ÐẠI CƯƠNG VỀ SIÊU ÂM TIM DOPPLER
BS NGUYỄN KIM THÁI
I - GIỚI THIỆU:
-Là kỹ thuật giúp thu thập các trị số về vận tốc máu trong buồng tim và mạch máu. Từ đó hoàn chỉnh các dữ kiện của siêu âm TM và 2D.
- Siêu âm doppler dựa vào hiệu ứng doopler được mô tả bởi Christian Johann Doppler vào 1842
-1956 Satomura ứng dụng doppler vào siêu âm tim
Fd= 2Ft x V x cos o / C .
Hay V=Fdx C / 2 Ft cos o.
Ft:tần số siêu âm phát từ đầu dò.(Trasmit frequency)
Fd: hiệu ứng doppler ( Doppler frequency).
o: góc tạo bởi chùm sóng siêu âm phát đi từ đầu dò và hướng đi của dòng máu.
C: vận tốc chùm sóng siêu âm trong mô sinh vật (1560m/s):hằng số.
H1- BIỂU ÐỒ SỰ LIÊN QUAN GIỮA GÓC VÀ COSINE CỦA GÓC |
|
->.Kỹ thuật doppler giúp ta đo được vận tốc dòng máu một cách chính xác với điều kiện là góc o phải gần 0 độ ( 0 độ - 20 độ ).(H1)
->Vận tốc càng lớn dễ đo với đầu dò có tần số phát sóng thấp hơn.(H 2)
|
II-CÁC KỸ THUẬT GHI DOPPLER:
Doppler: liên tục( continuous doppler ), xung( pulsed doppler ) và Doppler màu
1/ Doppler liên tục: đầu dò có 2 tinh thể áp điện: một tinh thể phát sóng siêu âm( tần số Ft ), một tinh thể nhận sóng siêu âm phản hồi ( tần số Fr). Như vậy liên tục có chùm sóng siêu âm đi qua các cấu trúc của tim mạch và liên tục có chùm sóng phản hồi từ các cấu trúc, từ dòng máu di chuyển.
2/ Doppler xung: đầu dò có một tinh thể áp điện, có vai trò vừa phát Ft rồi lại nhận Fr.
Có 2 kỹ thuật doppler xung: một là doppler xung với PRF thấp (LPRF ) và một với PRF cao (HPRF).
Doppler xung loại LPRF thường dùng nhất, giúp định vị trí tổn thương dễ dàng nhờ di chuyển cửa sổ doppler, nhưng không khảo sát được vận tốc máu > 1.5m/s.Lúc đó có hiện tượng aliasing.Doppler xung loại HPRF cho phép đo được các dòng máu có vận tốc tới 5m/s.
3/Doppler màu: là một hình thức doppler xung, nhưng yếu hơn. Do đó sẽ có hiện tượng aliasing khi vận tốc máu >1m/s.
Theo qui ước dòng máu hướng về phía đầu dò có màu đỏ, ngược hướng có màu xanh. Dòng rối có màu xanh lá cây hay vàng. Màu càng sậm, vận tốc máu càng cao.
III -PHÂN TÍCH TÍN HIỆU DOPPLER:
* Phân tích phổ:- dòng lớp ( laminar flow) nghe êm ái
dòng xoáy ( turbulent flow) mạnh và thô. |
|
* Phân tích bằng hình ảnh: Nhờ nguyên tắc biến đổi của Fourier, có thể phân tách được phổ vận tốc máu từ một luồng máu với nhiều vận tốc khác nhau.Dòng máu tới ( về phía đầu dò ) cho phổ dương, màu đỏ. Dòng máu đi xa đầu dò cho phổ âm, màu xanh.
IV- KHẢO SÁT
CÁC DÒNG BÌNH THƯỜNG.1/ Dòng 2 lá:
- Ghi tốt nhất bằng mặt cắt 4 buồng từ mỏm
- Vận tốc tối đa của E = 0, 6 m/s -1, 3m/s.
- Gồm 2 pha: pha đầu: xảy ra đầu tâm trương (sóng E), pha thứ hai: sau khi nhĩ co (sóng A). Bình thường vận tốc tối đa của sóng E > A
2/Dòng đmc
- Thường ghi bằng đường cắt 5 buồng ở mỏm
- Phổ sẽ dương hay âm tùy vị trí đường cắt.
- Vận tốc bình thường khoảng 1 - 1, 7m/s.
3/ Dòng 3 lá:
- Ghi được bằng mặt cắt cạnh ức trái, 4 buồng từ mỏm, hay 4 buồng dưới sườn.
- Vận tốc trung bình 0, 3 - 0, 7m/s
4/ Dòng đmp:
-Ghi được bằng mặt cắt cạnh ức ngang đmc
-Vận tốc trung bình 0, 6 -0, 9m/s
V- MỤC TIÊU CỦA SIÊU ÂM DOPPLER TIM:
1/ Ðánh gíá mức độ hẹp van tim:vận tốc dòng máu qua lổ van hẹp càng lớn khi van hẹp càng nhiều, từ vận tốc đo được ta có thể biết gradient áp lực tối đa và trung bình.
- Công thức Bernouilli giản lược DP= 4V2
- Phương trình liên tục V1 X S1 =V2 X S2
2/ Chẩn đoán và đánh gíá mức độ hở van tim:xuất hiện dòng rối ở trước van, sự lan xa và rộng của dòng rối qua lổ van giúp đánh giá mức độ nặng của hở van.
3/ Ðánh giá áp lưctrong buồng tim: từ vận tốc tối đa của dòng máu phụt ngược lên nhĩ, ta có thểđo gradient áp lực qua van 2 lá, 3 lá, áp lực thất trái hoặc thất phải.
4/ Chẩn đoán shunt trong tim.( Phát hiện TLN, TLT, COÐM.)
5/ Ðánh giá cung lượng tim.
CO= V T I x S x HR
CO: cardiac output
V T I: velocity time integral
S: surface
HR: heart rate
6/ Ðánh giá hoạt động của van nhân tạo: