MỘT BƯỚC DÀI TRÊN CON ĐƯỜNG NGHIÊN CỨU BỆNH UNG THƯ
GS. NGUYỄN KHANG
(Theo báo - Khoa học và Đời sống Pháp)
Trước kia người ta đã biết là bệnh ung thư do một số gien đột biến gây nên. Hiện nay, các nhà khoa học phát hiện ra: Các gien này đã hợp tác với nhau để gây nên căn bệnh đáng sợ đó.
Một nhóm các nhà nghiên cứu ở Viện kỹ thuật Massachusetts (Cambridge - Mỹ) do GS Robert Weinberg lãnh đạo đã công bố trên báo Nature ngày 29/7/1999 kết quả tạo nên ung thư trên một tế bào bình thường.
Muốn cho tế bào trở thành ác tính, nó phải trải qua những sự đột biến về gien hết sức chính xác để thoát ra khỏi các cơ chế bình thường của phân chia tế bào. Sự đột biến này xảy ra trên những gien đặc biệt, gọi là gien gây ung thư vì chúng liên quan trực tiếp tới ung thư, phải có sự hợp tác của các tác nhân khác nhau gây ung thư. Tuy nhiên để gây ra ung thư, phải có sự hợp tác của các tác nhân khác nhau gây ung thư. Để phát hiện ra sự hợp tác này, nhóm nghiên cứu trên xuất phát từ 1 nhận xét: Khi xen lẫn loại gien H ngắn có tác dụng đẩy tế bào sinh sản không có giới hạn và loại gien T lớn có tác dụng chặn các tín hiệu làm tế bào ngừng tăng sinh, trên các tế bào lành của chuột nhắt thực nghiệm, các nhà khoa học đã gây nên hiện tượng ung thư hóa. Nhưng nếu nhắc lại thực nghiệm trên tế bào của người, kết quả trên không được nhắc lại. Giáo sư Moske Yainv ở Viện Pasteur Paris cho biết: ở tế bào bình thường của người trong môi trường cấy, gien téloméraza không xuất hiện mà gien này chỉ xuất hiện trong môi trường cấy tế bào chuột nhắt. Men téloméraza liên quan tới vấn đề lão hóa tế bào, đã có vai trò trong ung thư hóa.
Vấn đề còn lại đối với các nhà khoa học ở Viện Massachusetts là xen lẫn các men H, T và gien h TERT của men téloméraza trong tế bào người, trong trường hợp tế bào biểu mô (tìm thấy trong biểu bì) và nguyên bào sợi (tế bào có trong da) là gây nên ung thư. Điều đó chứng tỏ cần có sự cộng tác của 3 loại gien nói trên, có lẽ chúng đã tác dụng một cách nối tiếp (gien nọ sau gien kia).
Gần đây trên báo Khoa học và Đời sống xuất bản ở Pháp có công bố một số công trình khác của các nhà khoa học Trung Quốc và Pháp chứng minh có thể biến tế bào ung thư thành tế bào lành, bằng cách làm ngược lại thí nghiệm trên của trường ĐH Massachusetts.
Người ta hy vọng: con người đã nắm được tất cả các chìa khóa của bệnh ung thư, trong tương lai sẽ tìm ra được thuốc mới và cách chữa bệnh mới, trúng đích hơn và có hiệu quả hơn.