BỆNH LỴ AMÍP
Lỵ Amíp là tình trạng nhiễm trùng ở ruột già do Entamoeba histolitica, bệnh
xảy ra khấp nơi trên thế giới với tỷ lệ 10%. Ở Việt Nam, tỷ lệ người lành mang
mầm bệnh có nơi lên đến 25%, tại thành phố Hồ Chí Minh tỷ lệ trung bình là 8%.
Lứa tuổi mắc bệnh nhiều nhất từ 20 đến 30, trẻ em dưới 5 tuổi ít mắc bệnh. Bệnh
lị Amíp dể hoành hành trong điều kiện sinh hoạt kém, ăn uống thiếu vệ sinh; vệ
sinh ngoại cảnh thấp: rác rến chung quanh nhà tạo điều kiện cho ruồi phát triển
và mang Amíp gieo rắc khắp nơi. Bệnh lây qua đường tiêu hóa, Amíp theo thức ăn,
nước uống vào miệng; khi đến ruột thì xâm nhập vào niêm mạc ruột, gây sang
thương là những vết loét nhỏ trong lòng ruột và biểu hiện bên ngoài bằng hội
chứng lỵ.
TRIỆU CHỨNG
Thể cấp tính:
Thường gặp là những hội chứng lỵ, bao gồm đau bụng, mót rặn và tiêu phân đàm
máu.
Đau bụng quặn từng cơn, đau dọc theo khung đại tràng trước khi đi tiêu.
Mót rặn: đau buốt hậu môn kèm cảm giác mắc đi cầu dữ dội.
Tiêu phân nhày máu, đôi khi xen kẻ với tiêu chảy, mỗi lần đi tiêu ít phân,
nhưng đi nhiều lần trong ngày.
Nếu ở thể nhẹ thì tổng trạng tốt, tiêu đàm máu vài lần mỗi ngày; thể trung
bình: bệnh nhân mệt, tiêu đàm máu khoảng 5-15 lần mỗi ngày; thể năng: bệnh nhân
suy kiệt, mất nước, rối loạn chất điện giải, bụng chướng, cảm giác mót rặn và
đau bụng nhiều, tiêu đàm máu 15 lần / ngày.
Thể bán cấp:
Bệnh nhân đau bụng ít, tiêu chảy phân lỏng ít nhày nhớt, ít khi có cảm giác
mót rặn, đôi khi có táo bón.
Thể mãn tính:
Sau giai cấp tính hay bán cấp, bệnh trở thành mãn tính với nhiều đợt bệnh
cách khoảng nhau. Lúc này chức năng đại tràng khômg còn nữa, triệu chứng bệnh
giống như viêm đại tràng mãn. Đau bụng lâm râm, liên tục và rối loạn tiêu hóa:
thường là tiêu chảy, no hơi, ăn không tiêu đối với một số thức ăn như: rau sống,
sữa. bệnh nhân suy nhược, biếng ăn, sụt cân.
ĐIỀU TRỊ
Tùy theo tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ ra y lệnh điều trị bằng một hay phối hợp
các loại thuốc sau:
Émétine, là thuốc diệt Amíp khá hữu hiệu. Nhưng có tác dụng phụ ngoài ý muốn:
thuốc có thể gây buồn nôn, nôn mữa, tiêu chảy, hạ huyết áp, đau vùng trước tim;
đôi khi có viêm dây thần kinh cảm giác, vận động; rối loạn nhịp tim.
Vì vậy khi dùng Émétine bệnh nhân cần được nhập viện để nghỉ ngơi, theo dõi
các tác dụng có hại để xử lý kịp thời.
- Dehydroemetin: ít độc và thải trừ nhanh hơn Emetin.
- Metronidazol và các thuốc cùng họ như: secnidazol, tidazol, ornidazol.