NGUYỄN VĂN TUẤN

Suy dinh dưỡng ở trẻ em:
vấn đề của kinh tế

Nguyễn Văn Tuấn

(bản ngắn hơn trên Tuổi Trẻ 20/1/08)

Năm 2007 đi qua để lại nhiều dấu ấn đẹp về phát triển kinh tế, nhưng vẫn còn những “mặt chìm” ít khi nào gây sự chú ý hay quan tâm của các quan chức và công chúng nói chung.  Một trong những mặt chìm đó là vấn đề suy dinh dưỡng ở trẻ em, đặc biệt là trẻ em ở vùng nông thôn hay vùng xa thành phố.  Trong hội nghị tổng kết đánh giá các hoạt động dinh dưỡng năm 2007 do Bộ Y tế và Viện Dinh dưỡng quốc gia tổ chức vào đầu năm nay, có báo cáo cho thấy “tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi trên cả nước suy dinh dưỡng đã  giảm từ 23,4% (năm 2006) xuống còn 21,2%.”  Nói cách khác, cứ 5 trẻ em ở nước ta thì có 1 em suy dinh dưỡng, và đó là một vấn đề y tế công cộng rất lớn.

Ảnh: Phan Xuân Trung

            Thật ra, con số 1/5 có lẽ còn thấp so với thực tế.  Theo báo cáo của UNICEF (Quĩ nhi đồng của Liên hiệp quốc), trên thế giới ngày nay có khoảng 146 triệu trẻ em dưới 5 tuổi được xem là thiếu cân (underweight, một chỉ tiêu chính của định nghĩa “suy dinh dưỡng”), phần lớn tập trung ở châu Á, châu Phi và châu Mĩ Latin.  Trong số này có khoảng 2 triệu em từ Việt Nam.  Theo thống kê, số trẻ em dưới 5 tuổi ở nước ta hiện nay khoảng 5,65 triệu (chiếm 6.71% dân số toàn quốc), cho nên con số 2 triệu em thiếu cân cũng có nghĩa là cứ 3 em thì có 1 em thiếu cân. 

            Thật vậy, trong một nghiên cứu về tình trạng suy dinh dưỡng trong cộng đồng ở Đồng Nai, các nhà nghiên cứu ước tính trong số trẻ em dưới 5 tuổi, có đến 31% ở trong tình trạng suy dinh dưỡng [1].  Do đó, có thể nói rằng, dù tỉ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em có xu hướng giảm, nhưng vẫn còn khoảng 1 phần 3 trẻ em mà cơ thể ở trong tình trạng kém phát triển.  Con số này đặt nước ta vào số 36 nước trên thế giới có tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng cao nhất thế giới.

Ngoài các nguyên nhân sinh học và lâm sàng, đứng trên quan điểm của y tế cộng đồng, nguyên nhân chính của suy dinh dưỡng -- như tên gọi rất chính xác -- là thiếu ăn.  Thiếu ăn là do nghèo và hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn.  Trong khi nền kinh tế nước ta phát triển nhanh, một bộ phận dân số -- nhất là những người sống trong vùng nông thôn hay vùng xa -- vẫn chưa đủ ăn (và chưa đủ mặc).  Theo kết quả nghiên cứu ở Đồng Nai mà tôi vừa đề cập trên, phần lớn (76%) trẻ em suy dinh dưỡng là những em có cha mẹ là nông dân hay làm thuê.  Gia đình càng có nhiều con, tỉ lệ suy dinh dưỡng càng cao.

Ảnh: Phan Xuân Trung

            Suy dinh dưỡng là một trong những yếu tố nguy cơ có liên quan đến -- hay nguyên nhân dẫn đến -- tiêu chảy, nhiễm trùng, sốt rét, một số bệnh đường hô hấp, và tử vong [2, 3].  So với trẻ em phát triển bình thường, trẻ em suy dinh dưỡng thường có chiều cao thấp hơn tiềm năng tăng trưởng, thể lực kém, và trí thông minh suy giảm.  Do đó, suy dinh dưỡng, là một vấn nạn y tế cộng đồng, một phần vì những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, nhưng một phần tác hại đến tương lai và phát triển của một dân tộc.  Vì thế, không ngạc nhiên khi thấy nhiều nghiên cứu cho thấy người suy dinh dưỡng có năng suất lao động thấp.  Giới kinh tế đặt vấn đề rằng suy dinh dưỡng có ảnh hưởng đến phát triển kinh tế quốc gia [4,5].

            Có quan điểm (vào thập niên 1950s và 1960s) cho rằng phát triển kinh tế sẽ giải quyết vấn đề suy dinh dưỡng.  Nhưng cho đến nay, chúng ta biết rằng quan điểm vừa đơn giản, vừa ngây thơ này không đúng, bởi vì phát triển kinh tế nhanh không có nghĩa là suy dinh dưỡng sẽ được khắc phục.  Ngược lại, nghiên cứu của nhà kinh tế học Amartya Sen (giải Nobel kinh tế 1998) [6], Reutlinger và Selowsky [7] cho thấy tốc độ phát triển kinh tế nhanh chỉ là điều kiện cần, nhưng phân phối thu nhập đồng đều mới là điều kiện đủ để xóa bỏ nghèo đói.  Các nhà kinh tế này đề ra khái niệm “tăng trưởng từ hỗ trợ” (support-led growth) nhấn mạnh đến vai trò của Nhà nước và doanh nghiệp cung cấp những dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của người nghèo -- như y tế, giáo dục, cơ sở hạ tầng -- để biến sự tăng trưởng kinh tế ở mức độ quốc gia thành hiện thực xóa đói giảm nghèo. 

Ảnh: Phan Xuân Trung

Từ những kinh nghiệm thực tế trong thập niên 1950s và 1960s, thay vì chỉ chú tâm đến tăng trưởng kinh tế, các nhà nghiên cứu kinh tế và xã hội bắt đầu quan tâm đến tăng trưởng kinh tế với mục tiêu đảm bảo nhu cầu của người dân.  Dinh dưỡng là một trong những nhu cầu cơ bản nhất của con người.  Cố nhiên, chúng ta không còn lạ gì với quan niệm này, vì câu “đủ ăn đủ mặc” vẫn là câu nói nằm lòng, là ước mơ của biết bao thế hệ người Việt. 

Nghiên cứu kinh tế và y tế cho thấy một cách nhất quán rằng phương án hữu hiệu nhất để xóa tình trạng suy dinh dưỡng trong cộng đồng là nâng cao thu nhập cho người dân [8].  Phần lớn các trẻ em suy dinh dưỡng ở các vùng nông thôn, nơi mà thu nhập trung bình của nông dân còn quá thấp (có khi chỉ 20.000 đồng/ngày hay thấp hơn).  Với những gánh nặng về chi phí học hành và những chi phí nhân danh “xã hội hóa” hiện nay, việc xóa bỏ tình trạng dinh dưỡng có lẽ vẫn còn khó khăn.

Tuy nhiên, với tốc độ phát triển kinh tế ở nước ta như hiện nay, rất khó chấp nhận được tình trạng mà một bộ phận dân số với cả 2 triệu trẻ em sống trong cảnh thiếu ăn.  Chúng ta vẫn nói trẻ em là tiền đồ của quốc gia; do đó, cần phải có những hành động đi đôi với lời nói.  Nhà nước cần phải có chính sách đặc biệt quan tâm giúp đỡ các em này, có thể dưới hình thức tài trợ ăn uống ngay tại nhà trường, để sao cho trong tương lai gần nước ta không nằm trong danh sách các nước có tỉ lệ suy dinh dưỡng cao nhất thế giới.

Chú thích:

[1] Xem bài “Tỉ lệ suy dinh dưỡng và yếu tố liên quan ở trẻ em dưới 5 tuổi tại xã Bàu Cạn, Long Thành, Đồng Nai, năm 2004”, tạp chí Y học TPHCM, Tập 9, năm 2005.

[2] Xem bài “Undernutrition as an underlying cause of malaria morbidity and mortality in children less than 5 years”, đăng trên tập san y học nhiệt đới American Journal of Tropical Medicine and Hygiene., 71(2 suppl), 2004, pp. 55-63. 

[3] Xem “Undernutrition as an underlying cause of child deaths associated with diarrhea, pneumonia, malaria, and measles” đăng trên tạp san dinh dưỡng học American Journal of Clinical Nutrition, Vol. 80, No. 1, 193-198, July 2004.

[4] Behrman J. The Economic Rationale for Investing in Nutrition in Developing Countries.  World Development 1993; 21 (11): 1749-71.

[5] Behrman J. Economic Considerations for analysis of Early Childhood Development Programmes. Food and Nutrition Bulletin 1999; 20:1, 146-70.

[6] Sen A. Health In Development: Critical Reflection.  Bulletin of the World Health Organization 1999;77:8, 619-23.

[7] Reutlinger S, elowsky M.  Malnutrition and Poverty: Magnitude and Policy Options. Baltimore: Johns Hopkins University Press 1976.

[8] World Bank.  Enriching Lives: Overcoming Vitamin and Mineral Malnutrition in Developing Countries.  Washington, D.C.: The World Bank 1994.

 


200 năm Darwin
Agent Orange: collateral damage
Alexandre Yersin và Việt Nam
Bàn về hiệu quả vắcxin: lâm sàng và kinh tế
Bàn về vấn đề dịch thuật và đánh giá năng suất khoa học
Béo phì ở người Á châu
Béo phì ở trẻ em và virus
Bình luận từ Dr. Yến
Bưởi không gây ung thư vú
Bảo hiểm y tế cộng đồng
Bảo tồn môi sinh: Chiến tranh giữa hai thế giới
Bằng chứng khoa học thay vì lên lớp
Bệnh tả: không để Việt Nam thành Bangladesh thứ hai
Bệnh tật nhìn từ quan điểm của thuyết tiến hóa
Bệnh xơ hóa cơ delta qua y văn thế giới
Bổ sung kẽm và điều trị bệnh tả
Bộ gen trong cây lúa và triển vọng
Bộ Y tế phản ứng chậm với rét đậm
Chiều cao của người Việt
Chiều cao và tổng thống Mĩ
Cholesterol và bệnh Tim
Cholesterol: hung thần hay bạn?
Chuột và... các nhà khoa học
Chính sách y tế cần dựa vào bằng chứng khoa học
Chạy đua vũ khí và … dịch cúm
Chất béo, cholesterol, bệnh tim và statins: xét lại bằng chứng
Chất keo xã hội: hormones
Chất lượng nghiên cứu dịch tễ học và y tế cộng đồng của Việt Nam qua chỉ số H
Chất lượng nghiên cứu khoa học ở Việt Nam qua chỉ số trích dẫn
Chất vấn chuẩn chẩn đoán béo phì
Chế độ ăn uống với nhiều thịt động vật và nguy cơ tử vong
Chủng vi khuẩn tả hiện nay ở nước ta có phải mới xuất hiện?
Cuộc chiến hóa học phi pháp lớn nhất trong lịch sử chiến tranh
Câu chuyện y học: Leptin và béo phì
Có bao nhiêu bác sĩ viết chữ khó đọc
Có nên tập trung vào vi khuẩn E. coli ?
Có thể xảy ra đại dịch cúm gia cầm?
Công cụ đơn giản để chẩn đoán tiểu đường ở người Đông Nam Á
Cúm gia cầm và nhiễu thông tin
Cúm H1N1: biết và chưa biết
Cơ hội để khép lại một chương lịch sử đau lòng
Cần hiểu đúng về Ung thư và nguy cơ ung thư
Cần qui ước đạo đức cho kĩ nghệ thực phẩm
Cần tiêm chủng ngừa bệnh tả vùng có nguy cơ cao
Cần điều tra về chất lượng bệnh viện
Cổ phần hóa bệnh viện công và chất lượng
Cổ phần hóa: chưa phải cách duy nhất
DDT và vấn đề cân đối giữa lợi ích và nguy hiểm
Dinh dưỡng: một nguồn thuốc quí giá
DNA không nói dối, nhưng DNA có thể nói … sai
Dịch cúm gà: hoang mang và sự thật khoa học
Dịch cúm heo và tác hại kinh tế
Dịch tay-chân-miệng
Dịch tả: gọi đúng tên để phòng ngừa
Dựa vào khoa học, đừng dựa vào niềm tin!
E. coli – vài câu hỏi thông thường
Gen và bệnh tật
Ghen tuông dưới cái nhìn của tâm lí y khoa
Gian lận trong nghiên cứu khoa học: áp lực kinh tế và cơ chế bình duyệt
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC: KHƠI DẬY VÀ NUÔI DƯỠNG TÍNH HAM HỌC
Giải nobel y học hay sinh lí học 2007 và lợi ích cho người bệnh
Giải Nobel Y sinh học 2008 và những tranh chấp khoa học
Giải Nobel y sinh học 2010 vinh danh người đem niềm vui cho người vô sinh
Giải Nobel y sinh học năm 2005: Một cõi đi về với vi khuẩn
Giải Nobel y sinh học: Nhìn lại quãng đường 100 năm
Giải phẫu ghép mặt và vấn đề y đức
Gout ở xương sống
Gãy xương và tử vong: một vấn nạn y tế cộng đồng
Hiệu quả vắcxin có nghĩa gì?
Hoa vàng mấy độc
Hàm lượng đạm trong sữa “siêu thấp” hay “siêu cao”?
Hóa chất khai hoang trong cuộc chiến Viện Nam: Qui mô và tầm ảnh hưởng
Hướng đi nào để giải quyết vấn đề chất độc da cam ở Việt Nam
Hậu “mắm tôm được minh oan”: bằng chứng khoa học, nhà xí và nghiên cứu
Hệ Thống Học Vị Và Học Hàm Khoa Học Ở Vài Nước Tây Phương
Hợp tác khoa học kiểu nhảy dù - Nguyễn Văn Tuấn
Khi bác sĩ trẻ “khoe” quá nhiều
Khoa học và ngụy khoa học: một vài đặc điểm và khác biệt cần biết
Khoa học, xã hội, và rủi ro
Không thể thành Phù Đổng trong 20 năm!
Khẩu trang và phòng chống cúm A/H1N1
Kiểm định giả thuyết mắm tôm và vi khuẩn tả
Liều lượng melamine bao nhiêu là an toàn?
Lí lịch sinh học của heo và dấu vết văn minh nông nghiệp Đông Nam Á
Lượng giá mạng sống con người
Lợi ích của vitamin D
Miệng nhà quan
Mắm tôm có phải là “thủ phạm” gây bệnh tả? Xét lại bằng chứng khoa học
Mắm tôm và chuyện xin lỗi
Mắm tôm và dịch tả: phân biệt yếu tố nguy cơ và nguyên nhân
Mắm tôm vô tội!
Mắm tôm, nguyên nhân và hệ quả
Mối quan hệ giữa giới y khoa và kĩ nghệ dược
Mối quan hệ giữa giới y khoa và kĩ nghệ dược
Một bệnh hiếm X-linked recessive hypoparathyroidism
Một lần đi phỏng vấn
Một năm nhìn lại
Một phán quyết thiếu cơ sở khoa học
Một vài hiểu lầm tai hại
Một vài ngộ nhận về nghiên cứu khoa học
Một vài vấn đề về qui định chức danh giáo sư ở Việt Nam
Một vụ Madoff trong y khoa: Lại một ngôi sao y khoa rơi rụng!
Mỡ trắng, mỡ nâu
Mỡ  trong máu, huyết áp, và  tiểu đường
Nghiên cứu y học ở Việt Nam: Đặc điểm, thiếu sót, và sai sót
Nghiên cứu y học ở Việt Nam: Đặc điểm, thiếu sót, và sai sót
Nguyên nhân bệnh tiêu chảy
Ngó trên tay điếu thuốc đã lụi dần
Người cao tuổi và sự hạn chế của y khoa
Người ăn chay có mật độ xương như người ăn mặn
Người ăn chay có mật độ xương như người ăn mặn
Nhân chuyện dịch tả nhớ lại John Snow
Nhân câu chuyện điện não đồ xét nghiệm nghiện ma túy:
Nhân năm khỉ_nguồn gốc con người hiện đại
Nhân năm Tý bàn chuyện thí nghiệm trên chuột
Nhìn lại khoa học Việt Nam năm 2008 qua công bố quốc tế
Nhầm lẫn trong y khoa: Khá phổ biến, nhưng ít ai biết!
Những câu hỏi và trả lời về dịch gia cầm
Những sai sót khó tin nhưng có thật
Những sai sót nguy hiểm trong toa thuốc
Những điều khó tin về “Bảy điều khó tin nhất trong y học”
Năm lí do cho mắm tôm “vô tội”
Phán quyết sau cùng: Chất béo không ảnh hưởng đến ung thư và bệnh tim
Phát hiện gien kiểm soát ráy tai: vài bài học về mò kim đáy biển
Phòng chống bệnh phải dựa vào bằng chứng khoa học!
Phòng chống H1N1 bằng rửa tay và khẩu trang: Biện pháp nào hiệu quả hơn?
Qui định cấp giấy phép lái xe dựa vào chiều cao và cân nặng: thiếu cơ sở khoa học và kì thị giới tính
Qui định cấp giấy phép lái xe dựa vào chiều cao: vấn đề giả định và bằng chứng khoa học
Quyền phê phán và trí thức
Quyền được tiếp cận hồ sơ bệnh án
Quản lý chất lượng: Thuốc phòng "tai nạn y khoa"
Rửa tay bằng xà phòng và tiêu chảy
Serotonin có liên quan đến chứng đột tử
Suy dinh dưỡng ở trẻ em: vấn đề của kinh tế
Sàng lọc trẻ sơ sinh trên phạm vi toàn quốc
Tai nạn y khoa trong bệnh viện
Thế nào là một "bài báo khoa học"
Thế nào là “Cơ sở khoa học” ?
Thịt chó là nguyên nhân của bệnh tiêu chảy cấp tính?
Thịt chó và bệnh tả: nguyên nhân và yếu tố nguy cơ
Tiên lượng bệnh Alzheimer bằng protein expression ?
Tiêu chuẩn chất lượng giáo dục đại học
Tiêu chuẩn chẩn đoán béo phì cho người Việt - Nguyễn Văn Tuấn
Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh đái tháo đường (diabetes mellitus)
Tiêu chuẩn đề bạt giáo sư: Có nên căn cứ vào số lượng bài báo ?
Tiêu chảy cấp tính và bệnh tả: Định danh cho đúng
Truy tìm ung thư bằng mammography từ tuổi 50
Truyền thông và khoa học: Qui ước Ingelfinger
Truyền thông và y tế
Truyền thông, khoa học và … doanh nghiệp
Trà xanh và sức khỏe
Trách nhiệm và nhân đạo trong vấn đề chất độc da cam
Trái chanh và phòng chống bệnh tả
Trả lời những câu hỏi liên quan đến loãng xương
Trọng lượng cơ thể và tử vong ở người Trung Quốc: Ý nghĩa về việc xác định tiêu chuẩn chẩn đoán béo phì
Tuổi thọ của người dân giảm 10 năm ?
Tác dụng Placebo trong y học: Tâm lí và ý nghĩa
Tình yêu, sắc đẹp nhìn dưới quan điểm di truyền học
Tín hiệu môi trường từ những “làng ung thư”
Tính khoa học và minh bạch đằng sau xét nghiệm doping
Tại sao không phát biểu về nguyên nhân và hệ quả ?
Tại sao uống rượu gây đỏ mặt và nguy cơ ung thư thực quản
Tạo sinh vô tính và cái chết của Thượng đế
Tạo sinh vô tính và vấn đề sinh đạo đức
Tản mạn về SARS
Tỉ lệ tử vong do cúm heo là bao nhiêu ?
Tự trị, chất lượng và y đức thay vì cổ phần hóa bệnh viện công
Ung thư vú và vấn đề thông tin y khoa
Uống bia hấp dẫn muỗi
Vaccine phòng chống AIDS hiệu quả đến đâu ?
Vaccine phòng chống cúm A/H1N1
Vi khuẩn gây tiêu chảy và ý nghĩa tiêm chủng
Vi khuẩn tả trong chó ?
Viết văn có thể chữa nhiều loại bệnh
Viết văn và trị liệu
Việc ta, ta cứ làm!
Vài nhận xét về 12 điều lệ y đức của Việt Nam
Vài thông tin cần biết về các chương trình truy tìm ung thư vú
Vài đóng góp quan trọng của người Việt khoa học thống kê
Văn hóa khoa học
Văn hóa tranh luận và vấn đề ngụy biện
Vấn đề sinh tố: kẽm và đồng
Vấn đề truy tìm ung thư phổi và hiệu quả 
Vấn đề y đức trong nghiên cứu tế bào mầm (stem cells)
Vấn đề đo lường melamine
Vấn đề đào tạo tiến sĩ: kinh nghiệm từ Australia
Vắc-xin phòng chống ung thư cổ tử cung
Vắcxin ngừa viêm gan B: cẩn thận với “nhiễu thông tin”
Vắcxin ngừa viêm gan B: kinh nghiệm từ nước ngoài
Vắcxin phòng bệnh sởi - quai bị - Rubella: lợi và hại
Vắcxin phòng chống ung thư cổ tử cung: hiệu quả lâm sàng và kinh tế
Vắcxin phòng ngừa bệnh tả: rất cần thiết
Về chấn chỉnh đào tạo tiến sĩ: Công bố bài báo khoa học là một thách thức lớn ?
Về học vị tiến sĩ
Về một sự hiểu lầm thuật ngữ "prospective"
Về phản ứng phụ của bisphosphonates liên quan đến hoại tử xương hàm và rung nhĩ
Vệ sinh như là một loại hàng hóa
Vị thế của nền khoa học Việt Nam
Xung quang xì căng đan về nghiên cứu tế bào mầm
Xã hội hóa và an toàn thực phẩm
Xếp hạng đại học: cần minh bạch hóa phương pháp
Y học hiện đại và những hứa hẹn
Y học thực chứng: vài nét khái quát
Y Khoa và những nhầm lẫn chết người
Y tế dự phòng: nền tảng của y khoa hiện đại
Y đức và nghiên cứu y học
Ói mửa, cao huyết áp và hôn mê
Ăn chay như là một trị liệu
Ăn chay và loãng xương
Điều trị bệnh dựa vào màu da ?
Điều trị đau dây thần kinh tọa bằng phẫu thuật: không có hiệu quả
Đo lường hiệu suất khoa học
Đánh giá đúng tầm quan trọng của ung thư vú 
Đại dịch H1N1
Đại dịch và đại dịch ảo
Đại dịch đã đến ?
Đạo văn trong hoạt động khoa học
Đậu nành và sức khỏe: đâu là thực và đâu là giả
Đậu nành và sức khỏe: đâu là thực và đâu là giả
Đằng sau những con số hàm lượng đạm trong sữa
Đế quốc Trà
Đề bạt các chức danh khoa bảng: vài kinh nghiệm từ Úc
Đọc lại 12 điều y đức của Việt Nam
Đồi điều về sữa nhiễm melamine
Đừng quên melamine trong các thực phẩm khác!
Ước vọng 200 ?
“Kỹ năng mềm” cho nhà khoa học
“Sẽ” và “có thể”


Trang nhiều tác giả
Trang riêng của Lê Ngọc Dũng
Trang riêng của Lương Lễ Hoàng
Trang riêng của Nguyễn Bảo Trung
Trang riêng của Nguyễn Hoài Nam
Trang riêng của Nguyễn Hữu Đức
Trang riêng của Nguyễn Văn Tuấn
Trang riêng của Nguyễn Ý Đức
Trang riêng của Nguyễn Đình Nguyên
Trang riêng của Phan Xuân Trung
Trang riêng của Đỗ Hồng Ngọc
Trang riêng của Đỗ Minh Tuấn