CHỌN LỰA THỰC PHẨM CHO BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO
ĐƯỜNG
BS. NGUYỄN THỊ HÒA
BV. Nguyễn Tri Phương
(Tiếp theo kỳ trước)
Nguyên tắc chung khi
ăn
- Ắn thức ăn đa dạng,
nhiều thành phần.
- Ắn hạn chế chất béo
nhất là mỡ động vật (thịt heo, vịt nên bỏ da).
- Ắn thêm nhiều thức ăn
có chất xơ (các loại rau).
- Không ăn đường, không
uống rượu.
- Đặc biệt phải luôn giữ
cân nặng vừa phải, tránh tăng cân quá mức. Làm thế nào để biết cân nặng của
bạn là vừa phải ?
Người ta dùng
chỉ số khối cơ thể (BMI) =
Theo Tổ chức y tế thế giới, trừ người có thai thì: BMI nhỏ hơn 18,5 là thiếu
cân, thiếu dinh dưỡng
Từ
18,5-25 là bình thường (cân nặng lý tưởng)
Từ
25-30 là thừa cân
Trên 30 là mập phì
Phân bố thành phần trong
bữa ăn
s Tinh bột ? 50-55% (nếu ít vận động, tăng Triglycerid thì giảm
còn 40%)
s Chất đạm ? 20% (khi suy thận, phải giảm còn 0,6g thịt/ kg cân
nặng /ngày)
s Chất béo ? 25-30% (chủ yếu là chất béo không bão hòa)
THÁP
DINH DƯỠNG ÁP DỤNG CHO BỆNH NHÂN ĐTĐ
? Vài lần (4-5lần)trong thángThịt lợn, thịt bòbơ, xúc xích
? Vài lần trong năm
? Vài lần trong tuần Thịt bê, Trứng (bỏ lòng đỏ), Cá (ít béo)
? Hàng ngày Sữa, sữa chua, phô mai (lọc bơ), Dầu thực
vật, bơ thực vật
Tháp dinh dưỡng áp dụng cho người bệnh tiểu đường:
phía đỉnh tháp chỉ sự hạn chế, phía đáy chỉ sự bớt hạn chế hơn.
Tổng năng lượng cần cho một ngày từ 1500 - 1700 Kcal
s Cách tính tổng năng lượng cho 1
người: Số Kcal cần cho 1 Kg cân nặng x cân nặng cơ thể
s Bảng Kcal cần cho 1 Kg cân nặng
+ Người mập cần giảm cân : 20 Kcal/Kg cân nặng
+ Người lao động nhẹ: 30 Kcal/Kg cân nặng
+ Người lao động trung bình: 35 Kcal/Kg cân nặng
+ Người lao động nặng : 40 Kcal/Kg cân nặng
III. Chọn lựa thực
phẩm thích hợp
1. Thức ăn nên dùng: Là những
thực phẩm làm tăng đường huyết từ từ. Bạn có thể dùng thường xuyên nhưng với
số lượng vừa phải, phù hợp với từng người bệnh.
- Gạo, tấm xay, ngũ cốc, bánh mì, mì sợi
- Thịt không mỡ hay thật ít mỡ
- Cá nạc (cá béo bỏ da)
- Thịt gà, thịt vịt bỏ da
- Lòng trắng trứng
- Sữa loại không có chất béo, yaourt
- Các loại rau (ăn nhiều trong bữa ăn ).
- Trái cây (ăn sau bữa
ăn): Hạn chế dùng 2-3 lần/ngày vì chúng có thể làm tăng Triglycerid máu (tài
liệu của "Universite Paris-North" - J.R.Attali).
2.
Thức ăn cần tránh
Các loại thực phẩm có
đường: Sau khi
bạn ăn, các loại thức ăn này sẽ chuyển hóa thành đường (glucose), làm đường
huyết tăng cao, đường dư sẽ tích lũy tạo thành chất béo
+ Đường, mật
+ Kẹo, mứt, các loại bánh ngọt
+ Kem, chè ngọt, siro, nước trái cây có đường, nước ngọt có gas
+ Bơ, mỡ, váng sữa v.v.
Các loại rượu
+ Không uống các loại rượu ngọt.
+ Không uống rượu lúc đói vì sẽ gây hạ đường huyết
+ Với bệnh nhân kiểm soát đường huyết tốt, bạn có thể uống chút rượu (1 ly
nhỏ) vào lúc ăn.
3. Lưu ý
- Các thức ăn làm tăng
đường huyết nhiều: Bắp, bánh mì, khoai tây, cà rốt, mật, biscotte
- Các thức ăn làm tăng
đường huyết trung bình: Cơm, mì, đậu hà lan, chuối, nho
- Các thức ăn làm ít tăng
đường huyết: Đậu khô, đậu lăng, đậu Trung Quốc, yaourt, sữa không đường,
cam, táo.
IV. Tham khảo một mẫu
thực đơn (Xem tiếp kỳ sau)