BẠN BIẾT GÌ VỀ BỆNH VIÊM GAN SIÊU VI VÀ INTERFERON?
BS. DƯƠNG MINH HOÀNG
Mãi đến ngày hôm nay vẫn còn nhiều người chưa rõ về bệnh viêm gan siêu vi,
mỗi khi thử máu dương tính, họ đinh ninh đã mắc căn bệnh khó chữa thế nào cũng
đến xơ gan rồi chết mà thật ra không phải vậy. Bài này nhằm giúp hiểu rõ căn
bệnh trên một cách đầy đủ nhằm có thái độ đúng mức hơn.
1. Viêm gan siêu vi có mấy loại và nguy hiểm ra sao?
Có 5 loại bệnh viêm gan siêu vi được đánh bằng chữ: A, B, C, D, E. Còn một số
khác chưa định rõ có thể gây viêm gan sau truyền máu, viêm gan mãn và xơ gan.
Hai loại viêm gan típ A, E thường tự khỏi sau thể cấp, không gây ra viêm gan mãn
hay xơ gan về sau này.
Trái lại, viêm gan B, C hay D có thể dẫn đến xơ gan, suy gan và ung thư gan.
Khả năng gây tử vong của nhóm này cần thiết phải tìm ra phương thức trị liệu hữu
hiệu. Trong số nhiều thuốc thử nghiệm duy chỉ có thuốc Interferon khảo cứu rộng
rãi ở nhiều nước trên thế giới, chứng tỏ hiệu quả phần nào trên diễn tiến bệnh
viêm gan siêu vi mạn tính.
2. Diễn tiến bình thường của bệnh viêm gan siêu vi B?
Viêm gan siêu vi B phổ biến trên khắp thế giới với khoảng 300 triệu người mắc
bệnh, 2 triệu người chết hàng năm. Tần suất cao ở Trung Phi và Nam Mỹ, Âu Châu:
các nước cạnh biển Địa Trung Hải như Italia, Hy Lạp, Ai Cập. Nhưng các nước Bắc
Âu tần suất bệnh này rất thấp 0,1-0,3%.
Tổng quát là vào khoảng 5-10% diễn tiến dẫn đến viêm gan mạn, 50% những người
này chết vì xơ gan, ung thư gan. Ở nước ta, tần suất nhiễm siêu vi B lên khá cao
từ 10-15% tùy theo quần thể, nghề nghiệp.
Viêm gan siêu vi B gây ra bởi siêu vi B, một virus DNA có vỏ, một khi tấn
công tế bào gan, gây hủy hoại và viêm. Nhiễm trùng có thể cấp hay mạn đi từ
nhiễm trùng không triệu chứng tự khỏi đến bệnh rất nặng: thể tối cấp rất hiếm,
có kết cục tử vong.
Viêm gan siêu vi B cấp có HBsAg(+), men gan tăng cao 3-4 lần bình thường
nhưng tự khỏi trong 90-95% bệnh nhân, có sự biến mất HBsAg và tế bào gan lành
lại sau 4-6 tuần lễ mắc bệnh. Khoảng 5-10% viêm gan B lại diễn tiến thành thể
mạn tính có HBsAg(+) lâu dài trong máu, một số ít diễn tiến viêm gan mạn có xét
nghiệm máu HBsAg(+), HBc(+): khó làm ở nước ta, men gan SGOT, SGPT tăng nhẹ,
HBeAg(+).
Trái lại những người chỉ có một xét HBsAg(+) lâu dài, có men gan SGOT, SGPT
bình thường dưới 50UI, hoàn toàn không triệu chứng gọi là người lành mang mầm
bệnh, không cần phải trị nhưng cần phải tiêm ngừa cho những người thân sống
chung trong gia đình .
3. Bệnh nhân nào nghi ngờ viêm gan siêu vi B cần thử máu những gì, ý nghĩa
ra sao?
Đầu tiên HBsAg(+) chứng tỏ nhiễm siêu vi B chứ không phải mắc bệnh. Nồng độ
cao hay thấp không chứng tỏ bệnh nặng hay nhẹ. Viêm gan tối cấp, đa số tử vong
có nồng độ HBsAg rất thấp chứng tỏ cơ chế bệnh là gia tăng đáp ứng miễn dịch với
siêu vi B.
Bạn nên thử thêm HBeAg, nếu dương tính chứng tỏ bệnh lây lan, khả năng viêm
gan mạn.
Rất tiếc, HBcAg còn gọi là HBV-DNA, không thử được ở VN vì phức tạp nhưng rất
quan trọng vì xác nhận viêm gan mạn, cần sinh thiết gan mới làm được.
Bạn thử các kháng thể viêm gan như là AntiHBc(+) là tốt: cơ thể có kháng thể.
AntiHBc(+) là chứng tỏ bệnh viêm gan cũ, bị viêm gan mạn khi thuộc loại IgG.
AntiHBe(+)là bệnh viêm gan có khả năng không lây lan.
Cuối cùng là các men gan như SGOT, SGPT chứng tỏ thương tổn tế bào gan. Viêm
gan cấp các men này gia tăng gấp 2-4 lần mức bình thường nhưng viêm gan mạn lại
tăng ít hơn, đôi khi bình thường.
Diễn tiến sơ lược các bệnh nhân nhiễm siêu vi B:
Nhiễm siêu vi B hàng năm
4. Lây lan bệnh viêm gan siêu vi B
Qua 3 đường chủ yếu như bệnh AIDS là tình dục, máu và mẹ sang con. Nhưng bệnh
viêm gan siêu vi B có thuốc chữa và thuốc ngừa khác hẳn với bệnh AIDS nên bạn
thử máu có HBsAg+ đừng có hoang mang. Ắn uống vẫn bình thường, bệnh không lây
lan qua tiếp xúc thông thường nhưng cần chích ngừa cho những người thân.
5. Thế nào là viêm gan mạn cần phải điều trị?
Người viêm gan mạn là người có tiền sử viêm gan nhiều tháng, nhiều năm trước
đây có những dấu hiệu gợi ý như đau hạ sườn phải, mệt mỏi, ăn khó tiêu nhất là
các chất mỡ. Thử máu có HBsAg + , HBeAg+ , AntiHBc+ và men gan hay SGOT SGPT
tăng trên 50UI/ml. Tùy theo tình trạng tài chánh, BS có thể cho dùng các thuốc
không chuyên biệt, giảm thiểu tổn thương tế bào gan như Nissel, Fortec, Legalon,
hoặc thuốc thật đắt tiền như Interferon.
6. Người có HBsAg(+) đơn thuần, không triệu chứng gì cần điều trị không?
Tại sao không điều trị?
Những người chỉ có HBsAg(+ ) thường là tình cờ phát hiện sau khi thử máu, coi
cần phải chích ngừa không? Những người này không thể chích ngừa vì vô ích, không
tác dụng, phí tiền. Những người này hoàn toàn khỏe mạnh, không có gì là người
bệnh nếu không thử máu gọi là người lành mang mầm bệnh . Bạn vẫn có thể sống
bình thường với siêu vi B đến suốt đời không sao cả. Có điều thỉnh thoảng nên
thử men gan xem có viêm gan mạn mới cần điều trị. Siêu vi B sẽ ra khỏi cơ thể
bạn một ngày nào đó khi bạn có sức đề kháng tốt. Bạn không cần phải ăn kiêng vì
gan bạn không thương tổn, có điều nên chích ngừa cho những người thân tránh
nhiễm thêm. Bạn không cần phải điều trị với bất cứ thuốc gì vì đến nay y học vẫn
chưa khám phá ra thuốc nào diệt được siêu vi B thật sự ngay cả Interferon. Người
ta đã thấy Interferon trị tốt viêm gan mạn đến 40-50% nhưng người lành mang mầm
bệnh thuốc lại ít tác dụng. Bạn không bao giờ uống Liv 52, Legalon, Carsil nghĩ
là thuốc ấy làm âm tính được mầm bệnh. Chỉ phí tiền và uống 5,6 tháng cũng không
thay đổi gì tình trạng bạn được.
7. Interferon là gì?
Năm 1930 , người ta thấy các sinh vật nhiễm siêu vi đề kháng với một tình
trạng cùng nhiễm bệnh với siêu vi thứ 2: hiện tượng này gọi là giao thoa siêu
vi. Đến năm 1957, Isaacs và Lindermann chứng tỏ hiện tượng đó là do một chất hòa
tan mà họ gọi là Interferon, có khả năng giúp sinh vật chống lại siêu vi.
9. Kỹ thuật bào chế ra Interferon phức tạp ra sao?
Hãng Roche đã sản xuất được Interferon bằng công nghệ di truyền từ năm 1984
và tung ra thị trường từ năm 1986 dưới tên Roferon A. Để có thuốc tinh khiết,
biết bao nhà vi khuẩn học, sinh học phân tử, hóa protein, kỹ thuật gia lên men,
các kỹ sư chế biến... phải qua 4 công đoạn chính với mỗi công đoạn vô cùng phức
tạp: lấy ra gene sản xuất interferon ở tế bào người, gắn gen ấy vào vi khuẩn vô
hại là Escherichia coli, quá trình ủ men để sản xuất tối đa, phân lập, tinh
khiết, tìm ra công thức của Interferon.
10. Cơ chế hoạt động chống siêu vi của Interferon?
Interferon gắn chặt vào những thụ thể các tế bào chuyên biệt, kích hoạt tổng
hợp một số protein. Trong đó men oligoadenylate synthetase kích hoạt men
endoribonuclease phá hủy RNA của siêu vi và làm men mRNA không bền, khiến sinh
sản của siêu vi ngừng lại. Interferon còn kích hoạt proteine kinase tăng gấp 10
lần, ức chế tổng hợp protein như thế các siêu vi mới không thành lập được.
Interferon còn kích hoạt các đại thực bào, gia tăng hoạt tính các tế bào diệt,
gia tăng sinh sản lymphô bào B và tổng hợp kháng thể IgG.
11. Giá thành của Roferon A ra sao?
Do kỹ thuật bào chế phức tạp nên giá thành của một lọ 4,5M khá mắc, trên nửa
triệu đồng. Mỗi tuần phải tiêm 3 lọ như thế, một đợt điều trị viêm gan mãn từ
4-6 tháng tốn từ 30-50 triệu đồng. Một số tiền đúng là khó có bệnh nhân nào kham
nổi lâu dài.
12. Điều trị viêm gan siêu vi B mạn tính bằng Interferon
Viêm gan mạn tính: chỉ định dùng Interferon trước khi có dấu hiệu xơ gan, ung
thư gan. Diệt trừ mầm bệnh siêu vi B chỉ có được trong một số nhỏ bệnh nhân. Sự
biến mất HBcAg và HBeAg coi như có đáp ứng vì kèm theo giảm thương tổn hủy hoại
viêm tế bào gan và giảm lây nhiễm. Sự tồn tại HBc Ag nhưng sự biến mất HBsAg và
HBeAg không có nghĩa là bệnh còn tiến triển.
Interferon alpha hay Roferon A chứng tỏ ức chế sinh sản siêu vi B và điều trị
lâu dài có thể làm thuyên giảm bệnh, mặc dù cơ chế hoạt động thật sự của
Interferon còn chưa hiểu rõ tường tận. Điều không may cho chúng ta, việc điều
trị Interferon có hiệu quả không đầy một nửa số ca viêm gan mạn 40%, tương đối
đắt tiền không phải ai cũng kham nổi, phải tiêm không uống được và không phải
không có tác dụng phụ. Liều lượng dùng còn chưa định rõ, do BS điều trị quyết
định từ 5-10MU, 3 lần tiêm mỗi tuần và phải tiêm từ 4-6 tháng, có theo dõi sát.
Roferon A không nên dùng cho những người lành mang mầm bệnh hay chỉ có HBsAg+
vì Interferon đã chứng tỏ kém hiệu quả riêng trên mầm bệnh siêu vi B.
Nhiều tác dụng phụ của Interferon ghi nhận như hội chứng cảm cúm đôi khi sốt
rất cao, rét run, nhức đầu tay chân, ăn không ngon, giảm cân, khó ngủ, kích
thích, lo lắng, tóc rụng, giảm tiểu cầu. Bệnh nhân tuyệt đối không nên tự mua
dùng thuốc, phải có BS chuyên khoa theo dõi chức năng gan, tế bào máu các kháng
nguyên siêu vi B. Lưu ý là hai đến bốn tháng đầu điều trị các men gan có thể
tăng nhưng sau đó giảm dần.
13. Chống chỉ định dùng Roferon
Dị ứng thuốc Interferon, bệnh tự miễn, suy tim, gan, thận nặng, cường hay suy
tuyến giáp, bệnh động kinh, tâm thần.
õ. Viêm gan siêu vi C ra sao?
Là viêm gan chủ yếu lây bằng truyền máu đến 90% . Có khoảng 1/2 là bị viêm
gan mạn diễn tiến đến xơ gan, ung thư gan. Interferon chứng tỏ có tác dụng nhưng
ít hơn với siêu vi B khoảng 20-30% hiệu quả.
Để kết luận, Interferon là thuốc mới chứng tỏ có hiệu quả trị viêm gan mạn do
siêu vi B, C là hai loại nặng nhất. Nhưng hiệu quả chưa được mong muốn, không
hoàn toàn dưới 50%. Giá thành cho một đợt điều trị từ 4-6 tháng tốn vài chục
triệu đồng. Interferon không có chỉ định cho người lành mang mầm bệnh, hiệu quả
thấp, phí tiền. Thuốc còn nhiều tác dụng phụ, đôi khi khá nguy hiểm nên cần điều
trị trong BV có sự theo dõi sát của các BS chuyên khoa.