SINH ÐA THAI: VẤN ÐỀ ÐẠO ÐỨC SẢN KHOA VÀ TÂM LÝ XÃ HỘI

Tác giả : GS. PHẠM GIA ÐỨC

ĐẠI CƯƠNG

Sinh đa thai là thai kỳ có nhiều nguy cơ do những chấn thương để lại trên trẻ và tử vong chu sinh cao so với sinh một thai. Trẻ sinh ra thường non tháng hoặc nhẹ cân do chậm phát triển trong tử cung, còn người mẹ phải chịu những can thiệp sản khoa.

Theo các số liệu thống kê, tỷ lệ trẻ sinh đôi trên thế giới là 1/80 ca, còn ở ta là 1/100. Sinh đa thai phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi người mẹ, số lần sinh. Ngoài ra còn có yếu tố di truyền của người mẹ, yếu tố chủng tộc, dân tộc và gần đây là do dùng hormone để kích thích sự phóng noãn của buồng trứng theo quy ước (như dùng goradotropin); tỷ lệ đa thai có thể dao động từ 16-40%, trong đó 75% là 2 thai (Schenker và cộng sự 1981). Ở Pháp một nửa số có bầu là 3 (Tuppin và cộng sự 1993). Với phương pháp dùng hormone kích thích, số thai có thể nhiều hơn (6,7 thai), và càng nhiều thai thì trẻ càng non tháng, nhẹ cân, đòi hỏi sự hồi sức, chăm sóc sau sinh phức tạp hơn. Chính vì vậy sự hợp tác sản nhi trong những thai kỳ có nguy cơ này rất cần thiết, không những về mặt chuyên môn mà còn về mặt tâm lý - xã hội sau sinh.

NHẮC LẠI MỘT SỐ CƠ SỞ VỀ SẢN KHOA

Tại sao có người lại sinh đa thai hoặc 2 thai dị dạng dính nhau? Có 2 nguyên nhân sinh đa thai:

- Sinh đa thai có thể thụ thai với 1 trứng duy nhất gọi là đơn hợp tử (monozygous twins), song phôi phân chia rất sớm (ngày 8-13) thành những cá thể riêng nên thành nhiều bào thai (polyembryos).

- Sinh đa thai có thể thụ thai đồng thời với nhiều trứng thành song hợp tử hay đa hợp tử (dizygotic, polyzygotic twins).

Ở đây chỉ xin trình bày thai đơn hay đa hợp tử bình thường, chứ không nêu những ca hiếm gặp và phức tạp do các sai lầm về gen (giá trị thực tiễn không nhiều) như bội thụ tinh khác kỳ (superfetation), thụ thai nhiều noãn (superfecundation) hay dị dạng 2 thai dính nhau v.v...

Về chẩn đoán thụ thai đơn hợp tử không dễ dàng, phải dựa vào sự giống nhau bên ngoài, giới tính và sinh vật học (nhóm máu, enzym v.v...).

1. Giải phẫu học đa thai:

- Thai kỳ đa hợp tử (70%) do buồng trứng phóng nhiều tế bào trứng, nếu 2 trứng thành 2 cá thể riêng biệt thì có 2 trung sản mạc, 2 buồng ối. Về lý thuyết, các trẻ đều phát triển như nhau song có thể gặp trường hợp 1 trẻ truyền máu cho trẻ khác hoặc do nhau thai bám không đúng chỗ, nên sẽ có 1 trẻ bị suy dinh dưỡng hay tử vong.

- Thai kỳ đơn hợp tử (30%) nhưng có thể do phân bào sinh nhiều thai (ngày 8-13) từ 1 đĩa phôi (embryonic disc). Nếu sự phân bào không hoàn chỉnh có thể dẫn đến 2 thai dính nhau ở nhiều vị trí trên cơ thể: Trước = dính ngực (thoracopagus), sau = dính mông (pyopagus), đầu = dính sọ (craniopagus), đuôi = dính chậu (ischiopagus).

Giải thích sự phân bào về mặt phôi thai học:

a. Sự phân chia thai rất sớm trước giai đoạn phôi dâu (morula). Nhau thai dính sát bên nhau nhưng tuần hoàn riêng biệt 30%, rất hiếm tuần hoàn pha trộn nhau.

b. Giai đoạn cúc phôi phân bào vào ngày 3-4 gọi là giai đoạn phôi bào (blastocyte) 90%. Thai có chung tuần hoàn trong bánh nhau.

c. Phân bào từ ngày 8-10 từ đĩa phôi. Nếu sự phân bào này không hoàn chỉnh sẽ dẫn đến dị dạng 2 thai.

Những thai kỳ có 3 thai hay nhiều hơn thường do rụng nhiều trứng trong 1 kinh kỳ để cho đa hợp tử và những trứng riêng, nhưng đôi khi 1 trứng trong số đó lại chia thành 2 thai từ một đơn hợp tử (monozygotic twins).

Trên lâm sàng, đôi khi tuần hoàn của 2 thai với động mạch của thai 1 tiếp nối tĩnh mạch của thai 2, làm cho máu động mạch của thai 1 truyền sang tĩnh mạch của thai 2, tạo thành hội chứng truyền máu thai - thai. Thai sẽ có 1 trẻ truyền máu gầy, yếu, thiếu máu và có thể tử vong (xảy ra vào thai kỳ 20 tuần). Nếu sống được thì khác nhau về trọng lượng thai, có thể 1 trẻ chỉ nặng 300g còn trẻ được truyền máu nặng 1.000g.

2. Dịch tễ học:

Nói chung song thai từ đơn hợp tử chiếm 30% và đa hợp tử chiếm 70%. Đa thai có thể có tới 7 thai (tuy hiếm) và do buồng trứng trong 1 vòng kinh phóng nhiều trứng; ít khi đa phôi thai (polyembryonic fetus).

Gần đây, trong điều trị vô sinh do buồng trứng hay thụ thai trong ống nghiệm (in vitro fertilization) việc dùng hormone theo quy ước quốc tế để kích thích trứng rụng (ví dụ clomifene), tỷ lệ đa thai » 5-10%, gonadotropin (HMG) tỷ lệ » 30-40%.

Để giảm bớt sinh đa thai, người ta đã nghĩ cách chọn lọc những bào thai này (selective reduction) với mục đích chỉ sinh 1-2 thai nhằm giúp số thai còn lại có tỷ lệ sống sót cao hơn. Kinh nghiệm cho thấy có nhiều đường để tiếp cận trong ổ bụng, đường qua bụng dễ thực hiện hơn các đường khác như qua âm đạo, cổ tử cung... Thủ thuật được thực hiện vào tuần lễ 10-13 vì lúc đó bào thai đã lớn và có thể nhìn rõ trên màn hình. Dưới sự hướng dẫn của siêu âm, người ta sẽ tiêm dung dịch natri chlorua vào ngực hay tim của thai, thai sẽ chết và ít gây độc cho mẹ.

Phương pháp này không khó nhưng đòi hỏi phẫu thuật viên phải khéo léo và có kinh nghiệm. Tỷ lệ thành công hiện nay lên tới 92% trẻ sinh ra sống sau 24 tuần lễ, và 8% thất bại (trong khi vẫn phải chấp nhận nguy hiểm cho thai và tính mạng người mẹ).

Năm 1999, Evans và cộng sự đã thực hiện thành công tới 90% số ca, trẻ sinh vào 35,7 tuần lễ của thai kỳ. Thất bại thường gặp là sinh non tháng do vỡ ối hay thương tổn thai còn để lại.

3. Lâm sàng:

Đặc điểm sinh đa thai là tử cung phải giãn rộng để chứa thai, ngôi thai sinh non có thể không bình thường trong song thai, thai sinh ra non tháng, dây rốn bị sa xuống, hai thai móc đầu vào nhau gây sinh khó v.v... Còn người mẹ dễ mắc các bệnh như nhiễm độc thai nghén, đái tháo đường, vỡ tử cung sau sinh...

- Trẻ sinh non trước 37 tuần dễ bị suy hô hấp sau sinh, rối loạn nhiễm toan máu, chuyển hóa máu, hạ đường huyết, phản xạ bú yếu, trẻ nhẹ cân do chậm phát triển trong tử cung.

- Trẻ mang dị tật bẩm sinh, nhất là dị tật lớn như 2 thai dính vào nhau dạng đơn hợp tử. Nếu trẻ có chung những cơ quan quan trọng như tim, gan, não... thì khả năng cứu sống rất hiếm hoi.

- Lúc sinh, trẻ gặp những biến chứng như chuyển dạ kéo dài, thai ra sau xổ chậm, nhau bong non, sa dây rốn, 2 thai đầu móc vào nhau v.v... Dù do nguyên nhân nào thì nguy cơ chính là trẻ sẽ bị ngạt do thiếu oxy. Do đó nếu phẫu thuật viên không có nhiều kinh nghiệm trong việc đỡ sinh đa thai, tốt hơn hết nên mở rộng chỉ định mổ lấy thai. Ở đây, sự phối hợp sản - nhi, gây mê hồi sức rất cần thiết vì đặc điểm là trẻ non tháng, chậm phát triển trong tử cung.

NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ ĐẠO ĐỨC VÀ TÂM LÝ - XÃ HỘI

(Xem tiếp kỳ sau)  

 

Thai kỳ

10 biện pháp chống stress trong thời kỳ mang thai
5 vấn đề có thể gây nguy hiểm cho thai phụ
Bà mẹ mang thai nên dự trữ mật ong và giấm táo
Bạn biết gì về đa thai.
Bạn đã sẵn sàng sinh con thứ hai
Cà phê không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi
Các biện pháp giảm đau khi sinh
Các kiểu nghén kỳ lạ
Cách xử trí những điều khó chịu khi mang thai
Có thể biết giới tính thai nhi ngay từ tháng đầu
Cơ hội sinh con trai phụ thuộc vào vĩ độ nơi bạn sống
Dùng vitamin trước thai kỳ giảm nguy cơ sinh non
Hãy để cho cuộc chuyển dạ tự nhiên
Hạnh phúc khi được thấy con cười trong bụng mẹ
Hầu hết các cặp vợ chồng khỏe mạnh đều có con sau 2 năm
Khi có thai có nên ăn uống tẩm bổ không ?
Khi một phụ nữ có thai
Không nên lạm dụng mổ đẻ
Không nên mổ đẻ chỉ vì sợ đau
Làm ca đêm dễ sinh con già tháng
Làm gì khi phát hiện dị tật của thai qua siêu âm
Làm gì khi phát hiện thai nhi bị dị tật
Làm thế nào để giảm đau khi sanh?
Lưu ý cho những bà mẹ lần đầu tiên đi biển.
Mùa hè - cơn ác mộng của bà bầu
Mất ngủ gây khó đẻ
Mẹ béo phì, con dễ bị thừa cân
Mẹ bị cúm, con dễ mắc tâm thần phân liệt
Mẹ bị cúmMẹ bị cúm, con dễ mắc chứng tâm thần phân liệt
Mẹ có tuổi hay sinh con nhẹ cân
Mẹ căng thẳng, con lo âu
Mẹ kiêng khem không ngăn ngừa được dị ứng ở con
Mẹ nghiền chocolate sẽ sinh con hay cười
Mẹ thiếu kẽm, con yếu xương
Mẹ thiếu sắt - con chậm phát triển
Mẹ thiếu vitamin B12, con dễ mang dị tật
Mẹ ăn cá, bé sớm biết bi bô
Mẹ ăn nhiều cá, con phát triển nhanh
Mối ràng buộc từ khi còn trứng nước
Mổ đẻ gây nguy hiểm cho bà mẹ và thai nhi
Một số bệnh lây truyền từ mẹ sang con
Một vài suy nghĩ không đúng 
Người mẹ có thai dùng thuốc như thế nào
Nhau tiền đạo
Những bất thường do dinh dưỡng khi mang thai
Những bệnh lý thường gặp trong 3 tháng đầu của thai kỳ
Những chuyện sinh đẻ kỳ diệu.
Những thay đổi ở người mẹ khi mang thai.
Những điều cần biết về giáo dưỡng thai nhi
Những điều cần tránh để sinh con khỏe mạnh
Nên dự báo 'tuần sinh' thay vì 'ngày sinh'
Phát hiện thai phát triển chậm bằng máy siêu âm Doppler
Phương pháp đơn giản giúp chẩn đoán nguy cơ sẩy thai
Phẫu thuật trẻ sơ sinh trong khi mổ đẻ
Phụ nữ có thai dùng thuốc như thế nào?
Phụ nữ có thai không cần ăn quá nhiều
Phụ nữ có thai không nên dùng quá nhiều cafein
Phụ nữ có thai không nên ăn nhiều gan
Phụ nữ có thai ăn kiêng long nhãn.
Phụ nữ lạc quan dễ sinh con trai hơn
Phụ nữ mang thai cần axit folic
Phụ nữ nhẹ cân dễ sinh con gái
Rối loạn tâm thần thời kỳ sinh đẻ
Sinh con không đau nhờ gây tê tủy sống
Sinh con trai làm giảm tuổi thọ của phụ nữ
Sinh không đau bằng gây tê và những biến chứng
Sinh không đau đã là hiện thực
Sinh mổ chọn ngày
Sinh một con - đột phá của kỹ thuật thụ tinh ống nghiệm
Sinh tư cùng trứng - một hiện tượng hiếm gặp
Sinh vào mùa hè dễ hiếm con
Sinh vào mùa đông dễ mắc bệnh tim
Sinh ða thai: vấn đề đạo đức sản khoa và tâm lý xã hội
Siêu âm 4 chiều giúp nhìn rõ bào thai
Siêu âm theo dõi thai kỳ là cần thiết
Stress chuyển dạ rất có lợi cho trẻ
Suy dinh dưỡng bào thai
Suy nhược gia tăng vào cuối thai kỳ
Sử dụng áo nịt khi mang thai và cho con bú
Taurine giúp phòng bệnh tiểu đường từ trong bụng mẹ
Thai kỳ và siêu âm
Thai nhi cảm nhận thế giới như thế nào
Thai phụ cần cảnh giác với nhiễm khuẩn đường sinh dục
Thai phụ dùng thuốc đa sinh tố, con sinh ra ít bị ung thư
Thai phụ nên kiêng rượu bia hoàn toàn
Thai phụ thiếu máu ít có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Thai phụ tăng nhiều cân dễ bị béo phì sau sinh
Thay đổi cảm xúc phòng the ở phụ nữ có thai
Thói quen lười biếng hình thành từ trong bụng mẹ
Thăm khám thai kỳ
Tuổi mang thai và những nguy cơ thường gặp
Xem mặt con sớm bằng máy siêu âm 4 chiều
Đa số phụ nữ mang thai có thể đi máy bay
Đa thai và dính thai.
Đau đẻ và vấn đề đẻ không đau
Đề phòng thiếu máu khi mang thai
Để giảm nỗi khó chịu của phụ nữ mang thai

Các bất thường trong thai kỳ

Bào thai cũng có thể bị bệnh bạch cầu
Bệnh tật của người mẹ có thể gây nguy hiểm cho thai nhi
Chẩn đoán chửa ngoài tử cung bằng xét nghiệm máu
Chửa ngoài tử cung - chứng bệnh không thể xem thường
Các yếu tố nguy cơ sinh non 
Cảnh báo về bệnh tiểu đường khi mang thai
Cần xét nghiệm HIV ngay lúc chuyển dạ
Phát hiện gen liên quan đến tiểu đường trong thai kỳ
Phát hiện sớm các bệnh truyền từ mẹ sang con
Stress có thể gây sảy thai
Sảy thai làm bệnh viêm khớp nặng thêm
Thai nghén với người mằc bệnh tim
Thai ngoài tử cung, thai trong ổ bụng
Thai phụ bị bệnh răng miệng dễ sinh con nhẹ cân
Thuyên tắc ối.
Tháng sinh tiết lộ nguy cơ mắc bệnh đa xơ cứng
Thảo dược có thể gây khuyết tật cho thai nhi
Thử máu báo trước nguy cơ chết lưu thai nhi
Tiểu đường thai kỳ nguy hiểm cho cả mẹ và con
Tắc mạch ối - tai biến sản khoa bất khả kháng
Viêm gan siêu vi và thai nghén
Viêm ruột thừa và thai kỳ
Điều nên biết về thai chết lưu.

Các vấn đề sau sinh

Bú sữa mẹ có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim
Bảo vệ nguồn sữa cho bà mẹ sau sinh
Cho con bú không giúp ngăn chặn béo phì
Chăm sóc đặc biệt dành cho trẻ đẻ non
Con sinh đôi của hai ông bố
Con đầu lòng dễ bị bệnh tim
Các dị tật bẩm sinh có thể điều trị được bằng vật lý trị liệu.
Cách trị viêm tắc tia sữa
Cảnh giác với bệnh loạn thần sau sinh
Làm thế nào để tiết sữa trở lại
Màng trong - căn bệnh nguy hiểm ở trẻ đẻ non
Rối loạn kiểm soát bàng quang sau khi sinh
Tế bào của con chữa lành vết thương cho mẹ
Xử lý tình huống sau sinh
Ăn uống gì để có sữa?

Thụ thai - tránh thai

"Nhắm mắt khi quan hệ sẽ không có thai"
10 bí quyết giữ gìn khả năng thụ thai
Axit folic và kẽm làm tăng số lượng tinh trùng
Biện pháp tránh thai cho phụ nữ trên 40 tuổi
Bỏ thai 2 tháng bằng thuốc
Cao dán tránh thai đầu tiên cho phụ nữ
Cho và nhận tinh trùng
Châm cứu có thể giúp các cặp vô sinh sớm có con
Chậm có thai sau khi bị sảy thai
Coi chừng vô sinh do nạo phá thai
Các dung môi có thể gây vô sinh
Các yếu tố dẫn đến sinh non
Cân nặng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản
Có bầu lúc nào tốt nhất?
Khuẩn Chlamydia có thể khiến đàn ông vô sinh
Làm mẹ nhờ tinh trùng của... em trai
Lại nói về thuốc tránh thai
Lối sống tác động lớn đến khả năng có con
Mua bán tinh dịch người bất hợp pháp
Mê tín và khoa học trong lựa chọn giới tính thai
Nạo phá thai: không phải chuyện đơn giản!
Phụ nữ dùng thuốc tránh thai
Phụ nữ hay lo thường khó thụ thai
Que tránh thai đặt ở... tay
Sanh trai hay gái theo ý muốn - BS Hồ Ngọc Minh
Sản phẩm tránh thai mới
Thuoc tranh thai the he thu 3 an toan hon
Thuốc diệt tinh trùng có thể gây bệnh ở phụ nữ
Thuốc phá thai Mifepristone và Misoprostol
Thuốc tránh thai mới giúp giảm số kỳ kinh
Thắt ống dẫn tinh có thể giảm khả năng làm cha
Thế nào là tinh dịch không tốt
Tiếp xúc bên ngoài liệu có thể mang thai
Tính ngày thụ thai (tránh thai) theo ngày hành kinh
Tăng khả năng làm cha cho nam giới
Viagra kìm hãm sự thụ thai
Viagra kìm hãm sự thụ thai
Viên thuốc tránh thai khẩn cấp
Xét nghiệm vợ chồng vô sinh
Điều trị vô sinh bằng vitamin B12
Điều trị vô sinh cho nam giới
Điều trị vô sinh nam
Đo hormones để dự báo khả năng hư thai
Đừng vội lo lắng khi mất kinh

Thụ thai nhân tạo

BV Từ Dũ thực hiện thành công hút tinh trùng từ mào tinh
Chi phí thụ tinh trong ống nghiệm
Fairfax - công nghệ sinh con theo giới tính
Hai ca mang thai nhờ kỹ thuật hút tinh trùng từ mào tinh
Hiếm muộn - vô sinh
Hiếm muộn - vô sinh một số điều cần biết
Hiện tượng đa thai trong thụ tinh trong ống nghiệm
Không cần nằm nghỉ quá lâu sau khi chuyển phôi
Kỹ thuật cho – nhận phôi trong điều trị vô sinh
Nhân sự kiện một ca sinh tư từ thụ tinh trong ống nghiệm tại sao lại dễ đa thai?
Những câu chuyện về cho - nhận tinh trùng
Những thành công kỳ diệu trong sản khoa
Những thầy thuốc tạo ra con người
Quy trình khám và điều trị vô sinh
Thành công từ ca cho trứng đầu tiên ở việt nam - một triển vọng mới cho người vô sinh
Thụ tinh trong ống nghiệm, cấy hai phôi hay một phôi?
Thực hiện thành công hút tinh trùng từ mào tinh
Tử cung ảo có thể giúp ngừa sinh non