Dùng đu đủ chữa bệnh và bồi dưỡng cơ thể
Men papain trong đu đủ có tác dụng giúp tiêu hóa chất đạm. Nó cũng giúp kìm hãm một số vi trùng gây bệnh như gram và tiêu diệt nhiều vi trùng khác như staphillococcus, thương hàn.
Đu đủ chín chứa khoảng 13% đường, không có tinh bột, nhiều caroten,
acid hữu cơ, các vitamin A, B, C và khoáng chất. Đu đủ xanh ngoài
các chất trên còn có nhiều nhựa mủ latex màu trắng đục - là hỗn hợp
của nhiều men tiêu hóa chất đạm, chủ yếu là papain. Ngoài các tác
dụng kể trên, men này còn có khả năng làm đông sữa và giảm độc đối
với toxin và toxanpunin.
Bộ phận dùng làm thuốc của đu đủ gồm
rễ, lá, hoa, hạt và nhựa. Nhựa papain thô và tinh chế được sử dụng
thay thế pepsin và pancreatin trong điều trị rối loạn tiêu hóa do
thiếu men, giúp tiêu hóa tốt chất đạm trong thức ăn. Nhựa và hạt đu
đủ dùng làm thuốc tẩy nhiều loại giun (trừ giun móc ankylostome).
Chất cacpain trong các bộ phận này có tác dụng làm chậm nhịp tim.
Hạt đu đủ còn có tính kháng khuẩn mạnh, dùng ngoài để làm sạch vết
thương bẩn, nhiễm trùng.
Cần lưu ý
tác dụng ngừa thai, gây sẩy thai của papain do hoạt tính của nó đối
với progesteron của thai phụ.
Công dụng cụ thể
-
Quả đu đủ xanh nghiền nát với nước, dùng bôi để chữa các vết tàn
nhang ở mặt và tay, còn dùng chữa chai chân và bệnh eczema...
- Rễ đu đủ sắc uống có tác dụng cầm máu trong bệnh băng huyết, sỏi
thận...
- Hoa đu đủ đực tươi hoặc
phơi khô hấp với đường phèn dùng chữa bệnh ho, viêm cuống phổi, khàn
tiếng hoặc mất tiếng ở người lớn. Với trẻ em, hái 5-10 hoa đực đem
sao vàng, thêm đường phèn hấp hoặc chưng khi nồi cơm cạn nước, cho
trẻ uống trong ngày.
- Đu đủ chín là một món ăn giúp bồi bổ
cơ thể và tiêu hóa tốt các chất thịt, lòng trắng trứng; Khi hầm các
loại thịt, xương cứng, người ta thường cho quả đu đủ xanh vào để
thức ăn mau nhừ...
BS Trang Xuân Chi, Sức Khỏe & Đời Sống