TAM THÂT - VỊ THUỐC "VÀNG KHÔNG ĐỔI ĐƯỢC"
BS. NGUYỄN VĂN DƯƠNG
Thầy thuốc y học dân tộc gọi là nhân sâm tam thất, sâm tam thất hay kim bất hoán (vàng không đổi được - vị thuốc rất quý). Có tên khoa học cùng họ sâm Panax Pseudo - Ginseng Wall (Panax repens Maxim). Thuộc họ ngũ gia bì (Araliaceat).
Người ta có nhiều cách giải thích tam thất. Theo sách Bản thảo cương mục gọi "tam thất" vì cây có 3 lá bên trái, 4 lá bên phải (?). Có người lại nói tam = ba, tức từ gieo trồng đến ra hoa là 3 năm; thất = bảy, tức từ gieo trồng đến thu hoạch rễ bán được mất 7 năm. Lại có thuyết cho rằng vì lá tam thất có từ 3 đến 7 lá chét.
- Cây tam thất có rất nhiều ở Việt Nam ta, được trồng từ lâu với số lượng ít ở tỉnh Hà Tuyên (Đồng Văn), Hoàng Liên Sơn (Mường Khương, Bát Xát, Phà Lùng), Cao Lạng v.v... Tam thất mọc trên vùng núi cao 1.200-1.500m theo sườn núi ít gió mạnh, có dàn che nắng và phải có rào bảo vệ chuột và sóc đến ăn củ.
Ở Trung Quốc có nhiều tỉnh trồng cây tam thất, như Quảng Tây, Tứ Xuyên, Hồ Bắc, Giang Tây. Ở Tỉnh Vân Nam trồng nhiều nhất và tam thất ở đây được coi là tốt nhất. Chính thành phần hóa học của loại dược thảo này cũng được nghiên cứu và công nhận từ năm 1937-1941 ở Trung Quốc bởi các giáo sư Triệu Thừa Cổ và Chu Nhiệm Hoàng.
Tác dụng dược lý, công dụng, liều dùng: Năm 1937, hai tác giả Chu và Triệu có nhận xét thấy tính chất các Saponin trong tam thất không giống như Saponin thường: rất ít độc với loài cá. Với dung dịch tam thất 1/1000 hoặc 1/500, thả cá vàng vào dung dịch sau 24 giờ vẫn không trúng độc. Tiêm vào chó (được đánh mê bằng ête) 1-20mg arasapomin A hoặc B không thay đổi rõ rệt về huyết áp, với tim và hô hấp. Đối với khúc ruột và tử cung cô lập của thỏ và chuột bạch cũng không thay đổi.
Xưa có câu nói về công dụng của tam thất: tánh dược thì mạnh bạo, đắng ấm mà té tức trừ êm, ích gân xương, giúp thận vẹn toàn, trừ phong thấp bại tê ứ huyết.
Tài liệu cổ có ghi: tam thất vị ngọt, hơi đắng, tính ôn, vào 2 kinh can và vị, có tác dụng hành ứ; cầm máu, tiêu thũng, dùng trị thổ huyết máu cam, lî ra máu, ung thũng, bị chấn thương có máu bầm, sản phụ sinh xong máu hôi không sạch. Còn được dùng phổ thông trong nhân dân thì tam thất là 1 vị thuốc cầm máu, hữu dụng trong các trường hợp bị chảy máu, bị chấn thương do nhiều nguyên nhân, ứ huyết, sưng bầm, đau nhức.
- Liều dùng: Độc vị, ngày từ 5 - 10g tùy nặng nhẹ với dạng thuốc sắc, hoặc thuốc bột loại tốt. Thầy thuốc coi tam thất là vị thuốc vừa trị bệnh đồng thời cũng là vị thuốc bổ thay nhân sâm.
- Trong dân gian có bài Thập bổn thang gia giảm có dùng tam thất chữa bệnh băng huyết: tam thất 1g, gia cỏ mực 5g, nhỏ chảo gang 1g, muồng 1g. Thuốc sắc hoặc chế thành bột uống.
- Trị ngoài da: dùng củ tam thất loại tốt mài ra nước keo vàng vàng, thoa hoặc đắp chỗ sưng đau nhức vùng da mặt, khi lành sẽ không bị nám sẹo.
* Chú ý: Ngoài vị thuốc tam thất chính kể trên, trong dân gian còn dùng rễ cây thổ tam thất thay tam thất. Thổ tam thất được xác định là Gynura Segetrium (Lour Merr hay Gynura Pinnatifida, thuộc họ cúc (Campositae). Dùng lá và rễ để làm thuốc cầm máu như vị tam thất, và dùng chữa bị rắn cắn.
- Một cây nữa thuộc họ gừng (Zingiberaceae) chỉ Stahlianthus có thân rễ nhỏ được bán với tên tam thất. Chú ý tránh nhầm lẫn, mua giá quá đắt một cây trồng rất dễ và ít có tác dụng.
Liệt dương + di tinh
Cây xộp: cành và lá phơi khô 100g
Đậu đen 50g
Đường vừa đủ cho sau 10 ngày
Rượu 250ml
Ngâm 10 ngày thành rượu thuốc. Uống 10-30ml, 2-3 lần mỗi ngày.
BS. N.V.DƯƠNG