Tác dụng chữa bệnh của cây sống đời
Cây sống đời. |
Khi bị đau họng, nên ăn 16 lá sống đời (sáng ăn 8 lá, chiều 8 lá), bệnh sẽ khỏi nhanh. Còn nếu bị chảy máu cam, có thể giã 1-2 lá sống đời, lấy bông gòn thấm nước đặt vào lỗ mũi.
Cây sống đời (còn có các tên là bỏng, trường sinh, cầm máu, đời sống, sống lâu) mọc hoang dại ở đồi núi hoặc được trồng làm cảnh ở các gia đình. Lá sống đời không độc, mùi vị dễ ăn. Nên hái lá vào khoảng 6-7 giờ sáng thì hiệu quả chữa bệnh sẽ cao, lại không có vị chát. Không được ăn với muối.
Sau đây là cách chữa một số bệnh bằng cây sống đời:
- Say rượu: Ăn 10 lá sống đời, sau 10 phút sẽ khỏi say.
- Viêm họng: Ăn 10 lá sống đời, chia làm 10 lần trong ngày (sáng 4, chiều 4, tối 2). Nên nhai ngậm và nuốt cả bã. Dùng trong 3 ngày là khỏi.
- Mất sữa: Sáng và chiều mỗi lần ăn 8 lá sống đời, sau 2 ngày sẽ có sữa.
- Mất ngủ: Chiều và tối ăn mỗi lần 8 lá sống đời, giấc ngủ sẽ đến sớm.
- Viêm xoang mũi: Giã nát 2 lá sống đời, lấy nước thấm vào bông, nút hố mũi bên viêm. Ngày làm 4-5 lần. Nếu viêm cả 2 bên thì sáng nút một bên chiều nút một bên.
- Trĩ nội: Mỗi ngày dùng 10 lá sống đời (sáng 4 lá, chiều 4 lá, tối 2 lá) nhai nuốt bớt nước, bã bỏ vào gạc vải, đắp lên hậu môn. Trước khi đắp thuốc phải làm vệ sinh hậu môn bằng nước pha muối. Sau 20-45 ngày sẽ khỏi.
- Kiết lỵ (viêm đại tràng): Mỗi ngày ăn 20 lá sống đời (sáng 8 lá, chiều 8 lá, tối 4 lá). Trẻ 5-10 tuổi dùng liều bằng nửa người lớn. Ăn 5 ngày là khỏi.
Lương y Nguyễn Vệ Bang, Sức Khỏe & Đời Sống