SẰT MỘT YẾU TỐ KHÔNG
THỂ THIẾU TRONG QUÁ TRÌNH TẠO MÁU, NHẦT LÀ NỮ VÀ TRẺ NHỎ
BS. THANH SƠN
Trong việc tạo hồng cầu
ngoài những yếu tố cần thiết khác nhau thì sắt cũng giữ một vai trò hết sức
quan trọng mà cơ thể không thể thiếu. Nếu vì một nguyên nhân nào đó làm
thiếu sắt sẽ dẫn đến nhiều bệnh như suy nhược cơ thể, kém ăn, suy nhược thần
kinh v.v... Đối với trẻ nhỏ thiếu sắt làm da xanh xao, biếng ăn, chậm phát
triển như chiều cao và cân nặng. Tâm thần kém linh hoạt, vận động chậm dễ bị
nhiễm khuẩn dai dẳng đưa đến to gan lách, còi xương suy dinh dưỡng... Đặc
biệt với phụ nữ đang thời kỳ mang thai, vì nhu cầu phát triển của thai nhi
rất lớn nên lượng máu tăng cũng phải tăng cao tới 30% (khoảng 1/4 lít) vì
thế tim người mẹ làm việc nhiều, lượng sắt cũng phải tăng theo để tham gia
vào quá trình tạo máu, vận chuyển oxy nuôi dưỡng tế bào tạo năng lượng và
nhiệt năng cho cơ thể. Ngay cả thời kỳ cho con bú, mẹ và con đều cần sắt để
trẻ phát triển và bổ sung những thiếu hụt sau cuộc đẻ của người mẹ và con
sau khi sinh.
Bình thường nồng độ sắt
trong huyết thanh, người lớn là 112?
11m g trong 100ml huyết tương tức 18-22m mol/lít, ở nữ còn thấp hơn. Trẻ mới
đẻ vào khoảng 170m g đến 6 tháng tuổi giảm xuống còn
60-80m g. Rồi sẽ tăng dần vào độ tuổi từ
2-3 và đến 15 hoặc 16 tuổi sẽ đạt mức như người lớn.
Như vậy khi mức sắt có
trong huyết thanh hoặc giảm đều là dấu hiệu của những bệnh sắt. Tăng sắt
trong huyết thanh khi mắc bệnh thiếu máu do tan huyết (huyết tán), thiếu máu
Biermer, viêm gan cấp (vào ngày thứ 15), bệnh Hodgkin, saccôm lưới... và sắt
giảm trong các bệnh thiếu máu nhược sắt do thiếu sắt như mất máu cấp, mất
máu dai dẳng như giun móc, sán v.v... các bệnh nhiễm khuẩn, ung thư bệnh
chất tạo keo, hoặc chế độ ăn uống không hợp lý, kiêng khem, ăn ít rau và hoa
quả tươi.
Gần đây theo kết quả điều
tra của Viện dinh dưỡng thì tỷ lệ nữ thiếu máu do thiếu sắt trong thời kỳ
mang thai là 52,3%. Đây là vấn đề cần quan tâm đề sớm có các biện pháp hướng
dẫn phòng chống. Thật vậy, hàng năm nếu chu kỳ kinh bình thường đều đào thải
một lượng máu kéo theo cả chất sắt. Khi chữa đẻ nhu cầu tạo máu lại tăng cao
để nuôi dưỡng thai nhi phát triển mặt khác lúc đẻ cũng là, mất nhiều máu làm
mất sắt...
Trong quá trình phát triển
rất cần sắt để tạo máu giúp vận chuyển dinh dưỡng và oxy để đốt cháy tạo nên
năng lượng hoạt động cho cơ thể. Như vậy với phụ nữ và trẻ nhỏ sắt là nhu
cầu bức thiết hàng ngày, nên trong khẩu phần ăn uống cần lưu ý những thực
phẩm chứa sắt như các loại rau, quả, lòng đỏ trứng, thịt nạc, cá... Nếu
lượng sắt bù đắp chưa đạt có thể dùng thuốc chứa sắt như Protoxalat ngày
2-3g v.v... Nhưng khi hấp thu sắt ở ruột vào máu. Qua nghiên cứu đã cho biết
với tỷ lệ sắt và vitamin C là 1:12 sẽ cho hiệu hấp thu sắt cao nhất. Thiếu
vitamin C sẽ làm khả năng hấp thu sắt ở ruột kém. Nên dùng các loại thuốc
sắt như Fero (Fe++) vì thế dễ hấp thu hơn sắt Feric (Fe+++).
Tuy vậy việc sử dụng các
viên sắt cũng cần có chỉ định và sự hướng dẫn của thầy thuốc, chứ không nên
tùy tiện, lạm dụng vì khi cơ thể nhiều sắt quá lại gây nên bệnh nghĩa là tác
động ngược lại.
Nguồn thực phẩm chứa sắt
khá phong phú chỉ cần ăn đúng, ăn đủ và có khẩu phần ăn hợp lý vệ sinh thì
chắc hẳn các nhu cầu dinh dưỡng cũng như là sắt cho cơ thể sẽ được cải thiện
tốt. Thuốc uống chỉ cần khi trẻ thời kỳ đang phát triển và phụ nữ lúc mang
thai, sau đẻ.