ĐIỆN CHẨN ĐOÁN
ĐIỆN CƠ ĐỒ (EMG)
EMG là từ viết tắt của Electromyogram, dùng đễ ghi lại hoạt động điện trong cơ. Điện cơ đồ thực hiện trong 30-60 phút tuỳ số lượng được ghi.
LÝ DO THỰC HIỆN
Điện cơ đồ giúp phát hiện ra những bệnh lý cơ, ví dụ như bệnh loạn dưỡng cơ hay những bệnh lý mà thần kinh đến cơ bị tổn thương hại như bệnh lý thần kinh hay bệnh lý rễ thần kinh. Trong trường hợp thần kinh bị chấn thương, điện cơ đồ có thể định vị được vị trí bị tổn thương.
CÁCH THỰC HIỆN
Người ta có thể đo được hoạt động điện của cơ trong lúc cơ co hoặc cơ nghỉ. Để phát hiện các xung điện, người ta dùng điện cực hình đĩa nhỏ đặt trên bề mặt da phía trên cơ. Ngoài ra có thể dùng các kim điện cực để luồn vào trong cơ. Xung điện được biểu thị trền màn hình của máy và được ghilại trên phim. Người ta dựa vào cá mẫu thay đổi sóng điện để chẩn đoán bệnh lý của cơ hoặc thần kinh.
ĐIỆN NÃO ĐỒ (EEG)
EEG là từ viết tắt của Electroencephalogram. Điện não đồ ghi lại các xung điện nhỏ từ những hoạt động của não. Kỹ thuật ghi điện não đồ được ứng dụng trong y khoa từ năm 1928, mặc dù từ thế kỷ 19, điện não đồ đã được ghi nhận trên động vật.
Điệnnão đồ được dùng để ghi lại các hoạt động tình trạng thần kinh của bệnh nhân tỉnh táo, khi ngủ và khi thức giấc. Bằng cách phát hiện những hoạt động của sóng não, điện não đồ giúp chẩn đoán các tình trạng như động kinh, viêm não, mất trí, u não.
Điện não đồ còn được sử dụng để theo dõi bệnh nhân trong lúc phẫu thuật và đánh giá độ gây mê, được dùng để phát hiện sự chết não (nhưng EEG không phải là thử nghiệm để chẩn đoán xác định trường hợp này).
ĐIỆN TÂM ĐỒ (ECG)
ECGlà chữ viết tắt của Electrocardiogram, một bản ghi lại những xung điện có được do sự co cơ tim. Những sóng điện này gọi là sóng P, Q, R, S,T.
Điện tâm đồ rất hữu ích trong việc chẩn đoán một số bệnh tim như bệnh động mạch vành, bệnh viêm màng ngoài tim, bệnh cơ tim, chứng loạn nhịp tim.
CỘNG HƯỞNG TỪ (MRI)
Là một kỹ thuật chẩn đoán, cung cấp các hình ảnh lát cắt hoặc 3 chiều của các cơ quan trong cơ thể mà không dùng đến tia X hoặc các tia phóng xạ khác.
NGUYÊN LÝ HOẠT DỘNG
Bệnh nhân được đặt trong một khối nam châm hình trụ rỗng. Bình thường nhân của các nguyên tử hydrogen (còn gọi là proton) của cơ thể chỉ theo mọi hướng. Khi đặt trong một trường điện từ mạnh, các proton sẽ xếp thành các hàng song song theo cùng nột hướng nhất định. Hướng này sẽ được đẩy lệch đi trong vài phần ngàn giây dưới tác dụng của một xung động dóng điện từ mạnh, khi trở lại hướng cũ, các hàng proton sẽ phát ra một tín hiệu sóng điện từ. Bộ phận dò tìm của máy sẽ tiếp nhận các tín hiệu này và chuyển sang máy điện toán để phân tích. Dựa theo sự khác biệt về tín hiệu phát ra từ các loại mô khác nhau, máytạo ra các hình ảnh cắt lớp hoặc ba chiều của các cơ quan trong cơ thể. Mô mỡ chứa nhiều nguyên tử Hydro sẽ có màu tối, mô xương chứa ít hydro nên có màu sáng hơn.
Các hình ảnh chụp theo phương pháp cộng hưởng từ có độ phân giải tốt hơn hình ảnh Xquang cắt lớp, do đó rất có giá trị trong chẩn đoán các tổn thương của não bộ, tuỷ sống, mắt, tim mạch, khớp và mô mềm.
Quy trình chụp ảnh cộng hưởng từ chỉ tốn khoảng nửa tiếng. Có thể chụp nhiều lần liên tiếp mà không sợ nguy hại cho bệnh nhân vì kỹ thuật này không sử dụng tia phóng xạ. Tuy nhiên ở những người có mang máy tạo nhịp tim hoặc máy trợ thính, cần phải khai báo với bác sĩ trước khi chụp, để đề phòng các thiết bị này bị trục trặc trong khi chụp ảnh. Kỹ thuật này có một nhược điểm duy nhất là quá tốn kém cho bệnh nhân.