Cây thạch lựu chữa sán
Để chữa sán, lấy vỏ rễ lựu khô 60 g ngâm nước trong 6 giờ rồi sắc với 750 ml nước, lấy 500 ml. Uống thuốc này 2-3 lần vào buổi sáng, cách nhau 30 phút. Sau khi uống lần cuối cùng thì uống thêm một liều thuốc nhuận tràng, sau đó nằm nghỉ.
Vỏ quả lựu chứa 28% tanin và chất màu, có tác dụng làm săn và sát khuẩn mạnh. Vì vậy, nó được dùng làm thuốc chữa lỵ, đi ngoài, ngày 15-20 g dưới dạng thuốc sắc, thời gian điều trị 7-10 ngày. Có thể thêm đường và tinh dầu thơm (tinh dầu chanh, cam) cho dễ uống.
Vỏ quả lựu có thể chế thành thuốc dùng dần, cách làm như sau: Vỏ quả
lựu 2 kg rửa sạch, cắt nhỏ, cho vào nồi đất, nồi sành hay nhôm
(không được cho vào nồi sắt, tôn hay gang vì chất sắt sẽ kết hợp với
tanin trong vỏ quả, làm giảm tác dụng). Cho 10 lít nước, đun sôi và
giữ trong nửa giờ, gạn lấy nước này để riêng. Cho 5 lít nước vào đun
lần thứ hai, sôi trong 30 phút, gạn lấy nước. Sau đó, trộn lẫn 2
loại nước đem cô đặc lấy 4 lít, có thể thêm đường, tinh dầu thơm rồi
cho vào chai, lọ và đậy kín. Người lớn mỗi ngày uống 4 lần, mỗi lần
2-3 thìa cà phê, uống 7-10 ngày.
Để chữa sán, có thể dùng vỏ
rễ lựu 40 g, đại hoàng 4 g, hạt cau 4 g, nước 750 ml, sắc tới khi
còn 300 ml. Tối hôm trước nhịn đói, sáng sớm hôm sau uống thuốc này,
chia làm 2-3 lần. Sau khi uống thuốc cần nằm nghỉ, khi nào thật buồn
đại tiện thì mới đi. Khi đại tiện cần nhúng mông vào chậu nước ấm để
sán ra hết. Các đơn thuốc chữa sán bằng thạch lựu không được dùng
cho phụ nữ có thai và trẻ em.
Ngoài công dụng chữa sán, vỏ rễ và vỏ thân lựu còn được dùng làm thuốc ngậm chữa đau răng.
BS Hương Tú, Sức Khỏe & Đời Sống