Mía chữa các bệnh do nhiệt
Mía có tác dụng thanh nhiệt. |
Khi bị miệng lở do nhiệt, chán ăn, miệng khô, táo bón, có thể dùng mía 250 g, rễ tranh 30 g, nấu nước uống thay trà, dùng nhiều lần trong ngày.
Ngoài thành phần chủ
yếu là đường saccharose, mía còn có nhiều acid amin thiết yếu, đóng
vai trò quan trọng trong việc bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Loại cây này cũng giàu vitamin B1, B2, B6, C, canxi, phospho, sắt...
và nhiều acid hữu cơ hữu ích khác...
Theo Đông y, mía vị
ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, sinh tân dịch, nhuận táo,
giáng khí. Nó được dùng trong trường hợp ho khan ít đàm (kể cả chứng
ho ra máu), mất dịch vị do vị nhiệt, lưỡi đỏ rêu ít, miệng khô khát;
nôn ọe nhiều lần, miệng khô buồn bực, đại tiện táo kết; ngộ độc do
rượu.
Các nghiên cứu hiện đại cho thấy, mía chứa nhiều loại
đường, có tác dụng ức chế các khối u ác tính (ung thư). Sau đây là
một số ứng dụng thực tế:
- Miệng
khát vào mùa nóng, biểu hiện là người nóng, khát nước, ra nhiều
mồ hôi, miệng khô, tiểu vàng: Dùng mía tươi lượng vừa, gọt bỏ vỏ,
nhai ăn nhiều lần trong ngày.
- Viêm amiđan, viêm họng
cấp và mạn tính: Củ cải trắng và mía rửa sạch, ép lấy nước, mỗi
lần dùng nước mía 10 ml, nước củ cải 20 ml trộn lẫn, thêm vào nước
đá lượng vừa để uống, ngày 3 lần, dùng liên tục 3-5 ngày. Hoặc dùng
mía, củ năng, rễ tranh mỗi thứ lượng vừa phải, nấu nước uống thay
trà, dùng nhiều lần trong ngày.
- Sốt
cao, mất nước, miệng khô: Nước mía 1-2 ly, ngày uống 3 lần.
- Tiểu ngắn gắt đau (bàng quang thấp nhiệt): Mía 500
g, lá mã đề tươi 50 g, nấu nước uống thay trà, dùng nhiều lần trong
ngày.
- Nôn do thai nghén: Nước mía 1 ly, nước gừng tươi một ít, trộn lẫn để uống, ngày 1 lần.
- Phù nhẹ do thai nghén: Mía 500 g, nấu nước uống thay trà, dùng nhiều lần trong ngày.
Lương y Bàng Cẩm, Sức Khoẻ & Đời Sống