bộ con người
Những câu hỏi thường gặp về bệnh Alzheimer
Não thùy của bạn tâm sự
Não: bộ chỉ huy của thế giới kỳ diệu
Phát hiện mới của ngành thần kinh học: não người có khả năng tái tạo?
Phát hiện sớm bệnh Alzheimer bằng kỹ thuật chụp cắt lớp não
Thiên tài & hội chứng ASPERGER
Triển vọng tái tạo dây thần kinh tủy sống
Trà giúp ngăn ngừa bệnh Alzheimer
Trà xanh giúp chống bệnh Parkinson
Tập thể thao giúp ngừa bệnh Parkinson
Vi khuẩn thông thường có thể gây bệnh Alzheimer
Việc rèn luyện có thể làm thay đổi não bộ

Các nguyên nhân hại não

Cảnh giác với thuốc "tăng trí tuệ" khi bước vào mùa thi
Ecstasy gây tổn hại não bộ
Hút thuốc ngừa được bệnh Parkinson
Nghiện rượu dễ dẫn đến loạn thần
Nghễnh ngãng vì… hút thuốc lá
Sảng run do rượu - bệnh có thể gây chết người
Sắt là thủ phạm chính gây bệnh Parkinson
Thay đổi lối sống giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer
Thuốc 'lãng quên' - sản phẩm gây nhiều tranh cãi

Đột quỵ - tai biến mạch máu não

Biến chứng thường gặp ở người bị tbmmn cách phòng chống
Bụng phệ làm tăng nguy cơ đột quỵ
Chăm sóc bệnh nhân sau tai biến mạch máu não tại nhà
Coi chừng mất trí sau đột quỵ
Hẹp động mạch cảnh gây tai biến mạch máu não
Nguy cơ đột quỵ ở nữ có liên quan đến di truyền
Phát hiện nguy cơ đột tử dựa vào một loại protein
Phòng ngừa tai biến mạch máu não do cao huyết áp - BS Huỳnh Thị Liễu
Phòng ngừa tai biến mạch não
Tai biến thiếu máu não thoáng qua
Tai biến thiếu máu não thoáng qua
Tin vui với người bệnh tai biến mạch máu não
Vỡ túi phình mạch não

 

THƯ MỤC Y HỌC PHỔ THÔNG
Bệnh da liễu
Bệnh hệ huyết học
Bệnh hệ hô hấp
Bệnh hệ tim mach
Bệnh hệ tiêu hóa
Bệnh hệ tiết niệu
Bệnh ngoại khoa
Bệnh nhãn khoa
Bệnh nội tiết
Bệnh tai mũi họng
Bệnh thường gặp
Bệnh thần kinh
Bệnh truyền nhiễm và ký sinh
Bệnh tâm thần
Bệnh ung bướu
Da liễu - Bệnh của tóc
Da liễu - Bệnh dị ứng
Da liễu - Bệnh ngoài da
Da liễu - Chăm sóc da
Da liễu - Các vấn đề về da
Da liễu - Mụn
Hệ cơ xương khớp - Bệnh cơ và tập luyện
Hệ cơ xương khớp - Bệnh khớp và gout
Hệ cơ xương khớp - Bệnh xương và cột sống
Pháp y
Phương tiện chẩn doán
Sức khỏe du lịch
Sức khỏe sinh sản
Thẩm mỹ