LAO - HIV: NHỮNG CÁI CHẾT ĐẾN NHANH
BS. ĐINH TRỌNG TOÀN
TT Lao và Bệnh phổi Phạm Ngọc Thạch - TPHCM
Từ xa xưa, ông cha ta đa xếp bệnh lao vào nhóm "Tứ chứng nan y" - 4
bệnh khó chữa. Từ khi tìm ra thuốc kháng lao vào thập niên 1950 giới y học đã hy
vọng có thể thanh toán bệnh lao. Nhưng chỉ sau chưa đến 40 năm, bệnh lao có xu
hướng bùng phát trở lại. Một trong những nguyên nhân đó là do sự xuất hiện của
đại dịch HIV/AIDS. Hiện nay trên thế giới có gần 2 tỷ người bị nhiễm lao, 10
triệu người mắc bệnh lao mới hàng năm và gần 1/3 trong số họ sẽ tử vong.
HIV/AIDS chỉ mới được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1981, đến nay đã lan
rộng toàn cầu. Thế giới hiện nay có trên 31 triệu người bị nhiễm HIV, có khoảng
18 triệu người bị AIDS, số trẻ em bị nhiễm HIV khoảng 10 triệu (châu Á có trên 5
triệu và khoảng 5 triệu trẻ mồ côi do bố mẹ chết vì bệnh AIDS ở Việt Nam, ca
nhiểm HIV đầu tiên được phát hiện vào năm 1990, đến nay đã lan rộng ra khắp cả
nước. Hiện cả nước đã có trên 17 ngàn người được xác định bị nhiễm HIV, chủ yếu
là những người trẻ, nam giới, còn trong độ tuổi khỏe mạnh cả về thể xác lẫn tinh
thần. 1/3 số họ đã chuyển sang giai đoạn AIDS và gần 1/3 số người này đã bị tử
vong. Nếu theo ước lượng của các nhà khoa học (theo kiểu phần nổi của tảng băng)
thì số người bị nhiễm HIV ở nước ta đã có khoảng trên 150 triệu người.
Bệnh Lao là do vi trùng lao gây ra (còn gọi là trực khuẩn lao - Mycobacterium
Tuberculosis hay là BK - Bacilli de Koch). Nguồn lây bệnh thường là những người
bị bệnh lao ở phổi chưa được điều trị hoặc điều trị không đúng, họ ho khạc đàm
thải vi trùng ra khoa hộcng khí, người xung quanh thở hít phải vi trùng lao gọi
là nhiễm lao. Vi trùng lao sống âm thầm trong cơ thể con người, chờ cơ hội thuận
lợi khi sức khỏe người đó yếu đi do ăn uống kém, làm việc quá sức, sinh hoạt vô
độ... là gây ra bệnh Lao. Vi trùng lao có sức đề kháng rất cao, có thể sống
trong cục đàm ở không khí ẩm thấp thiếu ánh sáng tới 6 tháng. Hàng năm, số người
bị chết do bệnh lao gây ra đứng đầu trong tất cả các bệnh truyền nhiễm khác cộng
lại như: sinh sấnt rét, sốt xuất huyết, thương hàn, tả, lî...
HIV (Human Immunnodificiency Virus) là tên viết tắt của một loại siêu vi
trùng (virus) khi xâm nhập vào cơ thể người nào đó thì ta gọi người đó nhiễm
HIV. Virus HIV gây ra tình trạng nhiễm trùng ở người bệnh từ 5 - 10 năm, cuối
cùng gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải - AIDS (viết tắt từ tiếng Anh
- acquire immuno deficiency syndrom) hoặc SIDA - (viết tắt từ tiếng Pháp
syndrome d'immunodepression acquise). Như vậy nói AIDS (hoặc nói SIDA) có nghĩa
là nói đến giai đoạn cuối cùng của quá trình nhiễm HIV. Nguồn lây HIV là do
những người đã bị nhiễm HIV, đường lây cơ bản là qua đường máu (ví dụ như dùng
kim bơm tiêm với người nhiễm HIV), qua đường tình dục (quan hệ tình dục với
người nhiễm HIV) và đường truyền mẹ - con (người mẹ bị nhiễm HIV có thai có thể
truyền bệnh cho con).
Khi đến giai đoạn cuối của nhiễm HIV/AIDS, người bệnh bị rất nhiều loại vi
trùng tấn công, họ bị sốt, ho kéo dài, sụt cân nhiều, tiêu chảy kéo dài khó
cầm... bị bệnh ở nhiều cơ quan cùng lúc như phổi, tiêu hóa, thần kinh, nhiễm
trùng huyết, viêm loét ngoài da trầm trọng... cuối cùng chắc chắn sẽ chết.
Những báo cáo khoa học tại Hội nghị HIV/AIDS toàn quốc tháng 12/1999 và Hội
nghị Lao/HIV toàn quốc tháng 1/2000 vừa qua cho thấy đa số những người nghiện
chích ma túy (NCMT) ở miền Bắc là đối tượng trẻ, mới nghiện, rất dễ bị lây nhiễm
HIV do sử dụng chung bơm kim tiêm, hơn nữa họ còn trẻ, đua đòi tiêu xài, uống
bia rượu nhiều, nhu cầu tình dục còn rất cao, vì thế họ cũng dễ có quan hệ tình
dục bừa bãi với gái mại dâm. Như vậy họ cũng có thể vừa truyền bệnh cho gái mại
dâm hoặc bị lây bệnh từ gái mại dâm, sau đó lại có thể truyền bệnh cho bạn gái
hoặc vợ của mình. Còn ở miền Trung và miền Nam hiện nay, nổi bật lên là số người
nhiễm HIV do quan hệ tình dục bừa bãi tăng nhanh, nạn nhân là những người lành,
nghiện ngập rượu bia, rất dễ quan hệ với gái mại dâm, nhất là ở miền tây, nơi đa
số các cô gái đã qua Campuchia hành nghề, gần nữa trong số đó đã bị nhiễm HIV.
Bệnh Lao/HIV là một từ để chỉ người bệnh mang cùng lúc trong cơ thể 2 mầm
bệnh là vi khuẩn lao và virus HIV. Hay nói cách khác là học vừa bị nhiễm HIV vừa
bị bệnh lao.
Họ gồm 5 người gặp nhau rất ngẫu nhiên tại Trung tâm Phạm Ngọc Thạch để chũa
bệnh lao. Trong số họ có một là nam học sinh phổ thông trung học mới 17 tuổi,
một cô gái 21 tuổi hiện đang làm nội trợ tại gia đình - cô trông như một cô bé
chỉ cao 1m52, nặng 30kg, một thợ ống nước 20 tuổi đang làm thuê kiếm tiền công
nhật, một chàng xích lô 42 tuổi độc thân lãng tử, một cụ già 62 tuổi làm ruộng ở
miền Tây.
Chỉ có một trong số họ là biết mình bị nhiễm HIV trước đó, còn lại 4 người
cùng tất cả thân nhân của họ đều sửng sốt và không thể tin rằng họ bị nhiễm HIV
sau khi bác sĩ điều trị tham vấn cho họ biết. Thật nghiệt ngã, cậu học sinh là
một học trò ngoan rất có uy tín với gia đình và bạn học, bị bạn bè rủ rê thử hút
chích hê-rô-in; anh thợ ống nước bỏ học từ lớp 4 tự do kiếm tiền muốn tìm cảm
giác mạnh qua ma túy và gái mại dâm, cô gái miền Tây bị dụ dỗ qua Campuchia bán
cà phê và trở về với thân hình xơ xác, chàng đạp xích lô tự do lang thang kiếm
tiền bao nhiêu đều chỉ để thỏa mãn cơn nghiền ma túy hành hạ, ông già làm ruộng
thì tự tin rằng: "Qua đã gần 60 tuổi rồi, có nhiễm SIDA thì cũng gần cả chục năm
sau qua mới chết" - do vậy, sau một vụ làm ăjn trúng mùa lên thành phố sắm đồ,
ông đã trốn vợ tìm cảm giác lạ qua hơi ấm và làn da tuổi trẻ của các cô gái mại
dâm kiếm ăn về đêm.
Dù đường lây khác nhau song điểm chung nhất ở họ là đều suy kiệt rất nặng,
sụt từ 5 - 20kg, sốt ho đàm kéo dài tư2 2 tuần - 2 tháng, bị tiêu chảy kéo dài
uống thuốc thông thường khó cầm, họ tự chữa lấy không khỏi mới đi khám bệnh
viện. Khi nhập viện, tình trạng sức khỏe của họ đều quá nặng, bị nhiều thứ bệnh
cùng lúc cũng như bị bệnh ở nhiều cơ quan trong cơ thể: lao phổi, lao màng não,
viêm phổi, nấm miệng, viêm gan... Việc chữa trị rất khó khăn, tốn kém, mà họ thì
rất nghèo. Sau hơn một tháng tích cực chữa bệnh, một trong số họ đã chết sau 10
ngày nằm viện, một hấp hối xin về, ba người còn lại được ra viện khi toàn trạng
khá hơn: hết sốt, hết tiêu chảy, ăn uống được, lên cân. Họ được chuyển về địa
phương nơi cư rtú để tiếp tục chữa lao như mọi người bệnh khác trong cộng đồng
theo chương trình chống lao quốc gia. Nhưng ai có thể đảm bảo chắc chắn rằng họ
uống thuốc đầy đủ và không tiếp tục gieo rắc mầm bệnh cho xã hội nữa.
Vâng, chỉ sau hơn 10 ngày ra viện, mẹ một bệnh nhân đến than phiền với các
bác sĩ rằng: Con bà do nghiện ma túy nặng, nay không tự kiếm tiền để thỏa mãn
cơn ghiền của mình, đã ăn trộm đồ đi bán lấy tiền để mua thuốc chích ngày 2 - 3
cữ, 30 ngàn đồng một ngày là một số tiền lớn đối với gia đình nghèo, gia đình đã
đi báo công an đến bắt và lập biên bản, xin cho bệnh nhân được đi cải tạo, nhưng
con bà chưa có tiền án tiền sự nên chưa đủ tiêu chuẩn và lại được tha về. Gia
đình lại đang tạm trú tại một chung cư mới xây dựng cho người nghèo thuộc diện
giải tỏa, sau khi lo đầy đủ những thủ tục cần thiết về hành chính thì sau nữa
tháng bệnh nhân mới được uống thuốc tiếp tục để điều trị lao. Còn bao nhiêu
trường hợp khác do mặc cảm tâm lý muốn giấu bệnh, do buồn chán về bệnh tật của
mình, do gia đình đã quá mệt mỏi với con em của mình mà không quan tâm nữa, để
mặc nguồn bệnh lây nhiễm tiềm ẩn ấy là một hiểm họa lớn cho cả cộng đồng.
Bệnh lao có thể chữa khỏi nếu người bệnh được chăm sóc y tế sớm và đúng
chuyên khoa, người bệnh nên đi khám bệnh sớm khi có triệu chứng ho kéo dài trên
3 tuần lễ, ăn uống kém bị sụt cân, sốt nhẹ về chiều kéo dài. Khi được chẩn đán
bị bệnh lao thì phải kiên trì uống thuốc đầy đủ, đều đặn, đúng liều, đủ thời
gian liên tục từ 8 - 9 tháng. Bệnh nhiễm HIV/AIDS có phòng tránh được nếu mọi
người tuân thủ đúng những nguyên tắc phòng tránh: không thử hút chích ma túy dù
chỉ một lần để rồi đi đến nghiện ngập, dùng bơm kim tiêm một lần rồi bỏ, tuân
thủ tốt các nguyên tắc an toàn truyền máu, tiêm chích. Chung thủy chế độ một vợ
một chồng, không quan hệ tình dục bừa bãi, dùng bao cao su khi quan hệ tình dục
với người khác, không nên sinh con nữa khi biết mình đã nhiễm HIV. Chỉ có sự
tích cực tự giác của chính bản thân mình thì mọi người mới tự có thể phòng tránh
hữu hiệu nhất, hơn nữa, công cuộc phòng tránh HIV cũng như các bệnh truyền nhiễm
khác luôn cần sự quan tâm tích cực của mọi người và của toàn xã hội. Mỗi người
chúng ta nên luôn nhớ trước ngưỡng cửa thiên niên kỷ mới, cho đến thời điểm này,
thpời điểm thế giới chưa có thuốc chữa khỏi bệnh nhiễm HIV/AIDS, bị nhiễm HIV là
đồng nghĩa với cái chết, bị nhiễm Lao/HIV thì càng nhanh đi đến cái chết.