Báo động nguy cơ ung thư phổi ở nhà kín cổng cao tường | ||
Theo nghiên cứu về khí ''rađôn trong nhà'' của Ban An toàn bức xạ và Hạt nhân, Bộ Khoa học công nghệ, nồng độ rađôn trong nhà cao gấp nhiều lần so với không khí ngoài trời. Loại khí này không màu, không mùi, rất khó phát hiện. Sống trong những căn nhà kín khiến cơ thể dễ bị nhiễm độc, nguy cơ ung thư phổi rất lớn... Rađôn là loại khí có tính phóng xạ tự nhiên, sinh ra từ phân rã phóng xạ của Uran - chất có ở hầu khắp mọi nơi trên trái đất. Rađôn thoát qua các vết rạn và lỗ trống rất nhỏ trong mặt đất rồi khuyếch tán vào không khí. Ở trong nhà, nồng độ rađôn cao hơn hàng ngàn lần ngoài trời do hiệu ứng ''bẫy rađôn''. Ông Đặng Thanh Lương, Ban An toàn bức xạ và hạt nhân, Bộ Khoa học công nghệ cho biết, những ngôi nhà có nồng độ rađôn cao đều do rađôn khuyếch tán khỏi mặt đất, toả ra không khí trong nhà. Nhà xây trên tấm sàn bê tông, các cửa ra vào, cửa sổ hay đóng kín sẽ có nồng độ khí rađôn rất lớn. Các phóng xạ phát ra từ tivi, máy tính, máy giặt... không được lưu toả, các tia sóng được khuyếch đại, độ độc hại tác động trực tiếp tới tế bào da, hệ thần kinh. Cũng theo ông Lương, ở nhà gỗ hoặc nhà được xây trên các cột được thông gió tốt sẽ không phải lo lắng về khí độc. Phương pháp tối ưu hạn chế rađôn là tăng cường thông gió cho không gian dưới nền nhà, tạo sự dịch chuyển không khí. Ngoài ra, nhà bê tông phải có nhiều cửa sổ thông gió thậm chí phải thông gió cưỡng bức (biện pháp cải tạo riêng biệt, phù hợp); không hút thuốc trong nhà. (Theo GĐ&XH) |