PHÒNG CHỐNG SỐT XUÂT HUYẾT - CÔNG VIỆC KHÔNG CHỈ LÀ CỦA RIÊNG NGÀNH Y TẾ
BS. NGUYỄN ĐỨC DŨNG
LTS: Tình hình diễn biến bệnh sốt xuất huyết năm nay rất phức tạp. Dịch sốt xuất
huyết tại tỉnh Bến Tre đã cướp đi hàng chục sinh mạng. Vấn đề này phóng viên
SK&ĐS đã gặp gỡ, trao đổi với đồng chí Trần Công Ngữ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến
Tre - Trưởng Ban phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết.
- Phóng viên:
Thưa đồng chí! Qua trận dịch sốt xuất huyết (SXH) lớmn nhất trong 15 năm qua,
gây ảnh hưởng đến kinh tế xã hội. Với tư cách là Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống
SXH của tỉnh xin đồng chí cho biết nhận định của mình về tình hình SXH năm nay.
- Đồng chí Trần Công Ngữ: Mọi năm SXH chỉ xảy ra ở một vài địa phương, còn
năm 1998 SXH đã phát sinh hầu hết ở các nơi trong toàn tỉnh. Trong 6 tháng đầu
năm 1998 có số lần mắc gấp bốn lần so với cùng kỳ sáu tháng đầu năm 1997. Thời
kỳ cao điểm, chỉ tính riêng 5 tuần lễ liên tục cho thấy: Ở tuần lễ thứ 27 (từ
ngày 23/6 đến ngày 26/8/1998) trong 7 ngày tới có 672 ca SXH trong đó tử vong 2
ca, nâng tổng số mắc bệnh trên toàn tỉnh là 4.201 ca trong đó có 9 ca tử vong.
Tuần thứ 28 có thêm 716 ca (tử vong tới 7 ca), không dừng lại ở tuần lễ thứ 29
có thêm 922 ca và mặc dù toàn tỉnh đã huy động tối đa mọi nguồn lực tập trung
mọi ưu tiên cho chống dịch SXH nhưng vẫn gia tăng. Tuần lễ thứ 30 có thêm 1.654
ca cho tới tuần thứ 31 có thêm 2.159 ca SXH. Tính đến 20/9/1998 toàn tỉnh đã có
18.890 ca. Trong đó tử vong 34 ca, trong số này có 4.949 ca phải điều trị tại
bệnh viện tỉnh (29 ca tử vong).
Điểm lại 15 năm qua thì năm 1993 toàn tỉnh có 4.068 ca SXH. Trong đó có 118 ca
tử vong và năm 1995 được xem như là năm cao nhất cũng chỉ có 7.738 ca (tử vong
30 ca). Còn năm 1998 này tuy chưa tổng kết nhưng cho thấy SXH đã gây thiệt hại
cho nhiều gia đình cũng như toàn xã hội. Trong đó có những gia đình bị SXH cướp
mất 2 đứa con...
- Phóng viên: Theo đồng chí thi do đâu mà dịch SXH năm 1998 lại bùng phát
rộng khắp đến như vậy?
- Đồng chí Trần Công Ngữ: Theo các nhà chuyên môn cho biết, ảnh hưởng của
hiện tượng El-ni-no đã ít nhiều tác động đến chúng ta, nói như thuyết cổ truyền
y học dân tộc thì năm 1998 có sự thay đổi
vận khí
sẽ dẫn đến dịch bệnh, như vậy SXH năm 1998 vượt khỏi
tầm kiểm soát của y tế,
điều ta thấy rõ là không chỉ riêng Bến Tre mà dịch đã xảy ra ở nhiều tỉnh
trong cả nước, trong đó có hầu hết các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, một vài
tỉnh nghiêm trọng hơn Bến Tre.
- Phóng viên: Đồng chí có nhận xét gì về công tác phòng chống và điều trị
dịch bệnh vừa qua?
- Đồng chí Trần Công Ngữ: Ngay từ đầu năm, lãnh đạo tỉnh đã nhắc nhở ngành Y
tế cần chú ý theo dõi bệnh SXH. Tiếp theo sau đó Trung tâm Y tế Dự phòng đã kiểm
tra kiện toàn thêm mạng lưới phòng và chống dịch từ tỉnh đến huyện, xã, bổ sung
cơ số thuốc, chỉ đạo giám sát chặt chẽ diễn biến dịch của bệnh SXH, chú trọng
các ổ dịch cũ và kiểm tra hệ thống báo dịch.
- Khi SXH có dấu hiệu phát triển thành dịch, lập tức toàn ngành Y tế đã triển
khai phương án bao vây khống chế, bằng mọi kinh nghiệm và tiềm năng có được,
nhưng do yếu tố thời tiết cùng với virus gây SXH năm 1998 thuộc type II là chủng
có khả năng gây bệnh mạnh và chuyển độ nhanh, diễn biến phức tạp, do đó dịch
bệnh cứ phát triển ồ ạt như trên đã nói.
Xét thấy dịch diễn biến nghiêm trọng, ngày 25/6/1998 UBND tỉnh ra chỉ thị số 13
CT/UB về việc tăng cường phòng chống SXH. Nhay sau đó, nhiều cơ quan Ban ngành
đã có công văn chỉ đạo cụ thể theo ngành dọc. Ngày 2/7/1998 Ban dân vận tỉnh Ủy
đã cùng các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội hội thảo về phòng chống dịch bệnh
SXH. Ngày hôm sau, 3/7 Trung tâm Y tế Dự phòng đã thành lập đội chống dịch đặc
biệt gồm 25 người là những thầy thuốc có năng lực, bổ sung vào đội chống dịch đã
có, trực tiếp đến các vùng trọng điểm, hay động cao nhất nhân lực, hóa chất,
phương tiện, kinh phí cho chống dịch.
Trung tâm Y tế Dự phòng, Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu, Bệnh viện ở các tuyến điều
động tối đa nhân lực cho việc cứu chữa SXH gồm những thầy thuốc có kinh nghiệm ở
các đơn vị trực thuộc Sở Y tế như trường Trung học Y tế, Hội Y học dân tộc...
- Quan hệ chặt chẽ với các cơ quan Bộ như cục quân y, Bộ quốc phòng, Vụ y học
dân tộc, đặc biệt Viện Pasteur đã kịp thời cung cấp nhiều cơ số thuốc, hóa chất,
phương tiện cho chống dịch...
- Phóng viên: Để chủ động phòng chống SXH từ nay về sau, tỉnh ta cần phải
tiếp tục làm những công việc gì?
- Đồng chí Trần Công Ngữ: Qua vụ dịch năm nay có một số việc cần được quan
tâm hàng đầu, cụ thể là:
1. Đầu tư bồi dưỡng, hoàn thiện lực lượng thầy thuốc dự phòng có kỹ năng,
năng lực đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ, đi đôi phải trang bị những phương tiện
cần thiết.
2. Chú trọng việc giáo dục sức khỏe cho cộng đồng, nhận thức đúng đắn việc
phòng chống SXH, không phải là của riêng ngành Y tế mà là công việc của mỗi
người mỗi nhà, nghĩa là phòng SXH không phải cú phung thuốc diệt muỗi cho nhiều,
mà muốn đạt hiệu quả thì mọi nhà, mọi người phải biết giữ sạch môi trường, loại
bỏ nơi trú ẩn, sinh sản của muỗi, hết sức chú ý đến biện pháp diệt muỗi dân
gian.
Muốn làm được việc này, qua vụ dịch càng cho thấy không thể thiếu vai trò chủ
đạo của đội ngũ nhân viên sức khỏe cộng đồng (NVSKCĐ) và cộng tác viên của
Chương trình y tế. Cần sớm có kế hoạch huấn luyện kỹ năng y học dự phòng và giáo
dục sức khỏe, biết kết hợp các phương pháp cổ truyền dân tộc cho lực lượng này.
3. Sẵn đây cũng kưu ý đến cấp Ủy, Ủy ban một vài địa phương chưa thực hiện
kịp thời, đầy đủ chỉ thị 10 CT/UB cần sớm rút kinh nghiệm.
4. Về lâu dài các thầy thuốc nên đầu tư trí tuệ, tổ chức nghiên cứu đề tài
khoa học tìm giải pháp diệt muỗi và lăng quăng bằng các biện pháp dân gian đem
lại kết quả hoặc một phát hiện mới có giá trị thiết thực, không dòi hỏi cao
siêu, phù hợp với điều kiện thực tế, trong tầm tay khả thi.
- Phóng viên: Xin cám ơn đồng chí!