PHỤ NỮ CÓ THAI DÙNG THUỐC NHƯ THẾ NÀO?
GS. PHẠM GIA CƯỜNG
Đối
với phụ nữ có thai, việc dùng thuốc cần hết sức thận trọng để tránh xảy ra
những tai biến đáng tiếc. Một số điều cần biết dưới đây sẽ giúp ích cho các
bạn sắp làm mẹ.
1. Đang dùng các thuốc
có thể sinh quái thai khi bắt đầu có thai
-
Phải hỏi ý kiến thầy thuốc khi đang dùng các thuốc điều trị khối u, lithium,
kháng Vitamin K thì bắt đầu có thai.
-
Nếu đang dùng thuốc chống động kinh (chủ yếu là phenytoine), cần biết rằng
loại thuốc này dễ gây khuyết tật sứt môi và bệnh tim bẩm sinh cho thai nhi
với tỷ lệ cao. Không nên ngừng thuốc mà phải hỏi ý kiến thầy thuốc để được
làm siêu âm sau 20 tuần mang thai để tìm các tật trên (nếu có).
Valproate de sodium (Dépakine) làm tăng tỷ lệ nứt đốt sống (sfina bifida) ở
thai nhi. Không nên ngừng thuốc nhưng thầy thuốc sẽ cho làm siêu âm, chọc
màng ối qua bụng sớm để tìm khuyết tật trên và làm thủ thuật phá thai trị
bệnh (PTTB, avortement théra-pentique).
-
Nếu đang dùng thuốc hướng tâm thần (psychotropes), thầy thuốc sẽ không làm
PTTB.
-
Ngừng dùng các loại sulfamide hạ đường huyết: loại này rất ít khả năng sinh
quái thai, nhưng trong thời gian mang thai người ta không dùng chúng để trị
đái tháo đường mà dùng chế độ ăn bệnh lý hoặc dùng insuline để kiểm soát
đường huyết.
2. Thuốc không được
dùng suốt trong thời gian thai nghén
-
Một số kháng sinh (xem dưới)
-
Kháng Vitamin K
-
Iode (và những sản phẩm và thuốc có iode: thí dụ thuốc ho).
3. Thuốc không được
dùng trong 3 tháng đầu của thai nghén
- 3
loại thuốc đã nêu trong điểm 2
-
Tuyệt đối không được dùng các oestrogene không stéroide, thí dụ
diéthylstilbestrol (Diotilbéne); diénestrol (Cyeladiène). Vả lại, trong thời
gian mang thai, không có chỉ định nào dùng oestrogene cả.
-
Không dùng các hormon nam, hoặc những thuốc làm đồng hóa (anabolisant) được
coi như không gây nam hóa (non virilisant): không có chỉ định dùng và có
nguy cơ nam hóa một thai nhi nữ.
-
Không dùng cyprotérone (Androcur): nguy cơ nữ hóa một thai nhi nam; không
dùng danazol (Danatrol): nguy cơ nam hóa một thai nhi nữ.
4. Kháng sinh và thai
nghén
Có dùng: + , không dùng: -
Kháng sinh (a) |
Quý 1 (b) |
Quý 2 (c) |
Quý 3 (d) |
1.
Pénicillines 2.
Céphalesporines 3. Macrolides 4. Rifampicine 5. Nitroforanes 6. Tétracyclines 7. Phénicoles 8. Aminosides 9. Sulfamides 10. Cotrimoxazole 11. Quinolones 12. Métronidazole |
+ + + - + - - - - - - - |
+ + + - + - - - - - - - |
+ + + - - - - - - - - - |
5. Kháng sinh và cho
con bú
Khi cho con bú:
-
Không được dùng: Tétracyclines - Phenicolés (Chloramphénicol và
thiamphénicol) - Novobiocine - Quinolones - Métronida - zole (trừ trường hợp
thật cần thiết).
-
Không nên dùng: Nitrofuranes - Sulfamides và Cotrimoxazole.
6. Thuốc cần được dùng
thận trọng, có cân nhắc
Chẹn bêta: mặc dù có thể gây cho sản phụ một số tai biến trong thời kỳ mới
sinh (trụy tim mạch, nhịp tim chậm, hạ đường huyết) nhưng nói chung thuốc
được dung nạp tốt.
-
Gentamicine, Tobramycine: chỉ dùng khi đã có chỉ định chính xác và trong một
thời gian ngắn (nguy cơ gây điếc).
-
Chống viêm không stéroide: nếu có thể được tránh không dùng loại này vì
chúng kéo dài thời kỳ thai nghén, làm tăng huyết áp động mạch phổi gây suy
hô hấp cho sản phụ ở thời kỳ mới sinh, gây suy thận cũng ở thời kỳ này.
-
Corticoides liều cao (1mg/kg): nguy cơ nhiễm khuẩn (listériose,
toxoplasmose, cytomégalovirus) và tăng đường huyết.
-
Ức chế men chuyển: gây thai chết ở động vật thí nghiệm; một vài ca vô niệu ở
sản phụ trong thời kỳ mới sinh. Chỉ dùng thuốc này nếu bệnh cao huyết áp
không đáp ứng với các thuốc hạ áp khác.
-
Ức chế calcium: nifédipine gây sinh quái thai ở động vật thí nghiệm.
-
Lợi tiểu: chỉ có một chỉ định duy nhất: suy tim.