TIỀN HỒ
Tác giả : GS. ĐỖ TẤT LỢI
Hỏi: Tôi thường bị ho về đêm, nhiều đờm và khó thở. Đọc báo cũng như nghe nhiều người mách bảo nên dùng tiền hồ để chữa bệnh. Xin bác sĩ cho biết tiền hồ là gì? Chế biến và cách dùng ra sao để đạt được hiệu quả cao. (Nguyễn Việt Bắc - Hà Nội)
Trả lời: Tiền hồ còn gọi là quy nam (Lạng Sơn), tử hoa tiền hồ (Trung Quốc), thổ dương quy, sạ hương thái.
Tên khoa học Peucedanum decursivum Maxim, Angelica decursiva Franch et Savat.
Thuộc họ Hoa tán Umbelliferae.
Tiền hồ (Radix Peucedani decursivi) là rễ phơi hay sấy khô của cây tiền hồ hay cây quy nam.
Mô tả cây
Cây thuộc thảo, cao 0,7-1,4m, mọc thẳng đứng, trên có phần nhánh, thân có khía dọc. Lá ở gốc cây lớn, 1-2 lần xẻ lông chim, cuống dài 14-30cm, phiến lá chia thành thùy hình bầu dục có răng cưa to. Lá ở thân nhỏ, cuống ngắn có bẹ lá phồng và rộng. Lá ở phía không cuống hay thu lại còn bẹ lá. Cụm hoa tán kép. Hoa màu tím. Quả hình bầu dục, cụt ở hai đầu, 5-7mm, rộng 3-5mm. Phân liệt quả, có múi ở cạnh, khi chưa chín 2 phân liệt quả dính chặt vào nhau. Khi chín phân liệt quả ở tung ra, có dìa rộng và hơi dày.
Công dụng và liều dùng
Theo tài liệu cổ, tiền hồ có vị đắng, cay, tính hơi hàn, vào hai kinh phế và tỳ. Có tác dụng tuyên tán phong nhiệt, hạ khí chỉ ho, tiêu đờm. Dùng chữa phong nhiệt sinh ho, đờm đặc, suyễn tức. Không thực nhiệt, ngoại cảm không dùng được.
Thường tiền hồ là một vị thuốc chữa ho, trừ đờm. Ngoài ra còn là một vị thuốc chữa sốt, giảm đau dùng trong trường hợp cảm mạo, sốt nóng, đầu nhức.
Liều dùng 9-15g dưới dạng thuốc sắc chia làm 2-3 lần uống trong ngày.
Đơn thuốc có tiền hồ
Chữa viêm khí quản, đờm không tiết ra được: Tiền hồ 10g, tang bạch bì 10g, đào nhân 10g, khoản đông hoa 8g, bối mẫu 10g, cát cánh 5g, cam thảo 3g, nước 600ml. Sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày (Đơn thuốc kinh nghiệm của Diệp Quyết Tuyền