"HOẠI NÃO" NGUYÊN
NHÂN DẪN ĐẾN HÀNH ĐỘNG BẠO LỰC, GIẾT NGƯỜI HÀNG LOẠT
N.T KHÁNH AN
Theo Tạp chí khoa học nước ngoài
W. Chao cho rằng do một
vài nguyên nhân xuất phát từ hoàn cảnh gia đình, khiến cậu ta trở thành một
người đàn ông không được bình thường. Cha mẹ y quyết định ly thân chỉ vài
tháng trước khi y bị bệnh đau đầu, tính tình đột nhiên dữ dằn, thích nói
chuyện tục tằn thô bỉ và tích cực tham gia những trò chơi đầy tính chất bạo
lực. Người mẹ và vợ của W. Chao cho rằng có lẽ do sự căng thẳng trong chương
trình học tập ở Đại học Texas. Cậu chọn môn học chính là kiến trúc, học giỏi
nhưng lại không tự tin những gì mình đang học. W. Chao quyết định tới khám
tại Viện điều trị tâm thần của Hội đồng thành phố.
Đọc bản tự ghi của W.
Chao sau khi từ nơi khám bệnh trở về người ta thấy y đã cảm nhận về mình rất
chính xác: "Những ngày gần đây tôi không hiểu tôi, hai mươi lăm tuổi, sắp
sửa vào Hải quân. Giá như tôi là một người thông minh trung bình, sống khiêm
nhường an phận thì có gì để nói. Đằng này tôi có cảm tưởng như mình đang là
nạn nhân của những ý nghĩ rất bất thường và lạ lùng, những lúc như vậy tôi
không thể nào tập trung tư tưởng để hoàn thành những bài luận văn quan trọng
cho chương trình của lớp mà tôi biết chắc rằng nó không phải là khó đối với
tôi những thời gian trước đó".
Bản tự phân tích của W.
Chao đã được tìm thấy ở tại nhà cậu vào tháng 8/1966. Có thể y đã viết nó
trước một đêm lầm lũi băng qua mấy con phố đối diện với chung cư của mẹ y,
xả súng bắn bà từ phía sau lưng, sau đó dùng cây ba toong của quân đội quất
túi bụi vào thân thể đã chết của bà bởi những phát đạn trước đó. Y viết trên
miếng giấy nhỏ tự thú tội để lại trên xác mẹ: "Tôi tha thiết muốn giữ lấy
mạng sống của mẹ tôi, tôi đã làm điều này trong lúc cơn giận dữ nổi lên kinh
hoàng và tôi không có khả năng kềm chế!". Cũng trong miếng giấy thú tội
y mô tả hành động tàn bạo của cha y khi mỗi lần ông về nhà, hầu như ngày nào
ông cũng đánh đập, gây thương tích và làm nhục mẹ y. "Tôi thật sự muốn
nói lời hối lỗi cho hành động này, nhưng chỉ có cách như tôi đã làm mới có
thể giải thoát cho mẹ tôi khỏi cảnh sống tù ngục đau khổ". Và y kết
luận: "Đối với tôi, đây là cách tốt nhất mà tôi có thể nghĩ ra". Sau
đó y về nhà, tiếp tục hành động tội ác, y giết vợ đang say sưa trong giấc
ngủ với cùng cách đã làm với bà mẹ. Hôm sau y sắm sửa đầy đủ cho chuyến đi
cắm trại dài ngày ở Austin với thức ăn, trái cây, xăng dầu, nước uống... kể
cả ống nhòm, dao súng và đạn dược. Y còn mang theo khoảng mấy chục cuốn tạp
chí dạy cách sử dụng hầu như tất cả các loại súng và dao găm. Đến nơi Chao
dùng thang máy leo lên đến tầng trên cùng của tháp chuông, tiếp tục đi về
hướng đài quan sát nhưng ở đó đã bị chiếm hữu bởi một người tiếp tân và một
gia đình đang trong thời kỳ đi du lịch, y giết người tiếp tân thật bất ngờ
và nhanh chóng bằng một cú vặn đầu và dùng súng hãm thanh bắn gục hai người
khác trong số thành viên của nhóm du khách. Kế đó y tiếp tục leo vào trong
đài quan sát, ngồi định thần trong mấy giây, chĩa súng xuống dưới đường mở
cò khai hỏa, đạn bay như hàng loạt tên lửa xối xả vào đám đông, hắn bắn vào
bất cứ mục tiêu nào di động như một chuyên viên người máy được chế tạo dùng
để bắn giết những đối tượng đã được ghi vào bộ nhớ. Tất cả số đạn dược mua
đem theo giúp tên điên khùng bắn giết liên tục hơn một tiếng rưỡi đồng hồ,
và hắn đã thực hiện như thế. Mười một người bị giết và hơn ba mươi người bị
thương nặng nhẹ. Thảm kịch chấm dứt khi nhóm cảnh sát đến, và một tay súng
không quân về hưu đã tập kích y từ phía sau lưng. Người này thận trọng leo
vào trong đài quan sát thông qua một hốc nhỏ dùng làm lối cho mèo đi, từ góc
cuối của cái hốc ít ai chú ý bên trên nóc nhà gác ông ta leo xuống, W. Chao
không hề hay biết. Các dấu hiệu đã được thông báo cho nhau một cách bí mật
giữa người quân nhân thiện xạ về hưu và nhóm người phục kích bên ngoài. Như
trận pháo hoa đêm lễ hội, những tay súng thiện nghệ của cảnh sát đồng loạt
cho y nếm mùi bão lửa, đài quan sát tan tành như bình địa, kể cả xác của W.
Chao, tên tâm thần.
Trong khi dọn dẹp hiện
trường, cảnh sát khám xét những túi đựng đồ dùng của tên giết người, họ tìm
thấy cuốn tập ghi chép tỉ mỉ. Trong một trang khác W. Chao ghi một cách cẩn
thận bằng các loại mực màu đậm những yêu cầu của hắn sau khi chết: "Tôi
ước muốn được làm phẫu thuật sau khi tôi chết để xem có phải đúng là đã có
một bộ phận trong não của tôi bị hoại". Cuộc phẫu thuật đã cho thấy
những ghi chép của W. Chao về những diễn tiến trong cách suy nghĩ, những lúc
đầu óc bị phân tán dẫn đến hành động bạo lực trong con người y, không vì mục
đích hay một nguyên nhân nào là sự thật. Hậu quả những hành động bạo ngược y
gây ra cho người vô tội bắt nguồn từ cái khối u màu trắng bất thường
xuất hiện trong bộ óc của W. Chao, rõ ràng còn nguy hiểm hơn nhiều so với
cách nghĩ thông thường của người chung quanh khi cho rằng y bị stress bởi
các chương trình nặng nề của đại học. Qua những nghiên cứu, khám phá của các
giáo sư bác sĩ, những chuyên gia tâm thần hàng đầu của các quốc gia tiên
tiến về trường hợp này, người ta bỗng đặt câu hỏi: "Liệu có bao nhiêu phần
trăm sự thật khi cho rằng W. Chao, cựu hướng đạo sinh, sinh viên danh dự của
đại học, chuẩn sĩ quan hải quân, người được mô tả như là một người bạn tuyệt
vời của các sinh viên nếu ai đã từng tiếp xúc... lại là người dính líu vào
chuyện giết người vô tội một cách dã man như đã được đưa tin trên báo chí,
trên các kênh truyền thanh, truyền hình? Và nếu thực sự có, thì cái khối u
màu trắng trong não W. Chao đã bắt đầu xuất hiện từ bao giờ? Và rồi bao
nhiêu người vô tội bị giết một cách oan uổng có nên xem là tội lỗi của y hay
tội của cái "khối u trắng" hiện ra trong não của y?
Không ai có thể thống kê
xem có bao nhiêu ý kiến hoặc suy luận khác nhau trong trường hợp giết người
vô tội của W. Chao cũng như không một người nào dám nói rằng, mình là kẻ mở
tấm màn bí mật để khẳng định sự thật về vụ việc kinh khủng này. Tuy nhiên,
có một trường hợp khác - ca sĩ M, Gaye đã bị chính cha mình là một vị bộ
trưởng về hưu bắn chết trong cơn nóng giận không kềm được lý trí, sau đó các
chuyên gia đã tìm thấy dấu vết bất thường của một khối u màu trắng xuất hiện
trong não của ông ta mà thông qua những cuộc khám sức khỏe thường kỳ rất khó
thể phát hiện. Với nhóm tội phạm đặc biệt, cách lý giải như trên đôi khi khó
thuyết phục những người bình thường, nhưng nói thế nào cho dù chúng ta vẫn
được nghe nhiều bản báo cáo khoa học trình bày những khám phá mới về con
người. Trong khi đó, những chứng cớ về sự hoạt động còn đầy bí ẩn của các tế
bào não chưa thể xác minh trong hiện tại cho dù với hàng loạt những máy móc
hiện đại, những nhà bác học, những chuyên gia tâm thần, những bác sĩ giỏi
trên khắp hành tinh. Cái gọi là khối u màu trắng đã được tìm thấy trong não
của những tội phạm dạng W. Chao và cha của ca sĩ M. Gaye vẫn đang làm nhức
nhối lương tâm con người, và như thế chưa thể khẳng định chính danh tội ác
của họ hoặc coi như nó thuộc về tội của cái đầu họ?
Vì những mục đích thực
tiễn, những câu trả lời thường quy về "cũng được" hoặc "ít nhất là
tạm bằng lòng như thế v.v...". gần đây trong một số trường hợp của những
kẻ sát nhân tương tự, các giáo sư, các chuyên gia tâm thần còn tìm thấy
trong khối u trắng nằm ở vùng hoại não một số nguyên nhân bắt nguồn từ hậu
quả của thời gian dài bị tổn thương bởi chất ma túy hoặc rượu. Điều này gây
cho những nhà nghiên cứu, những chuyên gia tâm thần những khó khăn mới trong
việc xác định bệnh án cũng như luận tội, bởi không ai bắt buộc một người
khác uống ruợu hoặc dùng ma túy trừ trường hợp bản thân người đó thích. Và
khi sử dụng các loại độc hại kể trên thì con người khó mà kiểm soát hành vi
của mình trong tất cả mọi trường hợp cho dù chưa có hiện tượng khối màu
trắng xuất hiện.
Một lý do khác nữa, không
thể đổ tội hết cho sự hư hoại một phần não bộ là nguyên nhân gây ra hành
động bạo lực làm tổn hại bao người khác. Khả năng kiểm soát hành động của
một người có ý thức quân bình không thể dễ dàng thay đổi trạng thái, cái bất
thường vượt sang giới hạn khác hẳn, đến độ trở nên tính cách nguy hiểm bỗng
nhiên ưa thích bạo lực chỉ vì một sớm một chiều trong não xuất hiện khối u
trắng là điều khó thuyết phục.
Bất cứ người nào cảm thấy
yếu đuối, mất tự tin, ủy mị trước đám đông, đều thường sa vào khuynh hướng
tự ti, tự đau khổ, và khi bị kẻ khác làm tổn thương họ sẽ dễ dàng không kiểm
soát được lý trí, dẫn đến những việc làm thiếu suy nghĩ, hành động bạo lực
lúc bấy giờ đối với họ là một cứu cánh để tồn tại và trả thù, bằng cách làm
cho nhiều người khác phải rên la trước mắt họ. Không thể đơn thuần nghĩ rằng
tất cả đều xuất phát từ sự hư hoại một bộ phận nào đó của não mà không xử
tội giết người của chính kẻ đã cố tình gây ra thảm kịch cho nhiều người
khác.
Vậy mà như một phép lạ, P.
Gage không chết mà cũng không mất trí nhớ. Mười ba năm kể từ khi lành bệnh
ông sống hoàn toàn là một con người khác. Cho dù sự nhạy cảm và thông minh
không như xưa nhưng ông đã được biết đến như một người tử tế hay giúp đỡ mọi
người, lúc nào cũng hòa nhã, dịu dàng, ân cần với con người, chu toàn công
việc, không có gì khiến người khác lo ngại, bận tâm. Khác với trước đó ông
là một kẻ thô lỗ cộc cằn, vô kỷ luật, hay quấy rối. Sự thay đổi theo chiều
hướng tốt đẹp, sự tự tin và cởi mở của ông khiến bè bạn tương chủ quý trọng,
nhờ đó ông đã được thăng chức, được tăng lương v.v...
Những báo cáo của các nhà
khoa học, các giáo sư chuyên nghiên cứu về bộ não của con người qua hàng
trăm năm nay cho thấy khả năng kỳ diệu của bộ óc con người. Một trong những
khả năng đặc biệt cho phép nó có những thỏa hiệp với một số vật lạ xâm nhập,
để cùng tồn tại phát triển, hoặc làm lợi cho người đó hoặc hủy hoại phần nào
những nhân tố tích cực hiện trong bộ não đang hoạt động bình thường trước
đó. Những báo cáo nổi bật vào thập niên 60 về việc các nhà nghiên cứu dùng
một sợi dây tương tự như neron ở dạng sợi gân màu cực nhỏ thường xuyên cung
cấp máu và oxy cho não, họ đã dùng từ tính lẫn diện tính làm cuộc thí nghiệm
để tìm quan sát quy trình hoạt động của não, tìm hiểu những chức năng quan
trọng nào giúp hình thành và điều khiển những tín hiệu của não.
Một phụ nữ có phẩm chất
tương đối giống như P. Gage lúc chưa bị thương, đã tình nguyện làm người
tiên phong. Dòng điện được đưa vào một cách bình thường, não không có phản
ứng, nhưng khi các chuyên gia tăng tốc độ thì chẳng bao lâu người phụ nữ yêu
cầu được tăng áp lực máu, các bác sĩ làm theo lời bà, sau đó bà ta nói ngay
lúc này nếu muốn giữ bà cần phải có sức mạnh lớn hơn gấp năm lần so với sức
lực trong thân thể bà. Cuộc thử nghiệm chấm dứt, người phụ nữ nói rằng bà ta
cảm thấy có một sự giận dữ không nguyên cớ xuất hiện trong bà, chẳng ai quan
tâm điều bà nói. "Tôi thật sự không thoải mái", và bỗng nhiên bà nổi
cơn giận như vũ bão. Điện tính và từ tính gia tăng áp lực trong một số bộ
phận của não một người bình thường ngay lập tức trở thành người hiếu động,
sẵn sàng gây sự với bất cứ ai mà không cần có nguyên nhân.
Có lần các nhà khoa học
đưa dòng điện vào não của một con khỉ để làm thử nghiệm. Trước khi thử con
khỉ là loại hiền lành, nhưng sau quá trình thử nghiệm nó trở thành con khỉ
năng động thích phá phách, thích gây sự với những con khỉ khác.
Các nhà khoa học cho rằng
não hình thành theo một tổ hợp khép kín từng lớp mỏng. Lớp nằm sâu nhất
trong cùng là chủ thể, dùng để điều khiển chức năng thở, lớp kế tiếp là khu
vực dùng để điều khiển giấc ngủ, sự thưởng thức, ngon dở, lớp tiếp theo
thuộc về sex, rồi thì cách hành xử v.v... Để kiểm soát hành động và lập lại
thăng bằng ứng xử, não đã sử dụng tấm màng mỏng bao bọc phía bên ngoài lớp
này. Quan sát những tấm ảnh chụp bộ não đã được cắt ra làm hai, trên mặt cắt
chúng ta nhận ra có một dấu thật nhỏ nằm chính giữa, nơi được xem là trung
tâm điều khiển. Từ đó có thể hình dung một tấm bản đồ với muôn vàn những chi
tiết cụ thể được sắp xếp, tổ chức rất khoa học, rất hợp lý, chúng quyện vào
nhau, nằm từng lớp thoai thoải theo nhau, chẳng khác nào cấu trúc của một
máy tính điện tử được người ta liên tục thay đổi phần mềm. Các nhà bác học,
các nhà nghiên cứu hệ thần kinh cho biết: "Những máy tính điện tử tối tân
hiện đại nhất cũng không có khả năng siêu phàm như bộ não của con người.
Dùng từ tính và điện tính để làm những cuộc thí nghiệm, chúng ta nhận ra
hoạt động ý thức của của não thật tinh vi cùng với làn sóng âm thanh phát ra
thật nhỏ, là một tập hợp phức hợp khả năng nhận biết, não nhận và xử lý hàng
ngàn tin tức cũng một lúc với tốc độ 1/1.000 giây, thông báo cho chúng ta
biết nơi nào đang xảy ra chuyện gì. Những khám phá khoa học về bộ não giúp
chúng ta nhận ra các trạng thái biến đổi của ý thức, nhưng hoàn toàn không
giúp giải quyết những vấn đề thuộc về bên trong con người, giúp cho con
người đạt đến sự tự kiểm soát dòng ý thức của mình hầu đạt đến sự tự chủ bản
thân, điều khiển dòng ý thức của mình như phương đông đã làm".
Một vài nghiên cứu cho
rằng sự ẩn ức, mất quân bình về sex cũng có khả năng đẩy con người đi đến
hành xử bạo lực. Cũng những báo cáo khoa học cho thấy các bà mẹ dùng rượu
hoặc sử dụng ma túy trong lúc mang thai, những trận cãi vã thường xuyên của
cha mẹ, là tiến trình dẫn đến sự tiến triển các nhân tố bất ổn, trong thời
gian hình thành não bộ của đứa trẻ. Thống kê ở một đại học Mỹ khi khám
nghiệm cho khoảng 286 bệnh nhân, những người luôn bị tấn công bởi nhóm người
hung bạo, đã cho thấy 94% trong số họ vùng não bộ bị tổn thương trầm trọng,
số còn lại không nhớ được hành động tàn bạo, kết quả của những cuộc bắn giết
mà họ đã từng trải qua hoặc chứng kiến. Các nhà nghiên cứu chỉ ra những đặc
điểm giống nhau trong hành động của những người thần kinh bị thương tổn và
những kẻ thích thú khi sử dụng bạo lực với người khác. Từ những thu thập
trên chúng ta có thể nói rằng, sự tổn thương thần kinh vì bệnh hoạn hay bị
chấn thương dễ dẫn đến hành vi bạo lực, và vai trò của xã hội vì thế trở nên
phức tạp. Trung tâm thần kinh tại đại học Georgetown và một số các phân khoa
của Viện nghiên cứu thuộc đại học này gần đây đã có báo cáo về việc khám
nghiệm cho 31 người bị buộc tội giết người. Một người đàn ông đã giết một
lúc 6 người. Hai người khác dùng súng tàn sát đám đông. Một kẻ giết đứa con
vừa mới sinh, một người khác nữa giết một lượt ba người anh chị em của y...
Nghiên cứu kết quả cho thấy tất cả bọn họ đều trong tình trạng bất bình
thường, khả năng điều khiển ý thức não bộ đã bị hoại, không làm việc. Hơn
hai phần ba trong số họ còn có triệu chứng của những người mất hoàn toàn lý
trí và đang chìm đắm trong trạng thái điên cuồng. Một kết quả khác của E, E,
Gs năm 1940 cho biết có 64 tù nhân bị kết án về tội giết người đã ở trong
tình huống ngơ ngáo không biết vì sao họ đã hành động như vậy. Và hơn 70%
những tù nhân của E, E, Gs đã không thể trả lời câu hỏi động cơ nào khiến họ
trở thành kẻ sát nhân đáng ghê tởm.
Một chuyên gia khác về tâm
thần còn cho rằng hoại não là một trong những nguyên nhân gây ra hành động
bạo lực đã đành, nhưng một nguyên nhân khác cũng dẫn một con người bình
thường đi đến thói quen hành xử tàn bạo với người khác, đó là sự chứng kiến
thường xuyên hàng loạt những hành vi tàn bạo của người thân từ thời thơ ấu,
mà bản thân không có khả năng chống trả. Bị làm nhục, bị đối xử bất công, bị
ẩn ức đè nén lâu ngày cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến cách cư xử
thô bạo bằng hành động độc ác, tàn nhẫn với người khác khi có cơ hội.