NGÀY THẾ GIỚI CHỐNG LAO: 24 THÁNG 3
BS. LÊ VĂN NHI
TT Lao & Bệnh phổi Phạm Ngọc Thạch
6. Một số vấn đề liên quan đến lao và phụ nữ (TIẾP THEO VÀ HẾT)
- Bệnh lao là một bệnh nhiễm trùng gây tử vong lớn nhất ở phụ nữ
- Trên 900
triệu phụ nữ bị nhiễm lao trên toàn cầu, một triệu phụ nữ sẽ chết vì lao và họ ở
trong lứa tuổi 15 - 44.
- Bệnh lao
giết hại phụ nữ trẻ rất nhiều.
- Bệnh lao là
nguyên nhân của 9% số phụ nữ chết trong lứa tuổi 15 - 44. (so với chiến tranh
chỉ có 4%, HIV có 3%).
- Phụ nữ ở
lứa tuổi sinh đẻ dễ mắc bệnh lao hơn so với đàn ông.
- Phụ nữ ở
lứa tuổi đó cũng dễ nhiễm HIV.
7. Tình hình lao ở Việt Nam
Việt Nam là
một trong 36 quốc gia thuộc khu vực Tây Thái Bình Dương có tình hình lao cao.
Khu vực này có 1.641 triệu dân trong đó Trung Quốc chiếm 75% dân số và Việt Nam
chiếm 5%. Nhưng so với tổng số bệnh nhân lao của khu vực thì Việt Nam chiếm đến
10%.
Tính trên
100.000 dân số thì Việt Nam có 111 bệnh nhân lao và đứng hàng thứ 10 trong khu
vực. Số bệnh nhân lao phổi mới BK (+) tại Việt Nam năm 1998 là rất cao, tỷ lệ
trên 100.000 dân là 70,1 BK (+), đứng hàng thứ 3 trong khu vực. Trong những năm
qua, hàng năm tại Việt Nam đã phát hiện gần 100.000 bệnh nhân lao đủ loại và
trên 90% đã được trị lành bệnh. Các chuyên gia về lao của thế giới đã đánh giá
Việt Nam là một trong những quốc gia có chương trình chống lao mạnh nhất thế
giới hiện nay và là quốc gia có mô hình chống lao rất tốt mà các nước trong khu
vực cần đến tham quan học tập. Chương trình chống lao được triển khai với 4
tuyến khác nhau: Tuyến trung ương có viện lao và bệnh phổi chịu trách nhiệm mọi
hoạt động trên toàn quốc. Tuyến tỉnh có trung tâm hoặc trạm hoặc bệnh viện lao
chịu trách nhiệm triển khai trong tỉnh. Tuyến quận huyện có tổ chống lao lồng
ghép tại trung tâm y tế quận huyện, và là đơn vị chủ yếu trong việc phát hiện và
điều trị bệnh lao. Tuyến xã, cán bộ phụ trách các bệnh xã hội là người phụ trách
công tác chống lao. Tính đến 30 tháng 6 năm 1999 chương trình chống lao và
chương trình hóa ngắn ngày đã được triển khai ở100% tỉnh, 99,8% quận huyện và
98% dân số.
7.1. Tình hình triển khai CTCL (30-6-1999) tại Việt Nam
Khu vực |
quận huyện |
phường xã |
Dân số |
A
B1 B2 |
100%
100% 99,5% |
98,8%
100% 99,3% |
99,2%
99,8% 99,8% |
7.2. Tỷ lệ phát hiện trên 100.000 dân, năm 1996-1998
Năm |
Khu vực |
Tổng số AFB (+) mới |
Tỷ lệ trên 100.000 |
Tổng số lao các thể |
Tỷ lệ trên 100.000 |
1996 |
Bắc
Trung
Nam Cả nước |
18034
8195
27618 53847 |
52
74
99 73 |
25876
10793
38042 74711 |
75
97
136 102 |
1997 |
Bắc
Trung
Nam Cả nước |
18925
8493
27564 54982 |
55
76
97 74 |
28245
11642
38051 77938 |
82
104
134 105 |
1998 |
Bắc
Trung
Nam Cả nước |
21264
8575
30247 60086 |
60
73
104 79 |
32471
12272
42736 87479 |
91
105
147 115 |
Việt Nam là
một quốc gia có tình hình lao còn nặng nề. Và là nước đầu tiên ở khu vực Á Châu
đã triển khai thành công chiến lược DOTS của TCYTTG, vận dụng vào điều kiện thực
tế của đất nước. CTCL đã được triển khai rộng khắp đất nước và cứ 10 người bệnh
lao được điều trị thì 9 người lành bệnh. Hằng năm, CTCL Việt Nam có tham gia vào
Ngày Thế giới chống lao bằng nhiều biện pháp nhằm vận động mọi người trong cộng
đồng, mọi đoàn thể cùng tham gia đẩy lùi bệnh lao. Bệnh này sẽ không được chiến
thắng nếu không có sự cam kết lâu dài của chính quyền, đoàn thể, ban ngành cùng
tham chiến.
Bệnh lao là
một khẩn cấp toàn cầu và nó sẽ không tự biến mất nếu không có các biện pháp can
thiệp hữu hiệu.