VIÊM RUỘT THỪA VÀ THAI KỲ
BS. BÙI THANH VÂN
Những phụ nữ có thai vẫn có thể mắc những bệnh nội khoa (là những bệnh
được coi là điều trị bằng thuốc) và cũng có thể mắc những bệnh ngoại khoa
cần phải mổ cấp cứu càng sớm càng tốt.
Một trong những bệnh cấp cứu ngoại khao thường thấy nhất trong thai kỳ là
viêm ruột thừa.
Tỷ lệ người có thai bị viêm ruột thừa cũng xấp xỉ như ở người không có
thai bị viêm ruột thừa.
Thường thấy viêm ruột thừa trong sáu tháng đầu của thai kỳ, 3 tháng sau
ít gặp hơn, nhưng nếu bị thường nặng hơn.
I. Triệu chứng lâm sàng
1. Viêm ruột thừa trong những tháng đầu của thai kỳ
Triệu chứng giống như ở những người không có thai. Vì lúc này thai còn
nhỏ, tử cung chưa làm thay đổi vị trí bình thường của ruột thừa.
Bệnh nhân cảm thấy:
- Đau bụng hố chậu phải, đau âm ỉ suốt ngày, không có lúc nào hết đau.
- Lạt miệng, không muốn ăn.
- Có thể có táo bón, hay tiêu chảy. Đây cũng là triệu chứng dễ lầm, vì
trong khi mang thai, người phụ nữ cũng thường hay bị táo bón.
- Có thể có ói mửa, cũng dễ lầm vì tưởng là bị thai hành.
- Bệnh nhân sẽ thấy sốt cao, khoảng 39-40oc. Đây là những dấu
hiệu bệnh nhân tự cảm thấy được, trong đó có hai triệu chứng làm bệnh nhân
quan tâm, đi khám bác sĩ, đó là: Đau bụng vùng hố chậu phải và sốt.
Những dấu hiệu còn lại, người bệnh dễ bỏ qua vì cho là thai hành.
Ngoài những dấu hiệu trên, khi tiếp xúc, khám bệnh người thầy thuốc sẽ
thấy:
- Bệnh nhân có gương mặt mệt nhọc, vẻ nhiễm trùng: môi khô, lưỡi dơ, vẻ
mặt hừng hực của cơn sốt.
- Huyết áp thường là bình thường.
- Mạch nhanh do sốt.
- Ần hố chậu phải bệnh nhân rất đau, nhất là điểm Mac Burney. Có phản ứng
thành bụng ở vùng hố chậu phải.
- Khám âm đạo: thấy âm đạo nóng hổi; ngoài những dấu hiệu có thai; khi ấn
cùng đồ phải thấy bệnh nhân đau rất nhiều.
Các xét nghiệm rất có giá trị và cần làm ngay là:
- Công thức máu: bạch cầu tăng cao, đa nhân trung tính tăng cao.
- Tốc độ máu lắng tăng.
- Siêu âm: có thể thấy ở hố chậu phải có hình ảnh các quai ruột chụm lại,
bám dính vào vị trí xung quanh ruột thừa đang viêm.
Trong những tháng đầu, việc chẩn đoán viêm ruột thừa ở phụ nữ mang thai
thường không khó, do vị trí ruột thừa còn nằm ở vị trí cũ. Tuy nhiên, cũng
cần phân biệt với:
- Phá thai nhiễm trùng: bệnh nhân cũng sốt cao, đau bụng, nhưng không chỉ
đau tập trung ở hố chậu phải, khi khám âm đạo thấy máu dơ, hôi có khi thấy
chảy mủ. Điều này cần phải hỏi kỹ bệnh sử của bệnh nhân. Người bệnh khi đi
khám cần phải khai thật bệnh tình, để việc chẩn đoán và điều trị của bác sĩ
được nhanh chóng và chính xác.
- Thai ngoài tử cung ở bên phải: người bệnh đau hố chậu phải, nhưng
thường không sốt và có thể ra máu rỉ ra ở âm đạo, trong trường hợp thai
ngoài tử cung đã vỡ. Thường bệnh nhân có thêm dấu hiệu mất máu: da xanh tái,
niêm mạc mắt nhợt, mạch nhanh, huyết áp tụt...
Trong trường hợp này siêu âm rất có giá trị để chẩn đoán phân biệt.
2. Viêm ruột thừa trong những tháng cuối của thai kỳ
Lúc này thai đã lớn, tử cung phát triển to ra; chèn ép và đẩy ruột thừa
lên trên hoặc có thể ra sau chứ không còn nằm vị trí bình thường ở hố chậu
phải nữa. Chính vì vậy, việc chẩn đoán sẽ khó khăn hơn ở những tháng đầu của
thai kỳ.