NHIỄM HIV/AIDS VÀ UNG
THƯ
BS.
TRẨN CHÁNH KHƯƠNG
Dịch HIV/AIDS ngày nay được xem
là một thảm họa mới của thế kỷ 20. tình trạng lây nhiễm HIV càng
mạnh mẻ, rộng khắp và đa dạng, nhất là ở các nước đang phát triển
châu Á, châu Phi... số người chết vì AIDS đã và đang ngày càng nhiều
có thể làm diệt vong nhiều gia đình, nhiều quốc gia trên thế giới.
Biến chứngbệnh cảnh sau cùng của người bệnh AIDS ngoài suy kiệt nặng
chủ yếu là nhiễm trùng cơ hội và hoặc bệnh ung thư.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có khoảng 25 bệnh nhiễm trùng cơ
hội (opportunistic infectious diseases) thường gặp ở người AIDS,
nhưng phổ biến hơn cả là lao phổi và ngoài phổi (hạch, màng não...),
nhiễm virút (Cytomegalovirus hay Pneumocystis carinii...), nhiễm nấm
(Cryptococcus neoformans, candida albicans...).
Cho
đến nay y học ghi nhận một số ung thư có thể gặp bây giờf chưa rõ
mối liên hệ nhân quả nhiễm HIV với ung thư. Một số ung thư được xem
là bệnh xác nhận giai đoạn AIDS của người nhiễm HIV (AIDS - defining
malignancies). Ba loại ung thư có liên quan với AIDS là: Sarcôm
Kaposi, Limphôm không Hodgkin và ung thư xâm lấn cổ tử cung.
Thực vậy theo y văn thế giới: người suy giảm miễn dịch mang tính di
truyền hay mắc phải thường dễ mắc ung thư hơn người bình thường,
thời gian ủ bệnh ngắn hơn, chủ yếu là các ung thư hệ hạch Limphôm.
Theo dõi trong một thời gian dài 16.000 bệnh nhân ghép thận và được
dùng thuốc loại ức chế miễn dịch: nguy cơ và Limphôm không Hodgkin
tăng 32 lần, ung thư gan và đường mật tăng 30 lần, ung thư cổ tử
cung và bọng đái tăng 5 lần.
Cô chế gây ung thư ở
người bị sauy giảm miễn dịch mắc phải do ghép cơ quan hay nhiễm HIV
được biết rõ hơn khoảng 10 năm gần đây. Chính sự suy giảm miễn dịch
đã làm gia tăng, làm sinh sản hỗn độn các tế bào Limphôm B ác tính
(B. Cells) gây rối loạn Limphôm.
Một số đặc điểm
của bệnh ung thư xác nhận giai đoạn AIDS.
1.
Sacrôm kaposi (Kaposi's Sarcoma)
Dạng ung thư
thành mạch rất hiếm, chỉ gặp ở vùng Trung Phi, Đông Âu và ở người
già.
Sacrôm kaposi gặp ở người AIDS trẻ tuổi, dưới
dạng tổn thương da màu đỏ hồng hay gồ thành cục ở lưng, ngực, đầu
cổ, chân.
Bệnh diễn tiến nặng, lan rộng các mạch
máu nội tạng làm chảy máu hay tắc mạch.
2.
Limphôm không Hidgkin (Non_Hodgkin's Lymphoma)
Là ung thư hệ thống mạch Limphô. Ở người AIDS, dạng thường gặp là
khối u não, gây nên tổn thương thần kinh (như mù, liệt chi, co
giật...) và làm biến đổi nhân cách (như kích động hoặc trầm cảm...).
bệnh diễn tiến nặng, tổn thương nhiều nơi, nhiều cơ quan, không đáp
ứng điều trị. Tử vong xảy đến trong khoảng 3-5 tháng.
3. Ung thư xâm lấn cổ tử cung (Cervix Carcinoma)
Gặp ở người phụ nữ trẻ bị AIDS, quan hệ tình dục với nhiều người.
Được phát hiện ở giai đoạn trễ, bệnh nặng, có xuất huyết âm đạo và
suy nhược trầm trọng.
Y học đã xác định mối tương
tác sinh ung thư của HIV và HPV (virút gây bướu gai ở người - Human
Papillo Virus)
Ở nước ta tính đến tháng 8/1998 đã
có khoảng 10.000 người nhiễm HIV/AIDS được xác định. Số người nhiễm
HIV gia tăng mạnh mẽ, đa dạng. Người bị AIDS tử vong ngày càng
nhiều.
Khảo sát hồi cứu trong 5 năm (1993-1997) tại
TT Ung Bướu TPHCM đã ghi nhận 29 trường hợp ung thư trên người nhiễm
HIV/AIDS.
1. Tỷ lệ người bệnh ung thư có
nhiễm HIV/AIDS là 1? . Độ tuổi trung bình 37, phái nam nhiều hơn
phái nữ (17/12 trường hợp).
2. Limphôm không
Hidgkin, ung thư cổ tử cung, ung thư vòm hầu là 3 dạng ung thư nhiều
hơn cả (55% các trường hợp). Chưa ghi nhận ca bệnh Sacrôm Kaposi
nào...
3. Bệnh nhân đa số đến từ Campuchia
(9/29) và các tỉnh dọc biên giới Campuchia-Việt Nam (Đồng Tháp, Tây
Ninh, An Giang...). đường lây turyền chính là quan hệ tình dục không
an toàn (68%), nghiện chích ma túy (32%). Việc lây lan "vợ chồng"
trong gia đình là một thực tế xã hội đáng quan tâm (9/29 trường
hợp).
4. Hầu hết người bị nhiễm HIV/AIDS đều
ở giai đoạn trễ, cơ thể suy kiệt nhiều, có thêm một số bệnh nhiễm
khuẩn cơ hội khác. Do đó việc điều trị chủ yếu là: chăm sóc nâng đỡ.
5. Tình trạng lây nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng xã hội đang gia
tăng, rộng khắp... có thể số người AIDS bị ung thư ngày càng nhiều.
Vấn đề chăm sóc tại gia (Home care) với sự trợ giúp của gia đình,
thân quyến, người hàng xóm là vấn đề y tế - xã hội cấp thiết bên
cạnh việc thông tin, giáo dục phòng chống lây nhiễm HIV.
6. Việc quản lý, chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS có nguồn gốc từ
Campuchia cần được ngành Y tế TPHCM thực sự quan tâm. Một chiến lược
hợp tác quốc tế tốt, một kế hoạch hành động cụ thể, thích hợp cần
được làm ngay nhằm giải quyết tình trạng quá tải các bệnh viện, TT
Chuyên khoa của TPHCM trong tương lai...