Tư vấn y học
KHI MỘT PHỤ NỮ CÓ THAI...
GS. PHẠM GIA CUỜNG
1. ... ho
Dù
ho do căn nguyên gì, nhất là từ sau tuần lễ thứ 24 của thai kỳ, ho cũng cần
được chữa cho khỏi vì nó có thể gây sẩy thai. Khi điều trị ho không được
dùng các thuốc ho có iode.
2. ... khó thở
Ở
đây khó thở không phải là điều gì bất thường. Nhưng lưu ý rằng thai phụ có
thể có khó thở do thiếu máu, tắc động mạch phổi, bệnh tim, hen phế quản.
3. ... sốt
Về
mặt nội khoa, hay gặp 2 trường hợp:
- Viêm bể thận - thận cấp
Hay
gặp nhất trong các nhiễm khuẩn do thai nghén. Nếu được điều trị sớm và đúng
cách sẽ không có hậu quả xấu nhưng bệnh cũng có thể có biến chứng choáng nội
độc tố, gây đẻ non, nhiễm khuẩn huyết thai nhi và sơ sinh. Vì vậy thai phụ
cần được vào điều trị tại bệnh viện.
- Listériose
Là
một bệnh nặng cho thai nhi và cách chữa cũng đơn giản. Nếu không nhập viện
được hoặc không có điều kiện cấy máu, khi thấy thai phụ sốt trên 38,50
C (mà chưa vỡ ối) nên dùng ngay 15 ngày Ampicillin (đường ống), 3g/ngày. Nếu
thai phụ có ho hoặc đau họng cũng chưa thể loại trừ được listériose. Nếu
trước đó 8 - 10 ngày đã có một thời gian sốt ngắn ngày (24 giờ) lại càng
nghi là listériose.
4. ... có cao huyết áp
Bình thường trong 2 quý đầu của thai nghén, huyết áp (HA) có thể hạ thấp
chút ít (HA tâm trương hạ thấp 15mmHg); nếu đo HA cho thai phụ ở tư thế
ngồi, 2 lần cách nhau 6 giờ mà thấy HA tâm trương > 90mmHg thì chắc chắn là
bệnh lý.
Nên
thử máu, định lượng axít uric, créatimin, kali; tìm protein niệu. Nếu HA quá
cao, nghĩ đến u tủy thượng thận (phéochromocytome) - hiếm gặp - nhất là nếu
axít uric máu lại bình thường.
Nếu
HA tâm trương > = 105 mmHg và thai phụ còn lâu mới đến ngày sinh thì nhất
thiết phải điều trị cao huyết áp (CHA). Nếu CHA trung bình, cần cân nhắc xem
có điều trị CHA hay không. Dù sao thì khi điều trị CHA ở thai phụ cũng không
có ảnh hưởng gì đến thai nhi cả.
Theo dõi tại nhà một thai phụ CHA có những nội dung sau:
-
Khám sức khỏe tối thiểu 15 ngày một lần.
-
Thai phụ tự tìm albumin trong nước tiểu bằng giấy thử (mỗi 15 ngày, mỗi 8 ngày hoặc hàng ngày tùy theo còn lâu
hoặc sắp đến ngày sinh).
-
Đo HA và điều chỉnh liều thuốc hạ HA.
-
Trong 2 quý đầu thai nghén, định lượng axít uric máu hàng tháng; trong quý 3, thử mau hơn.
-
Hàng tháng tìm vi khuẩn niệu một lần và điều trị (nếu có).
Cần nằm theo dõi tại
bệnh viện nếu
*
Xuất hiện protein niệu.
*
HA tâm trương tăng đột ngột > 100mmHg mặc dù đang điều trị CHA.
*
Xuất hiện phù đột ngột nửa trên cơ thể.
*
Axít uric máu > = 360 mmol/l.
5. ... có bệnh tim
Một
số bệnh tim có chỉ định phải phá thai (và có những bệnh nhân tim không nên
có thai); một số bệnh tim vẫn cho phép có thai nhưng phải được theo dõi cẩn
thận.
Ở
một phụ nữ không có bệnh tim, khi mang thai, bình thường thì thầy thuốc cũng
có thể nghe thấy một tiếng thổi tâm thu (< 2/6) vào thời kỳ đầu tâm thu, rõ
nhất ở bờ trái xương ức. Nên đi khám chuyên khoa tim mạch và làm siêu âm
tim.
Nếu
nghi ngờ là một tiếng thổi cơ năng, tức là ít nguy hiểm, nhưng vẫn phải xem
xét kỹ hơn sau khi sinh. Tuy nhiên cũng nên phòng những biến chứng cho người
mẹ (ít khi thai nhi bị đe dọa) bằng nghỉ ngơi, theo dõi đều đặn những triệu
chứng tim mạch. Trong những tuần cuối của thai nghén, nhất thiết nên vào nằm
theo dõi tại bệnh viện. Những loại thuốc tim mạch không nên dùng là: kháng
vitamin K, một số thuốc chống loạn nhịp (amiodaron, lidocaine tĩnh mạch,
ajmalin, spartein, aprindin).
6. ... ngứa hoặc vàng da
Hai triệu chứng này đều
có ý nghĩa giống nhau, đấy là
- Ứ
mật do thai nghén (nếu ta chưa tìm được căn nguyên gì khác).
Đặc
điểm chủ yếu là vào đầu quý 3 của thai kỳ, thai phụ thấy ngứa nhiều nhất ở
thân và các lòng bàn tay, lòng bàn chân. Mất ngủ và mệt mỏi. Vàng da xuất
hiện không thường xuyên vào khoảng 8 - 15 ngày sau khi ngứa. Không sốt,
không chán ăn, không buồn nôn hoặc đi lỏng, không đau khớp, đau bụng. Nước
tiểu vàng đậm, phân bạc màu. Khám thực thể không thấy gì bất thường. Triệu
chứng sinh hóa là của bệnh ứ mật. Men transaminase có thể tăng nhẹ. Sau khi
sinh xong, ngứa và vàng da sẽ mất đi nhanh chóng trong vòng 24 giờ.
Cách điều trị duy nhất là dùng colestyramin (Questran) nhưng thường ít kết
quả. Vàng da ứ mật có ảnh hưởng xấu đến thai nhi (đẻ non, thai chết) cho nên
thai phụ cần được vào bệnh viện điều trị.
-
Nếu không phải là ứ mật do thai nghén, thì vàng da ở đây có nghĩa là viêm
gan do virus.
Ngứa nhiều, triệu chứng sinh hóa ứ mật rõ. Tai biến đối với thai sẽ phụ
thuộc vào việc người mẹ bị viêm gan rõ ràng hoặc chỉ có HBsAg (+) (không có
triệu chứng).
Viêm gan cấp ở giai đoạn đầu của thai nghén không ảnh hưởng gì đến phôi
(embryon) nghĩa là không gây dị dạng cho thai. Viêm gan vào quý 3 của thai
kỳ có nguy cơ gây đẻ non và thai chết trong tử cung. Trong trường hợp này
50% trẻ cũng sẽ bị nhiễm bệnh dù rằng người mẹ chỉ bắt đầu bị viêm gan nhiều
tuần sau khi sinh.
Khi
vàng da xuất hiện trong khi đang mang thai, cần phải tìm HAV và HBV, xét
nghiệm huyết thanh học HIV nếu thai phụ có HBV +, ngoài ra còn phải tìm
nhiễm khuẩn gytomégalovirus, bệnh toxophasmose... Nên liên hệ với trung tâm
truyền máu để biết cách xử lý đối với trẻ mới đẻ. Nếu người mẹ mắc viêm gan
A hoặc viêm gan không A - không B, nên dùng cho trẻ gammaglobulin chuẩn; nếu
mẹ mắc bệnh viêm gan B hoặc mang HBsAg (+) mạn tính, cần dùng cho trẻ các
gammaglobulin anti-HBS ngay trong những giờ đầu sau khi sinh và tiêm chủng
HBV sớm.
Tìm xem thai phụ trước đây đã dùng những thuốc gì?
Cảnh giác đặc biệt với chlorpromazin và các dẫn xuất (chống nôn), an thần.
Cuối thai kỳ, nghĩ đến gan thoái hóa mỡ cấp (vàng da, transaminase hơi cao,
tiểu cầu thấp, tỷ lệ prothrombin thấp, axít uric máu tăng). Cần phải vào
bệnh viện gấp để phá thai cứu sống cho mẹ.
Chú ý: trong thời kỳ thai nghén bình thường, bilirubine và BSP có thể
tăng, cholesterol có thể tăng gấp đôi, phosphatase kiềm tăng gấp 2 - 4 lần.
Transaminase không thay đổi.
7. ... có đường trong nước tiểu
Tìm
thấy đường trong nước tiểu là chuyện bình thường: nó có thể phát hiện một
người bệnh tiểu đường, điều này không quan trọng gì lắm, nhưng nếu không
biết mình có đường trong nước tiểu mới là nguy hiểm. Mỗi khi có nghi vấn,
nhất là nếu lại có những yếu tố nguy cơ (béo phì, tiền sử gia đình có người
bị tiểu đường v.v...) cần tìm đường huyết lúc đói vào 90 và 120 phút sau khi
bắt đầu ăn cơm trưa (bữa cơm này có ít nhất 70g glucid).
Mọi
phụ nữ có đường huyết lúc đói >1g/l (5,5 mmol) và sau khi ăn xong > 1,40g/l
(7,7 mmol/l), dù thử máu bằng phương pháp nào, hoặc lấy máu bằng cách nào
cũng đều phải đến khám chuyên khoa Đái tháo đường. Nếu dùng chế độ ăn bệnh
lý, phải bảo đảm ít nhất có 1.800 kcal/ngày trong đó có 180g hydrat cacbon.
8. ... có được phép tiêm chủng
không?
- Được tiêm chủng: chống uốn ván; chống viêm tủy xám (poliomyélite) bằng
vacxin chống viêm tủy xám, tiêm bắp thịt; chống bệnh tả; chống bạch hầu;
chống cúm; chống viêm gan B.
- Không nên tiêm chủng những vacxin sau: BCG; chống rubeon; chống sốt
vàng (nhưng nếu đi du lịch cần, cũng có thể tiêm được); chống ho gà; chống
thương hàn; chống viêm tủy xám (nếu dùng đường uống).
Tuy
vậy, nếu vì vô ý mà đã lỡ dùng một loại vacxin nào đó kể trên, thì cũng chưa
đủ để đề nghị phá thai trị bệnh (avortement thérapentique).
9. ... có những hằng số sinh hóa
"bất thường"
Trong thai nghén, những kết quả sinh hóa dưới đây là hoàn toàn bình thường:
-
Tốc độ lắng máu (VS) tăng (đôi khi đến 60mm vào giờ thứ nhất).
-
Tỷ lệ huyết sắc tố thấp 11g/100ml.
-
Cholesterol tăng gấp 2 lần.
-
Triglycerid có thể tăng gấp 3 lần
-
Phosphatase kiềm tăng gấp 2-4 lần.
-
Dự trữ kiềm (RA) giảm.