Thực liệu cổ truyền phương Ðông

Tác giả : Thạc sĩ HOÀNG KHÁNH TOÀN (Khoa Ðông y - Viện Quân y 108)

Trong mươi năm trở lại đây các phương pháp phòng trị bệnh và nâng cao sức khỏe của y học cổ truyền có liên quan đến ăn uống đã được đề cập khá nhiều trong sách báo và trên các phương tiện thông tin đại chúng. Bạn đọc dần được làm quen với các khái niệm như ẩm thực liệu pháp, ẩm thực dưỡng sinh, dược thiện, cháo thuốc, trà dược, rượu thuốc, món ăn - bài thuốc... Nhưng không phải ai cũng biết rằng tất cả các loại hình trị liệu này đều nằm trong một bộ phận cấu thành trọng yếu của nền y học cổ truyền phương Ðông được gọi là ẩm thực liệu pháp, nói tắt là thực liệu.

THỰC LIỆU LÀ GÌ?

Thực liệu, còn gọi là thực trị (dietetic therapy), là phương pháp căn cứ theo lý luận của y học cổ truyền tiến hành lựa chọn các thực phẩm phù hợp (đơn thuần hoặc phối ngũ với các vị thuốc) để gia công chế biến thành các đồ ăn thức uống, hướng dẫn rèn luyện thói quen và nếp vệ sinh ăn uống hợp lý nhằm mục đích phòng chống bệnh tật, bảo vệ và nâng cao sức khỏe. Như vậy, theo quan điểm của y học cổ truyền, lương thực và thực phẩm không chỉ có tác dụng chủ yếu là nuôi dưỡng cơ thể mà còn có công dụng chữa bệnh. Hay nói cách khác, đồ ăn thức uống bản thân vốn dĩ đã mang đủ giá trị về cả hai phương diện "Dưỡng" và "Liệu" với mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau. Sách cổ viết: "Thực vật, bệnh nhân phục chi, bất dãn liệu bệnh, tính khả sung cơ. Bất dãn sung cơ, cánh khả thích khẩu. Dụng chi đối chứng, bệnh tự tiệm dụ, tức bất đối chứng, diệc vô tha hoạn" (Ðồ ăn thức uống không chỉ để ăn cho no mà còn dùng để chữa bệnh, dùng đúng thì bệnh tự khỏi dần).

Thực liệu học cổ truyền là một môn khoa học chuyên nghiên cứu về tác dụng và qui luật ứng dụng các đồ ăn thức uống trong việc phòng chống bệnh tật và bảo vệ sức khỏe con người. Khác với dinh dưỡng học và vệ sinh học hiện đại, thực liệu học cổ truyền lấy lý luận Ðông y làm cơ sở để tiến hành nghiên cứu về tính vị, công năng, cách chế biến, cách ăn, kiêng kỵ, cách phối ngũ và chỉ định điều trị của các loại đồ ăn thức uống nhằm mục đích điều hòa khí huyết, cân bằng âm dương, phục hồi chức năng của tạng phủ kinh lạc. Ðồng thời còn hướng dẫn thực hành các liệu pháp dưỡng sinh ẩm thực, vệ sinh ăn uống hợp lý...

THỰC LIỆU CÓ TỪ BAO GIỜ?

Thực liệu cổ truyền phương Ðông đã có một lịch sử rất lâu đời. Ở Trung Quốc, truyền thuyết xa xưa đã kể chuyện Thần Nông, người phát minh ra nông nghiệp và Ðông dược, từng nếm hàng trăm cây cỏ làm thuốc và làm thức ăn để biết được tính vị của chúng. "Thần nông bản thảo kinh", cuốn sách thuốc cổ nhất còn lưu lại đến nay đã ghi lại 365 vị thuốc, được phân ra làm ba loại thượng, trung và hạ phẩm, trong đó đại bộ phận thượng phẩm chính là các loại lương thực, rau quả và thịt cá thường dùng làm thức ăn hàng ngày. Ðời Ðường, trong sách "Thiên kim yếu phương", y gia trứ danh Tôn Tư Mạo cũng đã dành một chương "Thực trị Thiên" để bàn về thực liệu và cuốn "Thực liệu bản thảo" của Mạnh Sằn với nội dung tổng kết những thành tựu về thực trị trước đó đã được coi là tác phẩm viết về thực liệu sớm nhất còn lưu đến ngày nay. Ðời Tống, Trần Trực đã bàn đến việc dùng dược thiện trị bệnh cho người cao tuổi trong sách "Dưỡng lão thân thân thư". Ðời Nguyên, cuốn "Ẩm thực chính yếu" của thái y cung đình Hốt Tư Tuệ là một tác phẩm nổi tiếng đề cập đến các vấn đề như ẩm thực dưỡng sinh, dinh dưỡng liệu pháp, vệ sinh ăn uống, ngộ độc thực phẩm, kiêng kị khi có thai... Rồi theo dòng chảy của lịch sử, các tác giả và tác phẩm bàn về thực liệu lần lượt ra đời như Chu Ðệ với "Cầu hoang bản thảo", Lý Thời Trân với "Bản thảo cương mục" (đời Minh), Cao Liêm với "Tuân sinh bát tiên", Vương Mạnh Anh với "Tùy tức cư ẩm thực phổ" (đời Thanh)...

Ở Việt Nam, ngay từ thời Hồng Bàng (2.900 năm trước Công nguyên), cha ông ta đã biết dùng thức ăn để làm thuốc. Tác dụng của củ gừng, củ tỏi... đã được phát hiện với mục đích làm cho các món ăn hết tanh, có mùi vị thơm ngon, ấm bụng và dễ tiêu, đã biết ăn trầu để chống lạnh và giữ cho răng bền chắc... Trong các tác phẩm của mình, Tuệ Tĩnh và Hải Thượng Lãn Ông đã ghi lại nhiều loại ngũ cốc, thực phẩm dùng làm thuốc và có những kiến giải hết sức độc đáo về thực trị. Hai cuốn "Vệ sinh yếu quyết" và "Nữ công thắng lãm" của cụ Hải Thượng có thể coi là những tác phẩm nổi tiếng viết về thực dưỡng và thực trị.

THỰC LIỆU CÓ NHỮNG ÐẶC ÐIỂM GÌ?

Thực liệu cổ truyền phương Ðông tùy theo điều kiện lịch sử, địa lý, kinh tế, văn hóa, tập quán của mỗi dân tộc mà có những nét đặc sắc khác nhau, song đều chứa đựng những đặc điểm nổi bật sau đây:

- Nội dung rất phong phú: Vì có lịch sử hàng nghìn năm tồn tại và phát triển nên thực liệu cổ truyền đã tích lũy được một kho tàng kinh nghiệm rất lớn và quý báu. Hơn nữa, giữa các dân tộc, các quốc gia lại có sự giao lưu và trao đổi rộng rãi, đặc biệt trong những thế kỷ gần đây được bổ sung và soi sáng bởi dinh dưỡng học hiện đại nên nội dung của nó ngày càng phong phú và có sự chuyển biến về chất.

- Hệ thống kết cấu hoàn chỉnh: Thực liệu cổ truyền không chỉ đề cập đến việc trị liệu bệnh tật mà còn bao gồm cả các vấn đề như thực dưỡng, vệ sinh ăn uống, ẩm thực kiêng kỵ, ẩm thực bảo kiện, ẩm thực bào chế... Tất cả tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh.

- Cơ sở lý luận vững chắc: Thực liệu cổ truyền không chỉ là những kinh nghiệm thực tiễn đơn thuần mà còn là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền y học cổ truyền Ðông phương, được xây dựng dựa trên cơ sở lý luận Ðông y vững chắc. Cũng như các vị thuốc, đồ ăn thức uống cũng có tính vị cụ thể, qui kinh rõ ràng, phương thức sử dụng biện chứng dựa trên cơ sở lý luận âm dương, ngũ hành, tạng phủ kinh lạc, tứ chẩn bát cương...

NGUYÊN TẮC CHỦ YẾU CỦA THỰC LIỆU LÀ GÌ?

Thực liệu cổ truyền có bốn nguyên tắc chính:

1/Ẩm thực hữu điều: Nghĩa là ăn uống phải điều độ, hợp lý, không thái quá, không bất cập. Trong "Vệ sinh yếu quyết", Hải Thượng Lãn Ông đã dẫn lời của cổ nhân: "Người biết dưỡng sinh thì uống trước khi khát nhưng không uống quá nhiều, ăn trước khi đói nhưng không ăn quá no. Nên ăn ít mà ăn nhiều lần, không nên ham ăn nhiều mà khó chịu. Thường nên để trong cái no có một chút đói, chứ không nên để trong cái đói có một chút no".

2/Biện chứng thi trị: Nghĩa là phải xem xét tỉ mỉ, tùy thể chất, chứng trạng, mạch tượng... mà phân biệt âm dương, biểu lý, hàn nhiệt, hư thực rồi trên cơ sở đó chỉ định lựa chọn, chế biến, sử dụng đồ ăn thức uống cho phù hợp. Ví dụ: Người có chứng tỳ vị hư hàn thì phải trọng dùng đồ ăn có tính ấm nóng, người bị liệt dương thể âm hư thì phải trọng dùng đồ ăn thức uống có công năng dưỡng âm...

3/Dược thiện kết hợp: Nghĩa là trong việc trị bệnh và bảo kiện sức khỏe phải chú ý kết hợp chặt chẽ giữa ăn uống và dùng thuốc một cách hợp lý tùy theo tính chất và giai đoạn bệnh lý. Cổ nhân có nói: "Dược thực đồng nguyên", "Ngụ y vu thực". Cũng cần phải thấy rằng thực liệu chỉ là một phương pháp trị liệu có tính phụ trợ, trong nhiều trường hợp nó không thể thay thế việc dùng thuốc đặc trị thường quy.

4/Tam nhân chế nghi: Nghĩa là tùy người (nhân nhân), tùy điều kiện địa lý và môi trường sống (nhân địa) và tùy mùa, tùy thời gian (nhân thời) mà lựa chọn, chế biến và sử dụng đồ ăn thức uống cho phù hợp nhằm đạt hiệu quả cao nhất và phòng tránh các tác dụng phụ không mong muốn.

 

 

THẢO DƯỢC
1. Thào dược với thuất cải lão hoàn đồng
1. Thảo dược cũng có thể gây hại cho sức khỏe
Bí đỏ có lợi cho sức khỏe
Bông hoa làm thuốc
Bưởi - loại quả nhiều lợi ích
Bưởi giúp giảm béo
Bạc hà chống ung thư
Bạch quả trong điều trị rối loạn tuần hoàn
Bị bệnh về mằt nên kiêng ắn hành tỏi
Cam chống viêm khớp
Cam quýt giúp ngăn ngừa ung thư
Cam thảo chống ung thư
Cam thảo làm giảm sinh lực của nam giới
Cam thảo đất chữa mề đay
Chiếu xạ lương thực để loại bỏ chứng trướng bụng
Chua me đất hoa đỏ chữa các chứng viêm nhiễm
Chuối vàng giúp trẻ tinh mắt
Cháo hoa cúc chữa đau mắt
Cà chua chống ung thư tuyến tiền liệt
Cà chua làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch
Cà rốt phòng chống ung thư
Các phương thuốc từ cây dâm bụt
Cách ngâm rượu thuốc
Cái "chột nưa" trong thơ tố hữu còn là một vị thuốc quý
Cây a năng - Tránh thai bằng cách đeo lá cây a năng
Cây ba đậu
Cây bo bo làm thuốc
Cây bạch hoa xà - Thuốc từ cây bạch hoa xà
Cây bầu đất
Cây bồ công anh làm thuốc
Cây chân vịt chữa được nhiều bệnh
Cây chè chữa bệnh
Cây chó đẻ chữa bệnh
Cây câu đằng
Cây cỏ ngọt
Cây cỏ ngọt hay “chất ngọt hoàng gia”
Cây cỏ sữa - thuốc hay chữa kiết lị
Cây cỏ sữa chữa bệnh lỵ
Cây dành dành chữa bong gân
Cây Dành Dành chữa bệnh và làm sạch môi trường
Cây dâm bụt
Cây dâm bụt có thể chữa bệnh tim
Cây dâu
Cây dền gai chữa viêm da mủ
Cây dừa cạn
Cây dừa nước và các công dụng chữa bệnh của nó
Cây hoa gạo
Cây hoa hiên chữa bệnh
Cây hoa hướng dương tất cả các bộ phận ðều là thuốc quý
Cây hoa đào - sắc xuân và vị thuốc
Cây huyết dụ làm thuốc
Cây húng chanh làm thuốc
Cây hương nhu tía chữa cảm
Cây hẹ làm thuốc bổ thận tráng dương
Cây khế - Thuốc hay từ cây khế
Cây ké hoa đào làm thuốc
Cây lô hội - Các ứng dụng khác của cây lô hội
Cây lô hội - Thuốc từ cây lô hội
Cây lô hội dùng làm thuốc 
Cây mía
Cây na - vị thuốc dễ kiếm
Cây nhàu
Cây quất chữa bệnh
Cây rau khúc làm thuốc
Cây ráy gai chữa ho
Cây sen
Cây sung chữa mụn nhọt
Cây sơn tra trong ðông và tây y
Cây sắn dây chữa bệnh
Cây sống đời (cây chữa bỏng)
Cây sống đời chữa bệnh
Cây tai tượng đỏ chữa bệnh
Cây thanh hao có thể phòng ung thư
Cây thanh hao hoa vàng
Cây thạch lựu chữa sán
Cây thổ phục linh làm thuốc
Cây thủy tiên - Thuốc từ cây thủy tiên
Cây trâu cổ chữa bệnh
Cây trắc bá diệp và các công dụng chữa bệnh
Cây vòi voi chữa bệnh
Cây vối chữa bệnh
Cây xuyên tâm liên chữa viêm đường hô hấp
Cây xấu hổ làm thuốc
Cây đơn buốt
Cây đơn buốt - vị thuốc nam phòng trị cảm, cúm, tiêu viêm, chống đau nhức
Cây đơn kim chữa viêm họng
Cây đại - vị thuốc chữa bệnh
Cây ổi
Cây ớt, vị thuốc quý trong y học cổ truyền
Cây ớt, vị thuốc quý trong y học cổ truyền
Có thể chữa ung thư xương bằng thuốc nam
Cùi và hạt bưởi
Cơm cháy chữa bệnh
Cải thiện sức khỏe người nhiễm HIV bằng thảo dược
Cần sa ngừa bệnh Alzheimer
Cỏ mực
Cỏ seo gà chữa viêm đường tiết niệu
Củ gừng chữa bệnh
Củ gừng vàng chữa bệnh
Củ hành vị thuốc dân gian
Củ khoai tây
Củ mã thầy
Củ riềng làm thuốc
Diệp hạ châu - Câu chuyện về cây diệp hạ châu
Dây tơ hồng - Thuốc từ dây tơ hồng
Dùng gừng chữa cảm giác buồn nôn
Dưa bớ - Thuốc từ dưa bở
Dưa chuột
Dưa hấu chữa bệnh
Dược liệu Việt Nam dùng trong điều trị bệnh tim mạch
Dược phẩm từ biển cả
Dược thảo trong điều trị đái tháo đường
Dược thảo trong điều trị đái tháo đường type 2
Dược thảo Trung Quốc giúp chữa sốt rét
Dược thảo trị bệnh gan
Dược thảo điều trị chấn thương
Dầu mù u. một dược liệu dân gian quý
Dứa cũng chống béo
Giá đỗ - Xấu thành đẹp nhờ giá đỗ
Gạo nếp chữa bệnh
Gừng có tác dụng chống nghén
Gừng làm dịu cảm giác buồn nôn ở thai phụ
Gừng tươi thường xuyên kéo dài tuổi thọ và phòng ngừa sỏi mật
Gừng và bạc hà làm chậm sự phát triển của bệnh ung thư
Gừng vàng - vị thuốc quý
Gừng, dùng mỗi ngày, khỏi cần bác sĩ
Hoa cúc - vị thuốc thần tiên của đất trời
Hoa cứt lợn - Thuốc từ cây hoa 'cứt lợn'
Hoa hiên
Hoa hoè cầm máu và phòng chống bệnh tim mạch
Hoa kim trâm
Hoa kim trâm - nữ hoàng vitamin
Hoa lăng tiêu làm thuốc
Hoa mào gà đỏ chống viêm và cầm máu
Hoa mào gà đỏ làm thuốc
Hoa phù dung cũng là vị thuốc
Hoa đào với vẻ đẹp dung nhan
Huyền sâm
Hà thủ ô - Cách dùng hà thủ ô khi không uống được rượu
Hà thủ ô bổ máu
Hà thủ ô: chữa tóc, râu bạc sớm và chữa viêm xoang
Hành củ ngừa ung thư đường ruột
Hành, táo có tác dụng tốt cho tim
Húng chanh
Hương hoa có lợi cho sức khỏe
Hạt Bí Ngô
Hạt gấc làm thuốc
Hạt tiêu chữa bệnh
Hải sâm - thực phẩm và vị thuốc quý
Khoai lang - một vị thuốc quý
Khoai mài - vị thuốc bổ quý
Khoai tây chữa bệnh
Khổ qua chữa bệnh
Lan tai cáo - cây cảnh và cây thuốc
Lá mơ tam thể
Lá trầu không
Lá xương sông làm thuốc
Lạc - vũ khí chống lao hữu hiệu
Mâm ngũ quả - mâm thuốc
Mã thầy chữa viêm đường hô hấp
Mã thầy có công dụng gì?
Mía chữa các bệnh do nhiệt
Mía với tác dụng dụng bảo vệ sức khỏe và bổ dưỡng
Mía, nguồn dinh dưỡng và chữa bệnh
Móng lưng rồng trị viêm gan
Măng cụt - vị thuốc chữa bệnh
Mơ vị thuốc giải khát kỳ diệu
Mướp chữa được nhiều bệnh
Mười đối tượng kiêng dùng nhân sâm
Mẫu đơn, một dược thảo quý
Mặt trái của đậu nành
Mộc nhĩ đen
Mộc nhĩ đen
Mộc nhĩ đen có thể chữa bệnh sỏi
Một số loại nước lá chữa bệnh kiết lỵ
Nga truật, vị thuốc rất tốt cho các bệnh lý đường tiêu hóa
Nghệ
Nghệ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh máu trắng
Ngũ gia bì vừa làm cảnh, vừa làm thuốc
Ngưu bàng - cây thuốc quý
Ngải cứu - cây thuốc quý dễ trồng
Ngọc bình phong ẩm - một loại trà dược quý
Ngộ độc dứa
Ngộ độc nấm và cách chữa trị
Ngửi vỏ cam chanh chặn đứng hen suyễn
Nha đam - một dược liệu quý
Nho đỏ và cà chua giúp phòng bệnh ung thư
Nước đá chữa bệnh
Nấm hương - vị thuốc quý
Nấm hương - vị thuốc quý
Nấm rơm chữa bệnh
Phấn hoa chữa bệnh
Phấn hoa có công dụng gì
Phất thủ liệu pháp
Phẫu thuật cho bệnh nhân cách xa... 7.500 cây số
Quả bí đao
Quả bưởi chữa bệnh
Quả cà - vị thuốc chống xuât huyết và ung thư
Quả lê - Thuốc chữa bệnh từ quả lê
Quả mâm xôi đen - vũ khí mới chống ung thư
Quả mướp
Quả phật thủ - Các phương thuốc từ quả phật thủ
Quả sung
Quả trám chữa bệnh
Quả trám chữa bệnh mùa đông
Quả vải chữa bệnh
Quả xoài chữa bệnh
Quả xoài, vị thuốc
Quất hồng bì giải cảm
Quế có lợi cho bệnh nhân tiểu đường
Rau chân vịt ẩn giấu thuốc trị mù loà
Rau dền làm thuốc
Rau hẹ - vị thuốc tiện dụng và rẻ tiền
Rau họ cải chống ung thư ruột kết
Rau muống
Rau má - Vài bài thuốc từ rau má
Rau má chữa cảm sốt
Rau má thanh nhiệt giải độc
Rau ngót
Rau ngót
Rau ngót chữa bệnh
Rau quả - 10 thứ rau quả giúp trẻ lâu
Rau sam
Rau sam - Thuốc kinh nghiệm từ rau sam
Rau sam chữa bệnh
Rau thơm - những vị thuốc quý
Rau và trái cây tốt hơn thuốc bổ
Rau và trái cây tốt hơn thuốc bổ
Sage - thảo mộc kích thích trí nhớ
Sen - vị thuốc chữa nhiều bệnh
Sâm chén hay đơn thuốc làm đẹp da mặt
Sơn tra - Cách dùng sơn tra phòng chống rối loạn lipid máu
Sơn tra - Cách dùng sơn tra phòng chống rối loạn lipid máu
Sắn dây - vị thuốc giải độc rượu
Tam thất
Thanh hao hoa vàng
Thanh hao hoa vàng
Thài lài trắng - vị thuốc hay dễ kiếm
Thực liệu cổ truyền phương Ðông
Tinh dầu hoa hồng - loại thuốc lý tưởng
Tiền hồ
Toán học - Dưỡng sinh
Trà tâm sen
Trà xanh - Thêm một công dụng của trà xanh
Trái chanh
Trái gấc chữa bệnh
Trái man việt quất trị bệnh mụn giộp
Trái táo
Trái xoài chữa bệnh
Trần bì & đờm vướng họng
Tác dụng của một số rau quả đắng chát
Tám bài thuốc quí từ quả dừa
Táo - một vị thuốc quý
Táo bảo vệ tim mạch
Táo mèo chống tăng huyết áp
Tâm thất, vị thuốc vàng không đổi được
Tía tô chữa bệnh
Tỏa dương - vị thuốc cho nam giới 
Tỏi - Ăn tỏi sống lâu
Tỏi chữa bệnh
Tỏi trị bệnh đường tiêu hóa
Tỏi tây thải độc
Tỏi, tác dụng kỳ diệu
Văcxin 'khoai tây' phòng viêm gan B
Vỏ cam quýt giảm cholesterol
Ðan sâm trong điều trị bệnh tim mạch
Ðu đủ, thức ăn và vị thuốc
Đan sâm trong điều trị bệnh tim mạch
Đan sâm trị bệnh gì
Đinh hương
Đinh lăng
Đu đủ chữa bệnh và bồi dưỡng cơ thể
Đu đủ dùng trong chữa bệnh nội - ngoại khoa & bồi dưỡng cơ thể
Đôi điều cần biết khi dùng quế
Đậu Hà Lan dinh dưỡng
Đậu Hà Lan làm thuốc
Đậu nành dinh dưỡng
Đậu nành và sức khỏe phụ nữ
Đậu nành và trà giúp bảo vệ tuyến tiền liệt
Đậu sị - vị thuốc chữa cảm sốt
Đậu xanh chữa bệnh

 

THƯ MỤC Y HỌC CỔ TRUYỀN
Bài thuốc Đông Y
Bình luận Đông Y
Dược thiện
Thảo Dược
Trang Võ Hà
Trà dược
Tài dược
Tự chữa bệnh
Xoa bóp trị liệu
Điều trị Đông Y