THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI THỨC ĂN
HƯƠNG NGHIÊM
Nói chung con người, ngay
từ khi còn trứng nước đã sống với lòng biết ơn. Bác sĩ Hans Selyc, người đề
xướng học thuyết Strees cho rằng: "Lòng biết ơn chính là yếu tố quan
trọng chi phối mọi hành vi của con người". Còn như Giáo sư Nhật Oshawa
nói: "Kẻ vô ơn là kẻ đang sống trong địa ngục". Lòng biết ơn ấy, bao
hàm lòng biết ơn đối với thức ăn. Vì các loại thức ăn đã "hy sinh" để
chuyển hóa thành máu thịt, thành con người biết tư duy và hành động. Lòng
biết ơn ấy khiến chúng ta thận trọng hơn trong ăn uống. Biết tiết kiệm từng
hạt cơm vì biết bao con người còn đói ăn khát uống. Vì "ăn", một tứ
khoái của con người mà biết bao kẻ vì "khoái khẩu" mà biến thức ăn,
vốn dĩ chỉ để nuôi sống và cung cấp năng lượng cho con người trở thành độc
tố đầu độc cơ thể con người. Thức ăn không tự nhiên mà có. Chính thiên nhiên
đã "hy sinh" một phần ánh sáng, nước, không khí, đất đai, hạt giống, sản
phẩm vật nuôi để tạo thành. Hơn thế nữa, đó là mồ hôi, nước mắt, trí tuệ của
lao động tay chân và trí óc tạo nên. Thiên nhiên nuôi sống con người khác
nào bầu tử cung người mẹ đối với thai nhi. Vì vậy lòng biết ơn thiên nhiên
khác nào lòng biết ơn với mẹ. Cho nên một trong những nghĩa vụ của con người
là phải bảo vệ thiên nhiên và môi trường sinh thái. Nếu không thiên nhiên
cũng biết giận dữ để trừng phạt sự sai lầm nghiêm trọng của chúng ta. Mỗi
một gian nan, khốn khó, kể cả bệnh tật, chết chóc, chúng ta cũng phải biết
ơn nó. Vì chính nó dạy cho con người bài học, đã chứng minh những sai lầm
trầm trọng, những thiếu sót đáng tiếc của con người sống trên mặt đất để mà
"tu chỉnh thân tâm". Ắn không vì khoái khẩu mà để khỏe mạnh, an lạc
thân tâm. Do đó không thể coi nhẹ việc ăn uống hàng ngày. Ắn uống phải phù
hợp với trật tự tiến hóa. Chức năng 32 chiếc răng của con người, trong đó có
đến 20 chiếc răng hàm chủ yếu nghiền nát ngũ cốc, 8 răng cửa để xé rau, củ.
Chỉ có 4 răng nanh là để xé thịt, cá. Vậy thức ăn của con người chủ yếu là
ngũ cốc, rau, củ, quả, chỉ một phần nhỏ là cá, thịt động vật.
Người thôn quê nước ta tuy
lao động cực nhọc nhưng ăn uống khiêm tốn "Cá thịt là hương hoa, tương cà
là gia bản". Tuy quá kham khổ nhưng thực tế cho thấy hầu hết các dân tộc
nổi tiếng là khỏe mạnh, sống lâu, như các dân tộc thiểu số miền Bắc Việt
Nam, dân vùng cao Gruzija, Azebajdzan, Hunza ở Pakistan, người Sikh. ở Ần Độ
v.v... là nhờ họ biết giữ nề nếp dinh dưỡng cổ truyền rất giản dị, gần gũi
với thiên nhiên quanh họ. Ngày nay, trong đời sống văn minh, việc kết hợp
lối ăn uống cổ truyền kết hợp hợp lý những hiểu biết về dinh dưỡng, học luôn
là biện pháp tối ưu để giữ gìn sức khỏe con người và tiết kiệm lương thực,
thực phẩm, để phân phối hợp lý hơn cho con người, khỏi cảnh "kẻ ăn không
hết, người lần không ra".
Thức ăn là chiếc cầu sinh
tử nối liền thiên nhiên với con người. Nước ta sống trong khí hậu bán nhiệt
đới nên chế độ ăn lý tưởng là gạo lứt, gạo xát không kỹ quá, vừng, lạc, rau
củ, đậu nành, rong biển, trái cây, ít cá, thủy sản, còn thịt nên hạn chế.
Nhịp điệu tâm sinh lý của con người lại luôn biến chuyển theo dòng thời
gian. Do đó thực đơn cũng luôn luôn thay đổi. Ắn uống phải phù hợp theo thời
tiết và mùa. Mùa đông lạnh lẽo, mưa phùn gió bấc, trời u ám nên dùng thức ăn
làm ấm người như: rau củ nấu chín hơn, dùng một ít gia vị có lợi cho tiêu
hóa như gừng, tiêu, tỏi. Ngược lại, về mùa hè, khô nóng nên ăn các thức ăn
mát người như rau sống, xà lách rửa sạch, các món luộc, còn tránh bớt các
loại thức ăn xào, rán, nhiều dầu mỡ, hoặc nấu nướng, chế biến quá cầu kỳ.
Không sử dụng nước đá nhiều làm hư hại răng và sinh nhiệt trong cơ thể. Thức
ăn lại phải phù hợp với từng người từng lứa tuổi. Thí dụ: người già tránh ăn
mặn như thanh niên, phụ nữ nên ăn rau quả nhiều hơn nam giới, người lao động
chân tay nên ăn thịt cá nhiều hơn người lao động trí óc. Nhiều người sống
trong "tứ khoái" nên rất ít tiết dục. Do vậy cứ nghe món nào ngon, bổ
là kiếm ăn cho được, cố ăn cho nhiều. Từ đó gây ra sự mất quân bình trong
dinh dưỡng và do đó bệnh hoạn cũng nảy sinh.
"Vạn bệnh từ miệng đi
vào", các thầy thuốc xưa nay luôn khuyến cáo con người như vậy.