NGUYỄN VĂN TUẤN

Chất lượng nghiên cứu dịch tễ học
và y tế cộng đồng của Việt Nam
qua chỉ số H

Nguyễn Văn Tuấn

            YKHOANET 11/05/2008 - Gần đây có ý kiến cho rằng trong ngành dịch tễ học ở nước ta mạnh và các chuyên gia dịch tễ học nước ta tài giỏi so với các nước trong vùng.  Nước ta đã thành công khống chế các đợt dịch bệnh, không có bệnh nhân mắc bệnh tả nào bị tử vong, làm cho Tổ chức y tế thế giới kinh ngạc và khen ngợi.  Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng thành tựu phòng chống dịch bệnh ở nước có thể chỉ thể hiện trên giấy và chịu ảnh hưởng của hệ thống báo cáo bệnh, chứ trong thực tế chưa chắc ngành dịch tễ học của nước ta tài giỏi hơn các nước trong vùng.  Có lẽ sự thật nằm đâu đó giữa hai quan điểm này. 

Đánh giá năng suất khoa học

Thật ra, khó mà so sánh giữa các nước về một lĩnh vực y học nếu không có những tiêu chuẩn cụ thể và minh bạch.  Một trong những tiêu chuẩn khách quan để so sánh giữa các nước là dựa vào năng suất khoa học và chất lượng khoa học của các công trình nghiên cứu.  Các nước trên thế giới vẫn dựa vào số lượng bài báo khoa học công bố trên các tập san quốc tế để đánh giá năng suất khoa học của một quốc gia.  Chúng ta cũng có thể sử dụng thước đo này để so sánh năng suất và chất lượng khoa học của các công trình nghiên cứu dịch tễ học của Việt Nam và các nước trong vùng.

Cần nói thêm rằng cụm từ “tập san quốc tế” ở đây là chỉ những tập san khoa học có ban biên tập mà thành phần là các chuyên gia từ nhiều quốc gia, có hệ thống bình duyệt nghiêm chỉnh (peer review system), và được công nhận trong danh sách của Viện thông tin khoa học (Institute of Scientific Information).  Theo cách hiểu và các tiêu chuẩn này, tất cả các tạp chí y học của nước ta chưa được xem là tập san quốc tế.  Cũng cần nói thêm rằng “bài báo khoa học” ở đây chỉ tính những bài báo nguyên thủy (original paper) chứ không phải những bản tóm lược (abstract) nghiên cứu hay trình bày trong các hội nghị khoa học. 

            Trong quá khứ, giới quản lí đánh giá thành quả của một nhà khoa học thường chủ yếu dựa vào 3 chỉ số sau đây: (a) số lượng bài báo khoa học công bố; (b) tổng số lần trích dẫn các bài báo; và (c) hệ số ảnh hưởng của tập san khoa học.  Số lượng bài báo công bố trên các tập san quốc tế thường được xem là một thước đo về năng suất khoa học của một nước.  Tuy nhiên, số lượng bài báo chỉ phản ảnh phần lượng, mà có thể không phản ảnh được phần phẩm chất.  Một nước có thể có nhiều bài báo khoa học, nhưng chất lượng nghiên cứu có thể không cao.  Do đó, một cách đánh giá chất lượng là dựa vào uy tín của tập san mà các bài báo được công bố.  Uy tín của một tập san thường được đo bằng hệ số ảnh hưởng (còn gọi là impact factor hay IF).  Hệ số ảnh hưởng IF của một tập san khoa học là số lần trích dẫn trung bình trong năm cho các bài báo công bố trên tập san đó trong vòng 2 năm trước.  Chẳng hạn như trong 2 năm 2003 và 2004 tập san y khoa Lancet công bố 450 bài báo khoa học, và trong năm 2005 có 10.500 bài báo khác trích dẫn 450 bài báo đó, thì hệ số IF = 10.500 / 450 = 23,3.

Nhưng IF phản ảnh chất lượng của tập san, chứ chưa hẳn phản ảnh chất lượng của công trình nghiên cứu.  Trong thực tế có nhiều trường hợp mà trong đó bài báo trên một tập san có IF cao nhưng chẳng có ảnh hưởng gì lớn vì chẳng ai thèm trích dẫn (hay có bài báo trên các tập san với IF thấp nhưng lại có ảnh hưởng rất lớn cho chuyên ngành).  Do đó, người ta phải dựa vào chỉ số trích dẫn (average citation).  Chỉ số trích dẫn được tính bằng cách lấy tổng số lần trích dẫn chia cho số lượng bài báo khoa học của một tác giả.  Chẳng hạn như Thái Lan công bố 1449 bài báo và đã được trích dẫn 12.043 lần, do đó, chỉ số trích dẫn là 12.043 / 1449 = 8,31.  Nói cách khác, tính trung bình số lần trích dẫn cho mỗi công trình khoa học của Thái Lan là 8,31 lần. 

Chỉ số H

Nhưng tất cả các chỉ số trên (IF hay chỉ số trích dẫn) đều có vấn đề, vì chúng thường chịu ảnh hưởng bởi một số nhỏ bài báo được trích dẫn nhiều lần trong khi phần lớn các bài báo khác thì chẳng ai trích dẫn (tứ chất lượng thấp).  Trong nỗ lực đi tìm một chỉ số tốt hơn, năm 2005, nhà vật lí học Jorge Hirsch (Đại học California San Diego) tiến hành một phân tích khá qui mô về xu hướng công bố bài báo khoa học và trích dẫn, và sau cùng ông đề nghị một chỉ số mà ông lấy tên là H index.  Chỉ số H được tính toán dựa vào số công trình công bố và số lần trích dẫn.  Mục tiêu của chỉ số H là đo lường mức độ ảnh hưởng tích lũy của một nhà khoa học. 

Chỉ số H được định nghĩa như sau: Chỉ số H của một nhà khoa học là H công trình trong số N công trình của nhà khoa học đó được trích dẫn ít nhất là H lần, và (N – H) được trích dẫn dưới H lần [1].  Ví dụ, nếu một nhà khoa học có chỉ số H = 20 có nghĩa là nhà khoa học này có 20 công trình nghiên cứu với mỗi công trình được trích dẫn ít nhất là 20 lần. 

            Nhìn qua định nghĩa trên của chỉ số H, dễ dàng thấy rằng đây là một chỉ số phản ảnh thành quả tích lũy của một nhà khoa học.  Chỉ số H không có những khiếm khuyết mà các chỉ số khác gặp phải.  Chẳng hạn như một nhà nghiên cứu có thể công bố hàng trăm ấn phẩm khoa học, nhưng trong số này chỉ có một số ít được trích dẫn thì chỉ số H vẫn không cao.  Có thể nói rằng cái lợi thế lớn nhất của chỉ số H là nó chẳng những bao gồm hai yếu tố lượng và phẩm, mà còn quân bình hóa hai yếu tố này khá tốt.

Ban đầu, chỉ số này sử dụng để đánh giá thành tựu của một nhà khoa học, nhưng sau này người ta thấy chỉ số còn có ích cho việc đánh giá một tập thể nhà khoa học, cho nên nó cũng được sử dụng để thẩm định chất lượng nghiên cứu cho từng ngành khoa học và so sánh giữa các nước.

Chỉ số H xem ra có tính hợp lí (validity).  Hirsch chịu khó phân tích các nhà khoa học y sinh học, vật lí học, hóa học từng chiếm giải Nobel thì thấy 84% có chỉ số H trên 30.  Những người được bầu vào Viện Hàn lâm Khoa học Mĩ có chỉ số H trung bình là 45.  Khi so sánh những nghiên cứu sinh thành công xin học bổng hậu tiến sĩ (postdoctoral fellowship) và những người không thành công, thì chỉ số H của người thành công lúc nào cũng cao hơn người không thành công.  Phân tích trên 147 nhà khoa học ở Hà Lan cho thấy hệ số tương quan giữa chỉ số H và uy tín cũng như số lần trích dẫn lên đến 0,89.  Tất cả các dẫn chứng này cho thấy chỉ số H phản ảnh tốt chất lượng nghiên cứu và ảnh hưởng của nhà khoa học.

Vấn đề kế đến là diễn giải chỉ số H như thế nào?  Trong bài báo trên PNAS [1], Hirsch viết rằng [tôi tạm dịch] một nhà khoa học với chỉ số H = 12 nên được xem là đủ tiêu chuẩn để vào biên chế đại học (tenure).  Một nhà khoa học với H = 20 sau 20 năm làm khoa học có thể xem là một nhà khoa học thành công (successful); một chỉ số H = 40 sau 20 năm làm khoa học được xem là xuất sắc (outstanding) thường hay thấy ở các đại học hàng đầu hay viện nghiên cứu đẳng cấp quốc tế; một chỉ số H = 60 sau 20 năm làm nghiên cứu được xem là thật sự cá biệt (truly unique) [2].  Hirsch còn đề nghị rằng người có chỉ số H khoảng 12 có thể xem tương đương với giảng viên (lecturer hay senior lecturer), và người có H khoảng 18 trở lên có thể xem tương đương với đẳng cấp giáo sư.  Phân tích chỉ số H của các nhà khoa học từng chiếm giải Nobel cho thấy chỉ số H trung bình của họ là 41 với độ lệch chuẩn 15.  Một số nhà khoa học nổi tiếng hiện nay thường có chỉ số H trên 100.  Tuy nhiên, chỉ số H của các nhà khoa học Việt Nam -- trong cũng như ngoài nước -- nói chung là còn rất khiêm tốn, chỉ dao động trong khoảng 2 đến 31, phần lớn là dưới 10.

Ngay từ khi chỉ số H ra đời, có nhiều người tán thành và lấy đó làm thước đo thành tựu và ảnh hưởng của một nhà khoa học.  Ngày nay, các tập san khoa học danh tiếng như Nature, Science, Cell, PNAS, v.v… và các cơ quan quản lí khoa học ở Âu châu, Mĩ châu, Úc châu đều sử dụng chỉ số H để làm cơ sở cho đề bạt, cấp tài trợ, và đánh giá thành công của một nhà khoa học hay một nhóm nghiên cứu.  Ngay cả Viện thông tin khoa học (ISI Thomson) cũng sử dụng chỉ số H trong báo cáo của họ [3].

So sánh nghiên cứu dịch tễ học VN và các nước trong vùng

Trong một bài phân tích trước, tôi đã so sánh năng suất khoa học và chất lượng nghiên cứu y sinh học ở Việt Nam với các nước như Thái Lan, Mã Lai, Nam Dương, Phi Luật Tân, và Singapore.  Xin nhắc lại vài điểm chính trong phân tích đó như sau:

  • Trong thời gian 5 năm 2002-2006, Việt Nam công bố được 830 bài báo y sinh học, và con số này bằng 16% Thái Lan (n=5018 bài), 13% Singapore (n=6340 bài), chỉ hơn phân nửa so với Mã Lai (n=1507 bài).  Con số bài báo y sinh học từ Việt Nam cũng thấp hơn Nam Dương nhưng tương đương với Phi Luật Tân.
  • Gần 1/3 các bài báo y sinh học từ Việt Nam liên quan đến y tế công cộng, môi trường, và bệnh truyền nhiễm.  Tỉ lệ này ở Thái Lan là 22%, Nam Dương 38%, Phi Luật Tân 26%.  Nhưng các lĩnh vực nghiên cứu trên không có mặt trong hàng “top 10” của Singapore và Mã Lai.
  • Hai trong số 10 trung tâm “sản xuất” các bài báo y sinh học từ Việt Nam lại có địa chỉ nước ngoài (Đại học Oxford chiếm gần 8% các bài báo, và Viện Pasteur chiếm 5%).  Thật ra, Đại học Oxford và Viện Pasteur hợp tác với Việt Nam, nhưng qua hợp tác này họ mới chính là 2 đơn vị nghiên cứu hàng đầu ở Việt Nam!  Ở Thái Lan và Singapore, tất cả “top 10” trung tâm nghiên cứu đều có địa chỉ địa phương. 
  • Chỉ có 2% trong số 830 bài báo từ Việt Nam là do nội lực (tức tất cả là tác giả trong nước).  Nói cách khác, đại đa số -- nếu không muốn nói tất cả 811 bài báo y sinh học từ Việt Nam từ nguồn hợp tác -- các tác giả Việt Nam chỉ là “lính đánh bộ”.

Nhìn qua số công trình nghiên cứu y học liên quan đến ngành dịch tễ học, y tế công cộng, và bệnh truyền nhiễm trên, có thể nói rằng đây là "thế mạnh" của các nước nghèo, các nước mà dịch bệnh vẫn còn hoành hành. 

Nhưng đó chỉ là phần số lượng, còn phần chất lượng thì như thế nào ? Tôi tìm câu trả lời cho câu hỏi này bằng cách chỉ phân tích chỉ số trích dẫn và chỉ số H của các công trình nghiên cứu dịch tễ học, y tế công cộng, và bệnh truyền nhiễm trong thời gian từ 2000 đến 2008.  Cơ sở dữ liệu là Viện thông tin khoa học (ISI).  Kết quả có thể tóm lược trong các biểu đồ dưới đây. 

(A)

(B)

(C)

(A) Số công trình nghiên cứu liên quan đến dịch tễ học, y tế công cộng, và bệnh truyền nhiễm  trong thời gian 2000-2008; (B) Chỉ số trích dẫn trung bình cho mỗi công trình nghiên cứu ; và (C) Chỉ số H giữa các nước.

Kết quả trên cho thấy trong thời gian 2000-2008, số lượng công trình nghiên cứu liên quan đến dịch tễ học, y tế công cộng, và bệnh truyền nhiễm của nước ta không bằng 1/3 số công trình của Thái Lan, nhưng tương đương với Singapore, và có phần trội hơn so với Mã Lai, Nam Dương và Phi Luật Tân. 

Tuy nhiên khi xem xét đến chất lượng, các công trình nghiên cứu của Việt Nam có chỉ số trích dẫn và chỉ số H thấp hơn Thái Lan, nhưng tương đương với Singapore và Nam Dương.  Trung bình mỗi công trình nghiên cứu từ Việt Nam được trích dẫn 6,8 lần ; con số này thấp hơn Thái Lan (8,3) nhưng tương đương hay cao hơn Singapore (6,8) và các nước như Mã Lai (4,7), Nam Dương (7,9) và Phi Luật Tân (5,8).  Điều này có thể hiểu được, vì phần lớn (99%) các công trình từ Việt Nam được công bố trên các tập san có IF thấp hơn 3.  Tình trạng này cũng thấy ở tất cả các nước trong vùng, kể cả Singapore.  Trong suốt ~8 năm, Việt Nam chỉ có 25 công trình nghiên cứu liên quan đến dịch tễ học, y tế công cộng, và bệnh truyền nhiễm, và mỗi công trình được trích dẫn trên 25 lần ; nhưng con số này của Thái Lan là 39, tức 56% cao hơn ta ! 

Trong số 441 bài, có đến 434 bài là do hỗ trợ hay hợp tác với đồng nghiệp nước ngoài.  Nói cách khác, chỉ có trên 1% là hoàn toàn do người Việt Nam đứng tên tác giả, phần còn lại gần 99% là do người nước ngoài hỗ trợ hay chủ trì (con số này ở Thái Lan là 60% và Singapore 81%).

Kết luận

            Các phân tích trên cho thấy các nghiên cứu về dịch tễ học, y tế công cộng và bệnh truyền nhiễm ở nước ta là một thế mạnh (chiếm 1/3 tổng số công trình nghiên cứu y học từ Việt Nam).  Tuy nhiên, khi so sánh với các nước trong vùng như Thái Lan và Singapore thì các nghiên cứu về lĩnh vực này của ta vẫn còn quá khiêm tốn.  Đáng quan tâm hơn là chất lương nghiên cứu chưa cao (vì chỉ số trích dẫn còn quá thấp so với tiêu chuẩn quốc tế), và ngay cả trong tình trạng này, chất lượng khoa học của các công trình về bệnh truyền nhiễm và dịch tễ học vẫn còn thấp hơn Thái Lan.  Điều đáng quan tâm hơn là gần 99% các công trình dịch tễ học, y tế công cộng và bệnh truyền nhiễm đều do người nước ngoài chủ trì, hỗ trợ, hay đứng tên tác giả chính.  Nói tóm lại, năng suất khoa học về dịch tễ học của nước ta vẫn còn thấp, kém chất lượng, và còn lệ thuộc quá nhiều vào người nước ngoài.

Chú thích:

[1] Hirsch, J. E. (2005). "An index to quantify an individual's scientific research output," Proceedings of the National Academy of Sciences, 102(46):16569-16572, November 15, 2005 (có thể tải về miễn phí tại arXiv).

 [2] Trong bài báo [1] Hirsch viết như sau: “From inspection of the citation records of many physicists, I conclude the following:

  1. A value of m ≈ 1 (i.e., an H index of 20 after 20 years of scientific activity), characterizes a successful scientist.
  2. A value of m ≈ 2 (i.e., an H index of 40 after 20 years of scientific activity), characterizes outstanding scientists, likely to be found only at the top universities or major research laboratories.
  3. A value of m ≈ 3 or higher (i.e., an H index of 60 after 20 years, or 90 after 30 years), characterizes truly unique individuals.”

[3] Có thể sừ dụng ISI để tìm chỉ số H của bất cứ nhà khoa học nào, qua các bước sau đây: Truy cập trang ISI Web of Knowledge (www.isiknowledge.com), tìm “Web of Science”, chọn Advanced Search.  Trong box này, gõ tiêu chuẩn tìm như tên nhà khoa học và địa chỉ hay quốc gia.  Chẳng hạn như để tìm số bài báo từ Việt Nam, chúng ta gõ CU=Vietnam.  Sau đó ISI sẽ cho ra một danh sách tất cả các bài báo khoa học.  Chọn “Citation Report” sẽ có chỉ số H và một số chỉ số khác.

 

 


200 năm Darwin
Agent Orange: collateral damage
Alexandre Yersin và Việt Nam
Bàn về hiệu quả vắcxin: lâm sàng và kinh tế
Bàn về vấn đề dịch thuật và đánh giá năng suất khoa học
Béo phì ở người Á châu
Béo phì ở trẻ em và virus
Bình luận từ Dr. Yến
Bưởi không gây ung thư vú
Bảo hiểm y tế cộng đồng
Bảo tồn môi sinh: Chiến tranh giữa hai thế giới
Bằng chứng khoa học thay vì lên lớp
Bệnh tả: không để Việt Nam thành Bangladesh thứ hai
Bệnh tật nhìn từ quan điểm của thuyết tiến hóa
Bệnh xơ hóa cơ delta qua y văn thế giới
Bổ sung kẽm và điều trị bệnh tả
Bộ gen trong cây lúa và triển vọng
Bộ Y tế phản ứng chậm với rét đậm
Chiều cao của người Việt
Chiều cao và tổng thống Mĩ
Cholesterol và bệnh Tim
Cholesterol: hung thần hay bạn?
Chuột và... các nhà khoa học
Chính sách y tế cần dựa vào bằng chứng khoa học
Chạy đua vũ khí và … dịch cúm
Chất béo, cholesterol, bệnh tim và statins: xét lại bằng chứng
Chất keo xã hội: hormones
Chất lượng nghiên cứu dịch tễ học và y tế cộng đồng của Việt Nam qua chỉ số H
Chất lượng nghiên cứu khoa học ở Việt Nam qua chỉ số trích dẫn
Chất vấn chuẩn chẩn đoán béo phì
Chế độ ăn uống với nhiều thịt động vật và nguy cơ tử vong
Chủng vi khuẩn tả hiện nay ở nước ta có phải mới xuất hiện?
Cuộc chiến hóa học phi pháp lớn nhất trong lịch sử chiến tranh
Câu chuyện y học: Leptin và béo phì
Có bao nhiêu bác sĩ viết chữ khó đọc
Có nên tập trung vào vi khuẩn E. coli ?
Có thể xảy ra đại dịch cúm gia cầm?
Công cụ đơn giản để chẩn đoán tiểu đường ở người Đông Nam Á
Cúm gia cầm và nhiễu thông tin
Cúm H1N1: biết và chưa biết
Cơ hội để khép lại một chương lịch sử đau lòng
Cần hiểu đúng về Ung thư và nguy cơ ung thư
Cần qui ước đạo đức cho kĩ nghệ thực phẩm
Cần tiêm chủng ngừa bệnh tả vùng có nguy cơ cao
Cần điều tra về chất lượng bệnh viện
Cổ phần hóa bệnh viện công và chất lượng
Cổ phần hóa: chưa phải cách duy nhất
DDT và vấn đề cân đối giữa lợi ích và nguy hiểm
Dinh dưỡng: một nguồn thuốc quí giá
DNA không nói dối, nhưng DNA có thể nói … sai
Dịch cúm gà: hoang mang và sự thật khoa học
Dịch cúm heo và tác hại kinh tế
Dịch tay-chân-miệng
Dịch tả: gọi đúng tên để phòng ngừa
Dựa vào khoa học, đừng dựa vào niềm tin!
E. coli – vài câu hỏi thông thường
Gen và bệnh tật
Ghen tuông dưới cái nhìn của tâm lí y khoa
Gian lận trong nghiên cứu khoa học: áp lực kinh tế và cơ chế bình duyệt
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC: KHƠI DẬY VÀ NUÔI DƯỠNG TÍNH HAM HỌC
Giải nobel y học hay sinh lí học 2007 và lợi ích cho người bệnh
Giải Nobel Y sinh học 2008 và những tranh chấp khoa học
Giải Nobel y sinh học 2010 vinh danh người đem niềm vui cho người vô sinh
Giải Nobel y sinh học năm 2005: Một cõi đi về với vi khuẩn
Giải Nobel y sinh học: Nhìn lại quãng đường 100 năm
Giải phẫu ghép mặt và vấn đề y đức
Gout ở xương sống
Gãy xương và tử vong: một vấn nạn y tế cộng đồng
Hiệu quả vắcxin có nghĩa gì?
Hoa vàng mấy độc
Hàm lượng đạm trong sữa “siêu thấp” hay “siêu cao”?
Hóa chất khai hoang trong cuộc chiến Viện Nam: Qui mô và tầm ảnh hưởng
Hướng đi nào để giải quyết vấn đề chất độc da cam ở Việt Nam
Hậu “mắm tôm được minh oan”: bằng chứng khoa học, nhà xí và nghiên cứu
Hệ Thống Học Vị Và Học Hàm Khoa Học Ở Vài Nước Tây Phương
Hợp tác khoa học kiểu nhảy dù - Nguyễn Văn Tuấn
Khi bác sĩ trẻ “khoe” quá nhiều
Khoa học và ngụy khoa học: một vài đặc điểm và khác biệt cần biết
Khoa học, xã hội, và rủi ro
Không thể thành Phù Đổng trong 20 năm!
Khẩu trang và phòng chống cúm A/H1N1
Kiểm định giả thuyết mắm tôm và vi khuẩn tả
Liều lượng melamine bao nhiêu là an toàn?
Lí lịch sinh học của heo và dấu vết văn minh nông nghiệp Đông Nam Á
Lượng giá mạng sống con người
Lợi ích của vitamin D
Miệng nhà quan
Mắm tôm có phải là “thủ phạm” gây bệnh tả? Xét lại bằng chứng khoa học
Mắm tôm và chuyện xin lỗi
Mắm tôm và dịch tả: phân biệt yếu tố nguy cơ và nguyên nhân
Mắm tôm vô tội!
Mắm tôm, nguyên nhân và hệ quả
Mối quan hệ giữa giới y khoa và kĩ nghệ dược
Mối quan hệ giữa giới y khoa và kĩ nghệ dược
Một bệnh hiếm X-linked recessive hypoparathyroidism
Một lần đi phỏng vấn
Một năm nhìn lại
Một phán quyết thiếu cơ sở khoa học
Một vài hiểu lầm tai hại
Một vài ngộ nhận về nghiên cứu khoa học
Một vài vấn đề về qui định chức danh giáo sư ở Việt Nam
Một vụ Madoff trong y khoa: Lại một ngôi sao y khoa rơi rụng!
Mỡ trắng, mỡ nâu
Mỡ  trong máu, huyết áp, và  tiểu đường
Nghiên cứu y học ở Việt Nam: Đặc điểm, thiếu sót, và sai sót
Nghiên cứu y học ở Việt Nam: Đặc điểm, thiếu sót, và sai sót
Nguyên nhân bệnh tiêu chảy
Ngó trên tay điếu thuốc đã lụi dần
Người cao tuổi và sự hạn chế của y khoa
Người ăn chay có mật độ xương như người ăn mặn
Người ăn chay có mật độ xương như người ăn mặn
Nhân chuyện dịch tả nhớ lại John Snow
Nhân câu chuyện điện não đồ xét nghiệm nghiện ma túy:
Nhân năm khỉ_nguồn gốc con người hiện đại
Nhân năm Tý bàn chuyện thí nghiệm trên chuột
Nhìn lại khoa học Việt Nam năm 2008 qua công bố quốc tế
Nhầm lẫn trong y khoa: Khá phổ biến, nhưng ít ai biết!
Những câu hỏi và trả lời về dịch gia cầm
Những sai sót khó tin nhưng có thật
Những sai sót nguy hiểm trong toa thuốc
Những điều khó tin về “Bảy điều khó tin nhất trong y học”
Năm lí do cho mắm tôm “vô tội”
Phán quyết sau cùng: Chất béo không ảnh hưởng đến ung thư và bệnh tim
Phát hiện gien kiểm soát ráy tai: vài bài học về mò kim đáy biển
Phòng chống bệnh phải dựa vào bằng chứng khoa học!
Phòng chống H1N1 bằng rửa tay và khẩu trang: Biện pháp nào hiệu quả hơn?
Qui định cấp giấy phép lái xe dựa vào chiều cao và cân nặng: thiếu cơ sở khoa học và kì thị giới tính
Qui định cấp giấy phép lái xe dựa vào chiều cao: vấn đề giả định và bằng chứng khoa học
Quyền phê phán và trí thức
Quyền được tiếp cận hồ sơ bệnh án
Quản lý chất lượng: Thuốc phòng "tai nạn y khoa"
Rửa tay bằng xà phòng và tiêu chảy
Serotonin có liên quan đến chứng đột tử
Suy dinh dưỡng ở trẻ em: vấn đề của kinh tế
Sàng lọc trẻ sơ sinh trên phạm vi toàn quốc
Tai nạn y khoa trong bệnh viện
Thế nào là một "bài báo khoa học"
Thế nào là “Cơ sở khoa học” ?
Thịt chó là nguyên nhân của bệnh tiêu chảy cấp tính?
Thịt chó và bệnh tả: nguyên nhân và yếu tố nguy cơ
Tiên lượng bệnh Alzheimer bằng protein expression ?
Tiêu chuẩn chất lượng giáo dục đại học
Tiêu chuẩn chẩn đoán béo phì cho người Việt - Nguyễn Văn Tuấn
Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh đái tháo đường (diabetes mellitus)
Tiêu chuẩn đề bạt giáo sư: Có nên căn cứ vào số lượng bài báo ?
Tiêu chảy cấp tính và bệnh tả: Định danh cho đúng
Truy tìm ung thư bằng mammography từ tuổi 50
Truyền thông và khoa học: Qui ước Ingelfinger
Truyền thông và y tế
Truyền thông, khoa học và … doanh nghiệp
Trà xanh và sức khỏe
Trách nhiệm và nhân đạo trong vấn đề chất độc da cam
Trái chanh và phòng chống bệnh tả
Trả lời những câu hỏi liên quan đến loãng xương
Trọng lượng cơ thể và tử vong ở người Trung Quốc: Ý nghĩa về việc xác định tiêu chuẩn chẩn đoán béo phì
Tuổi thọ của người dân giảm 10 năm ?
Tác dụng Placebo trong y học: Tâm lí và ý nghĩa
Tình yêu, sắc đẹp nhìn dưới quan điểm di truyền học
Tín hiệu môi trường từ những “làng ung thư”
Tính khoa học và minh bạch đằng sau xét nghiệm doping
Tại sao không phát biểu về nguyên nhân và hệ quả ?
Tại sao uống rượu gây đỏ mặt và nguy cơ ung thư thực quản
Tạo sinh vô tính và cái chết của Thượng đế
Tạo sinh vô tính và vấn đề sinh đạo đức
Tản mạn về SARS
Tỉ lệ tử vong do cúm heo là bao nhiêu ?
Tự trị, chất lượng và y đức thay vì cổ phần hóa bệnh viện công
Ung thư vú và vấn đề thông tin y khoa
Uống bia hấp dẫn muỗi
Vaccine phòng chống AIDS hiệu quả đến đâu ?
Vaccine phòng chống cúm A/H1N1
Vi khuẩn gây tiêu chảy và ý nghĩa tiêm chủng
Vi khuẩn tả trong chó ?
Viết văn có thể chữa nhiều loại bệnh
Viết văn và trị liệu
Việc ta, ta cứ làm!
Vài nhận xét về 12 điều lệ y đức của Việt Nam
Vài thông tin cần biết về các chương trình truy tìm ung thư vú
Vài đóng góp quan trọng của người Việt khoa học thống kê
Văn hóa khoa học
Văn hóa tranh luận và vấn đề ngụy biện
Vấn đề sinh tố: kẽm và đồng
Vấn đề truy tìm ung thư phổi và hiệu quả 
Vấn đề y đức trong nghiên cứu tế bào mầm (stem cells)
Vấn đề đo lường melamine
Vấn đề đào tạo tiến sĩ: kinh nghiệm từ Australia
Vắc-xin phòng chống ung thư cổ tử cung
Vắcxin ngừa viêm gan B: cẩn thận với “nhiễu thông tin”
Vắcxin ngừa viêm gan B: kinh nghiệm từ nước ngoài
Vắcxin phòng bệnh sởi - quai bị - Rubella: lợi và hại
Vắcxin phòng chống ung thư cổ tử cung: hiệu quả lâm sàng và kinh tế
Vắcxin phòng ngừa bệnh tả: rất cần thiết
Về chấn chỉnh đào tạo tiến sĩ: Công bố bài báo khoa học là một thách thức lớn ?
Về học vị tiến sĩ
Về một sự hiểu lầm thuật ngữ "prospective"
Về phản ứng phụ của bisphosphonates liên quan đến hoại tử xương hàm và rung nhĩ
Vệ sinh như là một loại hàng hóa
Vị thế của nền khoa học Việt Nam
Xung quang xì căng đan về nghiên cứu tế bào mầm
Xã hội hóa và an toàn thực phẩm
Xếp hạng đại học: cần minh bạch hóa phương pháp
Y học hiện đại và những hứa hẹn
Y học thực chứng: vài nét khái quát
Y Khoa và những nhầm lẫn chết người
Y tế dự phòng: nền tảng của y khoa hiện đại
Y đức và nghiên cứu y học
Ói mửa, cao huyết áp và hôn mê
Ăn chay như là một trị liệu
Ăn chay và loãng xương
Điều trị bệnh dựa vào màu da ?
Điều trị đau dây thần kinh tọa bằng phẫu thuật: không có hiệu quả
Đo lường hiệu suất khoa học
Đánh giá đúng tầm quan trọng của ung thư vú 
Đại dịch H1N1
Đại dịch và đại dịch ảo
Đại dịch đã đến ?
Đạo văn trong hoạt động khoa học
Đậu nành và sức khỏe: đâu là thực và đâu là giả
Đậu nành và sức khỏe: đâu là thực và đâu là giả
Đằng sau những con số hàm lượng đạm trong sữa
Đế quốc Trà
Đề bạt các chức danh khoa bảng: vài kinh nghiệm từ Úc
Đọc lại 12 điều y đức của Việt Nam
Đồi điều về sữa nhiễm melamine
Đừng quên melamine trong các thực phẩm khác!
Ước vọng 200 ?
“Kỹ năng mềm” cho nhà khoa học
“Sẽ” và “có thể”


Trang nhiều tác giả
Trang riêng của Lê Ngọc Dũng
Trang riêng của Lương Lễ Hoàng
Trang riêng của Nguyễn Bảo Trung
Trang riêng của Nguyễn Hoài Nam
Trang riêng của Nguyễn Hữu Đức
Trang riêng của Nguyễn Văn Tuấn
Trang riêng của Nguyễn Ý Đức
Trang riêng của Nguyễn Đình Nguyên
Trang riêng của Phan Xuân Trung
Trang riêng của Đỗ Hồng Ngọc
Trang riêng của Đỗ Minh Tuấn