NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP THAI Ổ BỤNG NGUYÊN PHÁT 32 TUẦN

SIÊU ÂM CHẨN ÐOÁN TRƯỚC MỔ


Phan Thị Thanh Thủy, Nguyễn Thiện Hùng, Trần Quốc Lập, Bùi Ðỗ Quyên,

Nguyễn Ngọc Khôi, Hồ Chí Trung, Lưu Hồng Sơn, Phan Thanh Hải, Phạm Thành Ðức.

Trung Tâm Y Khoa MEDIC và Bệnh viện Hùng Vương

Thành phố Hồ Chí Minh 

TÓM LƯỢC

Thai ổ bụng là một dạng hiếm gặp của thai lạc chỗ. Nhân một trường hợp thai ổ bụng nguyên phát 32 tuần hy hữu đã được chẩn đoán và cứu sống thành công thai nhi lẫn sản phụ, các tác giả của Trung tâm Y Khoa MEDIC và BV Hùng Vương trình bày lại bệnh án, qua đó vài kinh nghiệm siêu âm về trường hợp này được đúc kết và bàn luận. Các tác giả đề nghị theo dõi đến hơn 30 tuần các trường hợp thai ổ bụng phát hiện sớm bằng siêu âm thay vì chấm dứt ngay thai kỳ.

 GIỚI THIỆU

Thai ổ bụng chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ khoảng 1% trong bệnh lý thai lạc chỗ (8). Thành công của cuộc điều trị tùy thuộc nhiều vào sự chính xác của chẩn đoán và tiên lượng trước mổ. Nếu như lâm sàng thường gặp khó khăn do những triệu chứng không đặc hiệu thì với kỹ thuật siêu âm vấn đề chẩn đoán phần nào dễ dàng hơn do tính trực quan của kỹ thuật này. Tuy thế quan trọng nhất và khó hơn cả vẫn là làm thế nào xác định chính xác tương quan của bánh nhau với các cơ quan trong ổ bụng trong khi hình ảnh siêu âm thường không đặc hiệu và đôi khi lại gây lầm lẫn nếu như chưa có kinh nghiệm chẩn đoán thai ổ bụng. 

BỆNH ÁN

Sản phụ 31 tuổi, làm ruộng, para 1011, được chuyển đến từ tuyến trước với chẩn đoán siêu âm là nhau tiền đạo trung tâm, ngôi ngang và thiểu ối nặng. Kinh chót trước ngày nhập viện khoảng 8 tháng. Từ tháng thứ 2 của thai kỳ bắt đầu có những cơn đau hạ vị từng chặp, cơn đau tăng về tần số và cường độ từ tháng thứ 5. Ðến khoảng tháng thứ 8, sản phụ đau bụng nhiều nên nhập viện. Trong thai kỳ chỉ khám thai một lần vào tháng thứ 3, không phát hiện gì lạ(?). Tiền căn 3 năm trước có mổ thai vòi trứng phải vỡ (đoạn 1/3 trong) gây xuất huyết nặng, phải cắt vòi trứng phải sát gốc.

Khám lâm sàng cho thấy sản phụ gầy, da hơi xanh, bụng bè ngang, mềm, không phản ứng rõ, các dấu sinh hiệu ổn. Hồng cầu: 2.600.000/mm3, Hct: 23%, tiểu cầu: 220.000/mm3, Ðường huyết: 67mg%, Temp de Quick: 12,4", TCK: 39", Fibrinogen: 260mg%, ß-HCG: 30.000đv/ml, aFP: 68ng/ml.

Khám âm đạo thấy cổ tử cung dầy, chắc, đóng, bị đẩy xuống thấp (1/3 dưới của âm đạo), các cùng đồ âm đạo đều mềm, không đau.

Phim X-quang bụng không sửa soạn ghi nhận một thai nằm ngang, rất cao trong ổ bụng, đầu ở bẹ sườn phải, cột sống thai nhi vắt ngang thẳng góc với cột sống mẹ, hai hạ chi buông thỏng xuống hố chậu trái.

CTG (cardiotocography): nhịp tim thai căn bản: 140 lần/phút, giao động nội tại: 5-10 lần/phút, nhưng biến đổi, không có nhịp giảm, không có cơn gò tử cung.

Khám siêu âm bụng được thực hiện bằng máy siêu âm doppler màu ALOKA SSD-1700, đầu dò curve 3.5MHz. Không có dịch tự do trong ổ bụng của sản phụ. Cũng không tìm thấy tử cung bình thường. Trên mặt cắt dọc tử cung ở hạ vị cho thấy ngay phía trước phần kênh cổ tử cung là cấu trúc nhau, phần nhau này kéo dài lên đến vùng thượng vị, đồng thời giới hạn giữa phần cơ tử cung với nhau cũng mất dần từ vị trí trên rốn lên trên, nhất là mặt sau. Ðầu thai nhi xuất hiện ngay khi cấu trúc nhau vừa chấm dứt ở vùng thượng vị sản phụ. Thai nhi nằm ngang trong ổ bụng, bụng thai nhi ở giữa thượng vị và mông quay về phía hạ sườn trái. Hoạt động tim thai có và đều. Ðường kính lưỡng đỉnh BPD= 76mm, chiều dài xương đùi FML= 59mm, tương ứng 32 tuần tuổi. Ở mặt cắt dọc hông phải của sản phụ thấy xuất hiện đầu thai nhi nằm giữa gan phải và thận phải của sản phụ. Không tìm thấy túi ối, chỉ thấy một vùng dịch rất nhỏ phía sau cổ thai nhi. Thấy được cấu trúc của cuống rốn ở mặt con bánh nhau (ở phần nhau nằm trong ổ bụng tại vị trí trên rốn). Các chỉ số doppler của mạch máu cuống rốn, động mạch tử cung và động mạch não giữa thai nhi trong giới hạn bình thường. Ðồng thời thấy có hơi của đại tràng nằm ở ngay dưới mặt con bánh nhau phần trong ổ bụng nên nghi bánh nhau có dính ruột. Các cấu trúc cơ quan trong bụng thai nhi bình thường. Ngoài ra phần khảo sát các chi bị hạn chế do vị trí và tư thế của thai nhi.

Chụp MRI cũng phát hiện một thai nhi sống trong ổ bụng.

Do đó chẩn đoán được đặt ra là một thai sống lớn khoảng 32 tuần và nằm trong ổ bụng nghi do sẹo mổ thai ngoài tử cung bên phải, có một phần nhau nằm trong tử cung, không loại trừ nhau có dính vào đại tràng ngang.

Corticosteroids đã được sử dụng để gia tốc sự trưởng thành của phổi thai nhi và cuộc phẫu thuật đã được tiến hành 5 ngày sau khi sản phụ nhập viện.

Ổ bụng của sản phụ không có dịch, không có máu. Có một thai nhi nằm sát thành bụng sau, đầu sát gan phải của người mẹ, mông ở hông bên trái. Ðó là một bé gái nặng 2050g, apga 9-10, non tháng, không dấu suy thai trường diễn. Nhau bám phủ lên đáy tử cung và nghiêng chủ yếu sang bên phải, không dính vào ruột non, ruột già, chỉ dính vào mạc nối lớn và đầu tự do của ruột dư. Bánh nhau được nuôi bởi mạch máu phụ của mạc nối lớn và hệ thống mạch máu của tử cung - dây chằng rộng bên phải. Toàn bộ thân thai nhi, dây rốn, mảng nhau, các quai ruột non sản phụ đều tẩm phân su vàng xanh. Không thấy nước ối. Tử cung to tương ứng thai khoảng 8 tuần. Vòi trứng và buồng trứng trái bình thường. Tử cung đã được cắt cùng với 2/3 mạc nối lớn và ruột thừa. Xẻ tử cung ra thấy lòng tử cung trống, không có dấu vết của nhau, có một lỗ nhỏ, đường kính khoảng 0,7cm ăn thông từ sừng phải của tử cung với màng nhau phủ lên mặt ngoài. Sản phụ xuất viện 7 ngày sau mổ, mẹ con đều bình thường. Như vậy kết quả sau mổ cho thấy đây là một trường hợp thai ổ bụng nguyên phát, lớn, 32 tuần, và có thể lấy đi toàn bộ bánh nhau mà không có biến chứng xuất huyết nặng. 

N LUẬN

1- Do hiếm gặp (tần số 1/5000-1/10.000) (7) nên việc siêu âm chẩn đoán lầm thai trong tử cung thay vì thai trong ổ bụng đối với những thai lớn, gần ngày là điều dễ xảy ra. Ðể chẩn đoán đúng thai ổ bụng bằng siêu âm Kobayashi, M.(6) cho rằng trước hết phải nhận diện được tử cung, sau đó xác định thai và nhau cùng nằm ngoài tử cung. Allibone G.W, Fagan C.J và Porter S.C (1) nhấn mạnh thêm rằng không có thành tử cung giữa thai nhi và bàng quang, cũng như các bộ phận của thai nhi nằm sát với thành bụng của mẹ.

2- Ðiểm gây quan tâm nhiều nhất trong bệnh lý thai ở bụng là sự dính của bánh nhau với các cơ quan trong ổ bụng, thường là ruột, tử cung, hiếm hơn là mạc treo, mạc nối,thành bọng đái, ruột thừa, gan (2,3,4,5,9,) hoặc có trường hợp hiếm hơn nữa là dính vào cơ thành bụng trước (10).

3- Trong trường hợp này do nhau nằm phần lớn bên phải của tử cung nên đẩy tử cung sang bên trái và xoay ra phía truớc làm cho các mặt cắt trở nên mất chuẩn và hình ảnh cắt dọc thấy được do hợp bởi cổ tử cung và phần cạnh phải tử cung bị đẩy vào giữa đã làm cho nhận xét hình ảnh siêu âm không hoàn toàn đúng. Nếu thực hiện nhiều mặt cắt dọc liên tiếp ở hạ vị từ phải sang trái và những mặt cắt ngang từ cổ tử cung lên đến hết đáy của tử cung thì có thể sẽ tìm được tử cung bình thường (không chứa nhau).

4- Việc chẩn đoán sự liên quan của bánh nhau với các cơ quan trong ổ bụng cần có nhiều kinh nghiệm hơn và có sự hỗ trợ của những phương tiện chẩn đoán khác như chụp CT, MRI, Angiography. Trong trường hợp này do nhau không dính vào ruột nên toàn bộ bánh nhau đã được lấy ra trọn vẹn khỏi ổ bụng.

5- Một vấn đề được đặt ra là liệu việc khảo sát qua ngã âm đạo có giúp ích được nhiều không cho việc chẩn đoán xác định liên quan giữa thai, bánh nhau và tử cung. Chúng tôi nghĩ rằng đây cũng là một biện pháp cần được chú ý.

6- Vì sao trường hợp thai ổ bụng này vẫn phát triển bình thường ngoài tử cung-hoàn toàn trong ổ bụng--- đến 32 tuần, còn sống và không bị biến dạng gì do môi trường bất thường chung quanh vẫn còn là một bí ẩn! Phải chăng trứng thụ tinh vẫn có thể phát triển bình thường khi không có tử cung

Như vậy thay vì mổ chấm dứt thai kỳ những trường hợp thai ổ bụng đã được phát hiện sớm, nên chăng cứ theo dõi liên tục bằng siêu âm (và tìm thêm biện pháp để xác định tình trạng dính của thai và nhau với các cơ quan lân cận) nhằm duy trì sự phát triển tối đa của thai nhi trong ổ bụng, hơn 30 tuần, rồi hẳn can thiệp phẫu thuật.  

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Allibone G.W, Fagan C.J, Porter S.C.: The sonographic features of intraabdominal pregnancy. J. Clin. Ultrasound 9:383, 1981.

2. Ben RZ, Dekel A, Lerner A, Orvieto R, Halpern M, Powsner E, Voliovitch I.: Laparoscopic removal of an abdominal pregnancy adherent to the appendix after ovulation induction with human menopausal gonadotrophin. Hum Reprod 1995;10:1804-5.

3. Berghella V, Wolf SC.: Does primary omental pregnancy exist Gynecol Obstet Invest 1996;42:133-6.

4. delRosario R, El-Roeiy A.: Abdominal pregnancy on the bladder wall following embryo transfer with cryopreserved-thawed embryos: a case report. Fertil Steril 1996;66:839-41.

5. Jeffcoate N.: Ectopic pregnancy. In Jeffcoate N, ed. Principles of Gynaecology, New York, Edinburgh and London: Butterworths, 1975:207-19.

6. Kobayashi, M.: Illustrated Manual of Ultrasonography in Obstetric and Gynecology, p.174, 1980.

7. MEDLINE:

a/ Martine-JN Jr ; Sessums - JK ; Martine - RW ; Pryor - JA ; Morrison - JC.:Abdominal pregnancy: current concepts of management.Obstet - Gynecol.1998 Apr; 71 (4): 549 - 57.

 b/ White-RG.:Advaced abdominal pregnancy--a review of 23 cases.Ir-J-MED-Sci.1989 April; 158 (4): 77-8.

8. Morita Y, Tsutsumi O, Kuramochi K, Momoeda M, Yoshikawa H, Taketani Y.: Successful laparoscopic management of primary abdominal pregnancy. Hum Reprod 1996;11:2546-7.

9. Yu S, Pennisi JA, Moukhtar M, Friedman EA.: Placental abruption in association with advanced abdominal pregnancy. A case report. J Reprod Med 1995;40:731-5.

10.  Zaki,ZMS.: An unusal presentation of ectopic pregnancy: A case report, Ultrasound Obstet Gynecol 1998;11:456-458.

Các phương tiện cận lâm sàng

"Tiêu diệt" khối u trong não
Abstract thai ổ bụng
An interesting case of Fasciola gigantica in Ho Chi Minh City, Viet nam - Medic
Bước đầu khảo sát siêu âm mạch máu
Bước đầu nhận xét hình ảnh siêu âm hạch ở một số bệnh lý có biểu hiện hạch ổ bụng
Bướu thận và xơ hóa củ
Bướu thận và xơ hóa củ - Nguyễn Thiện Hùng
Bảng kê một số bệnh gân cơ khớp 1999
Bệnh Osgood Schilatter: Bệnh lý gây nhiều tranh cãi - MEDIC
Bệnh Peutz - Jeghers - MEDIC
Carcinoid Tumor di căn Gan, Lách
Cardiac Hemangioma
Chuyện “cổ tích” về kỹ thuật siêu âm 
Chẩn đoán chính xác một trường hợp hiếm gặp: U thể cảnh (Carotid Body Tumor) - Hà Thị Thanh Tuyền
Chụp X-quang thông thường
Coffee Bean Sign
Comet Tail Effect hay Ring-Down Artifact
Có nên siêu âm thai dưới 10 tuần tuổi?
Công dụng của Siêu âm Doppler
Cấu trúc siêu âm các tạng bụng và đầu mặt cổ ở người Việt Nam - Nguyễn Thiện Hùng
Doppler mạch máu
Doppler ổ bụng
Dày vách ruột: Phân biệt do viêm và do thiếu máu bằng siêu âm màu và siêu âm ảnh đôi (duplex ultrasound)
Dãn mạch minh họa tình trạng viêm
Dùng siêu âm khám sàng lọc viêm Gan
Gastric Leiomyosarcoma - Phạm Thị Thanh Xuân
Giá trị của siêu âm Doppler năng lượng (PDS)
Histogram cường độ Siêu âm
Hình ảnh học tăng áp lực tỉnh mạch cửa - Nguyễn Thiện Hùng
Hình ảnh siêu âm chẩn đoán trong bệnh lý gan lan tỏa
Hình ảnh siêu âm Doppler màu một số bệnh lý tuyến vú - Phạm Thị Thanh Xuân
Hình ảnh siêu âm một trường hợp u tế bào gan nguyên phát sau thuyên tắc hóa dầu qua ống thông Toce 4 tháng - Nguyễn Thiện Hùng
Hình ảnh siêu âm Áp-xe gan A-míp
Hình ảnh siêu âm ống tiêu hóa - Nguyễn Thiện Hùng
Hình ảnh siêu âm ổ bụng
Hội chứng Mirizzi - Nguyễn Thiện Hùng dịch
Loạn sản khớp hông
Lần đầu tiên ứng dụng kỹ thuật nội soi bóng đơn tại TPHCM
Một số hình ảnh siêu âm Doppler màu qua ngã âm đạo - Phan Thị Thanh Thủy
Nguyên tắc của doppler trong siêu âm tim
Nhân một trường hợp di căn tuyến giáp từ Melanoma ác - Nguyễn Tuấn Cường
Nhân một trường hợp thai ổ bụng nguyên phát 32 tuần
Nhân trường hợp tuyến giáp lạc chỗ ở đáy lưỡi
Nhân trường hợp tuyến giáp lạc chỗ ở đáy lưỡi
Nhìn lại Gan thấm mỡ
Những điều kỳ diệu của y học hạt nhân 
Nội soi
Nội soi tràn dịch màng phổi
Rim Sign và Halo Sign trong siêu âm - Nguyễn Thiện Hùng
Ring-Down Artifacts Posterior to the Right Diaphragm on Abdominal Sonography: Sign of Pulmonary Parenchymal Abnormalities
Sandwich Sign trong siêu âm - Nguyễn Thị Thảo Hiền
sieuam/medsoft.gif
Siêu âm
Siêu âm 3 chiều một số hình ảnh sản khoa
Siêu âm 3 chiều và Doppler năng lượng khảo sát sự tạo mạch máu
Siêu âm bằng máy 4 chiều ở Hà Nội
Siêu âm bệnh thấp - Nguyễn Thiện Hùng trích dịch
SIÊU ÂM CHẨN ÐOÁN PHÁT HIỆN PHÌNH ÐỘNG MẠCH CHỦ BỤNG
Siêu âm chẩn đoán và bệnh lý thủng tạng rỗng - Phan Thị Thanh Thủy
Siêu âm cơ , gân cơ và dây chằng - Nguyễn Thiện Hùng dịch
Siêu âm Doppler
Siêu âm Doppler
Siêu âm Doppler màu một trường hợp bướu tim gây động mạch Phổi
Siêu âm Doppler màu trong chẩn đoán ung thư tế bào Gan nguyên phát
Siêu âm Doppler tĩnh mạch cửa ở viêm gan mạn và xơ gan - Nguyễn Thiện Hùng
Siêu âm khảo sát Gan thấm mỡ
Siêu âm nhiều, nên không?
Siêu âm phát hiện khối u ống tiêu hóa - Nguyễn Thiện Hùng
Siêu âm phát hiện ung thư tế bào Gan nguyên phát (H. C. C. ) Trên bệnh nhân viêm gan mạn và xơ gan: theo dõi sau 5 năm - Nguyễn Thiện Hùng
Siêu âm thai kỳ
Siêu âm theo dõi thai kỳ là cần thiết
Siêu âm thận
Siêu âm trong chẩn đoán lạc nội mạc tử cung - Trần Thị Thúy
Siêu âm và bụng cấp tính: thực tế lâm sàng
Starry Sky, Centrilobular Pattern, Portal Reaction, Dark Liver - Nguyễn Thiện Hùng
Sóng siêu âm làm “chổi” như thế nào?
Sản phụ
Thiết bị siêu âm 3D giúp phát hiện sớm ung thư vú
Thận bế tắc: Chẩn đoán với siêu âm Doppler và chụp thận bài tiết - Nguyễn Văn Công
Triệu chứng học siêu âm - Nguyễn Thiện Hùng
Ultrasound Diagnosis in Hepatitis
Vai trò của siêu âm trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý tuyến giáp - Nguyễn Tuấn Cường
Vai trò của siêu âm trong phát hiện bệnh lý ung bướu trong cộng đồng - Medic
Vách thực quản tâm vị trong xơ gan: Đối chiếu siêu âm qua ngã bụng và nội soi - Nguyễn Thiện Hùng
Vôi hóa gan - Nguyễn Thiện Hùng biên dịch
X quang
Xét nghiệm HIV trong vòng 30 phút
Xét nghiệm máu giúp chẩn đoán nhanh cơn đột quỵ
Xét nghiệm máu giúp phát hiện sớm bệnh Alzheimer
Xét nghiệm máu mẹ để phát hiện dị tật thai nhi
Xét nghiệm máu phát hiện được xơ gan
Xét nghiệm mới phát hiện bệnh viêm gan C
Xét nghiệm nhóm máu có xác định được huyết thống
Xét nghiệm tế bào tử cung
Xét nghiệm ung thư sớm bằng microchip
Xét nghiệm vi trùng lao mới chính xác và nhanh hơn
Xét nghiệm viêm gan B bằng que thử nhanh
Xét nghiệm y khoa: Xét nghiệm máu
Điện chẩn đoán - ECG, EMG, EEG
Điện tâm đồ (ECG)
Đo mật độ xương
Đo điện tâm đồ Holter
Đã có thiết bị phát hiện ung thư sớm nhất
Đặc điểm siêu âm tổn thương Gan