Sóng siêu âm làm “chổi” như thế nào?
Sóng âm sẽ "chải" tỉ mỉ từng ngóc ngách của sản phẩm. |
Theo đà phát triển của kỹ thuật, việc tẩy rửa các chi tiết chính xác nhỏ bé ngày càng quan trọng. Bằng sức người thì vừa tốn thời gian, vừa tốn sức, lại không thể sạch hoàn toàn, nhất là đối với những chi tiết phức tạp, nhiều lỗ, rãnh... Nhưng nhờ sóng siêu âm, mọi chuyện trở nên dễ dàng.
Chỉ cần nhúng những chi tiết cần phải làm sạch vào bể chứa dung dịch rửa (như nước xà phòng, xăng…) sau đó đưa sóng siêu âm vào dung dịch rửa, chỉ trong chốc lát các chi tiết đã sạch sẽ.
Vì sao sóng siêu âm làm được việc đó?
Vốn là dưới tác dụng của sóng siêu âm, dung dịch rửa lúc thì bị ép lại đặc hơn, lúc thì bị dãn ra loãng hơn. Do dung dịch chịu không nổi lực kéo nên khi bị kéo ra loãng hơn đã tạo thành những chỗ trống, sinh ra rất nhiều bọt không khí nhỏ. Những bọt này trong chớp mắt sẽ vỡ tan ra. Quá trình vỡ bọt sinh ra những luồng sóng xung kích nhỏ rất mạnh, được gọi là “hiện tượng tạo chân không”.
Do tần số của sóng siêu âm rất cao, những bọt không khí nhỏ luân phiên xuất hiện, mất đi vô cùng nhanh chóng. Sóng xung kích mà chúng sản ra giống như muôn nghìn chiếc “chổi nhỏ” vô hình rất nhanh và rất mạnh lan tới, chải quét mọi xó xỉnh của chi tiết.
Vì thế, khi tẩy rửa đồng hồ đeo tay, nếu làm thủ công thì bạn phải tháo rời từng bộ phận, hiệu suất rất thấp, nhưng nếu rửa bằng sóng siêu âm thì chỉ cần nhúng toàn bộ phần máy vào trong xăng, mấy phút sau bạn đã có chiếc đồng hồ như mới!
Tính năng này của sóng siêu âm được ứng dụng trong việc tẩy rửa nhiều chi tiết nhỏ như ống kính quang học, đồng hồ đo, máy móc y tế, điện chân không, bán dẫn… trong hệ thống điều khiển tên lửa….