SIÊU ÂM DOPPLER NĂNG LƯỢNG và
TĂNG TƯỚI MÁU MÔ MỀM
BS NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC- BS NGUYỄN THIỆN HÙNG giới thiệu
Trung tâm Y khoa MEDIC
Thành phố Hồ Chí Minh
MỞ ÐẦU:
Siêu âm Doppler năng lượng (PDS) có thể phát hiện dòng chảy tốc độ thấp ở vi mạch và không phụ thuộc góc q chùm siêu âm và sự loạn màu (aliasing) nên hiệu quả hơn siêu âm màu quy ước (CDS) khi đánh giá tình trạng tăng tưới máu mô mềm (soft-tissue hyperemia) trong bệnh lý viêm nhiễm hệ cơ xương khớp.
PHƯƠNG PHÁP-KỸ THUẬT:
1. Joel S. Newman và cộng sự ở khoa Radiology của University of Michigan Hospitals đã thực hiện các nghiên cứu về hyperemia mô mềm với máy Diasonics Spectra, đầu dò linear 10MHz.
2.Tần số lặp xung (pulse repetition frequency (PRF)) được duy trì ở mức 1.000Hz (trong khoảng 600-1.000Hz).
Color gain được chỉnh để vừa với mực mà hiện tượng nhiễu màu biến mất (110-112dB).
Hiện tượng tăng tưới máu, kiểu dòng chảy và vị trí dòng chảy bất thường được ghi nhận và so sánh với bên kiểm chứng.
3. Tiêu chuẩn dòng chảy bệnh lý bao gồm sự gia tăng toàn bộ số lượng mạch máu trong gân cơ, trong các cấu trúc bao quanh hay phần mô mềm khảo sát.
Trong trường hợp có tụ dịch, sự gia tăng số lượng mạch máu bất thường trong những mô gần nhất bao quanh được kể là bệnh lý.
4. Phân loại hyperemia:
Ðộ 1: bình thường (mạch máu rải rác thưa thớt)
Ðộ 2: tăng nhẹ.
Ðộ 3: tăng trung bình.
Ðộ 4: tăng rõ rệt (blush).
KẾT QUẢ:
1. Khảo sát ở 23 bệnh nhân đau khớp chủ yếu một khớp (unifocal) ở khớp vai, khớp khuỷu và nơi khác, các tác giả nhận thấy có hiện tượng tăng tưới máu mô mềm trong 22 trường hợp, chỉ có 1 bệnh nhân bị tràn dịch khớp háng ít, vô trùng, có hình ảnh tăng tưới máu trên PDS bình thường (1). Ngoài ra còn có thể phân biệt trường hợp rách gân cơ, không có hyperemia với viêm gân cơ, có hyperemia --là điều mà siêu âm B-mode khó chẩn đoán phân biệt.
Do đó PDS chứng minh có tăng tưới máu (hyperperfusion) ở bệnh lý viêm nhiễm cơ xương khớp.
2. Trong một khảo sát trên 39 bệnh nhân có tràn dịch khớp hay tụ dịch xung quanh, các tác giả thấy 84% (36/43 ca) có nguyên nhân viêm nhiễm có tăng tưới máu trên PDS mức độ trung bình hoặc gia tăng rõ rệt (2).
Vậy PDS giúp phân biệt các tụ dịch hệ cơ xương khớp do viêm nhiễm với tụ dịch không do viêm nhiễm, và có thể giúp dẫn đường để chọc dò chẩn đoán.
3. Khảo sát 7 bệnh nhân với 8 khớp gối bị viêm trước và sau khi rút dịch khớp và tiêm steroids vào khớp (40mg [1 ml] hexacetonide triamcinolone và 2 ml hydrochloride lidocaine 1%), các tác giả nhận thấy có giảm tưới máu cạnh bao hoạt dịch (synovial perfusion) trong tất cả 8 khớp gối và triệu chứng cải thiện trong 7/8 trường hợp sau tiêm steroids(3).
Do đó PDS có vai trò trong việc đánh giá đáp ứng điều trị viêm bao hoạt dịch.
BÀN LUẬN:
- PDS rất thích hợp cho siêu âm hệ cơ xương khớp.
- Ðây là phương pháp định tính chứ không định lượng.
- Phối hợp siêu âm B mode với PDS cho phép định vị chính xác chỗ gân cơ viêm nhiễm để chọc dò.
- PDS là kỹ thuật nhạy với tăng tưới máu mô mềm.
Tài liệu tham khảo:
1. Breidahl WH, Newman JS, Taljanovic MS, Adler RS: Power Doppler Sonography in the Assessment of Musculoskeletal Fluid Collections, AJR:166, June 1996, 1443-1446.
2. Newman JS, Adler RS, Bude RO, Rubin JM: Detection of Soft-Tissue Hyperemia: Value of Power Doppler Sonography, AJR:163, August 1994, 385-389.
3. Newman JS, Laing TJ, McCarthy CJ, Adler RS: Power Doppler Sonography of Synovitis: Assessment of Therapeutic Response --- Preliminary Observations, Radiology 1996; 198:582-584.
4. MEDLINE 1998-1999 (05 abstracts).
__________________________________
Hình 1, 2, 3, 4: Tiêu chuẩn chẩn đoán hyperemia độ 1 (bình thường), độ 2 (ít), độ 3 (trung bình), độ 4 (nhiều).