Dinh dưỡng trong bệnh tăng huyết áp
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Hội tăng huyết áp quốc tế (1993) thì tăng huyết áp được qui định như sau:
- Tăng huyết áp:
- Huyết áp tâm thu (HA tối đa): ? 140 mmHg
- Huyết áp tâm chương (HA tối thiểu): ? 90 mmHg.
- Huyết áp bình thường:< 140/90 mmHg.
Yếu tố nguy cơ chính của tai biến mạch não là tăng huyết áp. Các nghiên cứu đều thấy mức huyết áp tăng lên song song với nguy cơ các bệnh tim do mạch vành và tai biến mạch não.
Chế độ ăn có thể tác động đến huyết áp động mạch qua nhiều khâu, đặc biệt là: Natri, kali, canxi, mỡ động vật, đường và chất xơ.
Trong các nguyên nhân gây tăng huyết áp, trước hết người ta thường kể đến lượng
muối ăn
(muối Natri) trong khẩu phần.Bên cạnh muối ăn còn có một số muối khác cũng có vai trò đối với tăng huyết áp. Gần đây người ta nhấn mạnh vai trò của tỷ số K/Na trong khẩu phần và cho rằng chế độ ăn giàu
Kali
có lợi cho người tăng huyết áp. Tăng lượngCanxi
trong khẩu phần ăn có ảnh hưởng làm giảm huyết áp. Sữa và các chế phẩm từ sữa là nguồn canxi tốt, các thức ăn nguồn gốc thực vật như lương thực, khoai củ, đậu đỗ và các loại rau quả có nhiều Kali. Thêm vào đó, khẩu phần ăn nhiều chất bão hoà, khẩu phần ăn nhiều mỡ động vật cũng dẫn đến tăng huyết áp.Như vậy bên cạnh muối ăn (muối Natri), nhiều thành phần khác trong chế độ ăn cũng có ảnh hưởng đến tăng huyết áp, ngoài ra một số yếu tố khác được đề cập tới là
béo phì và rượu
. Tỷ lệ tăng huyết áp ở người béo phì cao hơn hẳn ở người không có béo phì đã trở thành một vấn đề cần quan tâm trong chăm sóc sức khoẻ cộng đồng. Cơ chế tăng huyết áp do bèo phì có thể do: Tăng thể tích tuần hoàn, tăng cung lượng tim, sức kháng ngoại vi tăng. Như vậy trong dự phòng và điều trị tăng huyết áp phải kết hợp chế độ ăn chống béo phì vì béo phì có liên quan chặt chẽ và là một yếu tố gây tăng huyết áp.Uống nhiều rượu thì huyết áp tăng lên không phụ thuộc cân nặng hoặc tuổi tác. ở người tăng huyết áp, bỏ rượu thì huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa) giảm từ 4-8 mmHg, huyết áp tâm chương (huyết áp tối thiểu) giảm ít hơn.
Một chế độ ăn hạn chế muối, giảm năng lượng và rượu có thể đủ để làm giảm áp ở phần lớn đối tượng có tăng huyết áp nhẹ. Ở NHỮNG NGƯỜI TĂNG huyết áp nặng chế độ ăn uống nói trên giúp giảm bớt liều lượng các thuốc hạ áp cần thiết. Bên cạnh đó chế độ ăn nên giàu Canxi, Kali, thay thế các CHẤT BÉO CỦA THỊT BẰNG CÁ VÀ DẦU THỰC VẬT.
ở
Việt nam, vào những năm 60, tỷ lệ tăng huyết áp chỉ vào khoảng 1% dân số nhưng hiện nay, theo số liệu của Viện Tim Mạch tỉ lệ này cao hơn 10%, như vậy tăng huyết áp đã trở thành một vấn đề sức khoẻ cộng đồng quan trọng.NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG CHẾ độ ăn trong điều trị bệnh tăng huyết áp
ít Natri, giàu Kali, lợi niệu, giảm béo, giảm kích thích, tăng an thần.
1. ÍT Natri, giàu Kali, đủ canxi:
Hạn chế muối ăn (Natri clorua), giảm mì chính (natri glutamat). Hạn chế muối ăn và mì chính dưới 6g/ngày – Có phù, suy tim, cho ít hơn (2-4 g/ngày).
Nhiều rau quả để có nhiều kali, trừ khi thiểu niệu.
Bỏ thức ăn muối mặn như cà, dưa muối, mắm tôm, mắm tép…
2. Hạn chế các thức ăn có tác dụng kích thích thần kinh:
3.
Phân bố tỷ lệ thành phần thức ăn, thức uống hợp lý:
Ðạm (protein): giữa mức 0,8 – 1,0 g/kg cân nặng/ngày. Chú ý dùng nhiều protein thực vật như đậu đỗ. Nếu có suy thận, giảm nhiều hơn (0,4 – 0,6 g/kg cân nặng/ ngày).
Chất bột: 35 Kcal/kg cân nặng/ ngày. Người béo quá mức (BMI trên 25) vào béo phì (BMI trên 30) cho ít hơn để giảm cân vì giảm cân là MỘT YẾU TỐ HẠ HUYẾT ÁP RẤT CÓ HIỆU QUẢ. Ă
n ít đường, bánh kẹo ngọt. Tốt nhất là ăn chất bột từ các hạt ngũ cốc và khoai củ.Chất béo: Không quá 30 g/ngày. ăn ít mỡ, dùng dàu từ cá, đậu tương là tốt nhất. ở người béo ít dầu mờ hơn. Bỏ thức ăn nhiều cholesterol như óc, lòng, tim gan, phủ tạng, ăn ít trứng.
Chất khoáng, vi lượng, vitamin: đủ yếu tố vi lượng và vitamin đặc biệt là vitamin C, E, A có nhiều trong rau quả, giá, đậu đỗ.
Thức uống: Chè sen vông, chè hoa hoè, nước ngô luộc, nước rau luộc là thích hợp nhất vừa thông tiểu, an thần, hạ áp. Bỏ rượu, bia, cà phê, chè đặc.