NGUYỄN VĂN TUẤN

Tản mạn

Chiều cao và tổng thống Mĩ

Nguyễn Văn Tuấn

Ông Barack cao 1.87 mét.  Ông John McCain cao 1.73 mét.  Obama đắc cử tổng thống.  McCain thất cử.  Có gì tương quan giữa chiều cao và khả năng đắc cử?  Theo các nhà kinh tế học và tâm lí học trường phái tiến hóa, chiều cao có tương quan đến địa vị trong xã hội, và ở Mĩ, với xác suất đắc cử.  Các nhà khoa học lí giải rằng người dân thường thích bầu cho những người cao to, trông khỏe mạnh và quyền thế.  Quần chúng thích lãnh đạo mạnh mẽ và có “phong độ”.  Dữ liệu thực tế trong thời gian qua xem ra khá nhất quán với giả thuyết này. 

Trong tất cả các sinh vật, những sinh vật (đặc biệt là nam) có chiều cao cao thường có địa vị thống trị so với người có chiều cao thấp.  Ở các bộ lạc ngày xưa, người trưởng bộ lạc thường cao to và được gọi là “Người Lớn” hay “Đại Nhân” (Big Man).  Chiều cao trung bình ở đàn ông Mĩ là 1.79 mét, nhưng chiều cao trung bình của 500 giám đốc các đại công ty (CEO, trong danh sách Fortune 500 của Mĩ) là 1.85 mét. 

Số liệu về chiều cao và đắc cử của từng ứng cử viên từ năm 1789 đến 2008 đã được các nhà nghiên cứu xã hội học thu thập và công bố.  Phân tích các số liệu này cho thấy trong từng cặp ứng viên, người nào có chiều cao cao (hơn đối thủ chính trị) thường đắc cử.  Tính trung bình, người đắc cử tổng thống Mĩ có chiều cao trung bình là 1.81 mét (độ lệch chuẩn 0.071 mét), còn những người thất cử có chiều cao trung bình là 1.79 mét (độ lệch chuẩn 0.077 mét). 

Có thể sử dụng số liệu chiều cao để tiên lượng xác suất thắng cử.  Mô hình xác suất phổ biến là mô hình logistic như sau:

;

trong đó, Pr(winning) là xác suất thắng cử; z là hàm số chiều cao cần phải tìm.  Hàm số đơn giản nhất là hàm tuyến tính: z(chiều cao) = a + b*chiều cao.  Như vậy, mô hình trên thành:

chú ý h là viết tắt của chiều cao.  Sử dụng số liệu thực tế (xem bảng dưới đây), và dùng hàm glm của R, chúng ta có đáp số của thông số là: a = -7.162 và b = 0.0398.  Do đó, một phương trình để tiên đoán xác suất thắng cử dựa vào chiều cao là:

Dựa vào mô hình này, chúng ta có thể tiên đoán xác suất thắng của Obama là 57% và McCain là 43%.  Mô hình này chỉ tiên lượng đúng khoảng 67%, vẫn còn sai sót 33%.  Vẫn có người thấp hơn nhưng thắng cử.  Chẳng hạn như trong lần bầu cử vừa qua George W. Bush thắng Al Gore dù Gore cao hơn Bush.  Tuy nhiên, mô hình xem ra có giá trị thực tiễn trong lần bầu cử này! 

Cố nhiên, trong thực tế, nếu chiều cao là một yếu tố liên quan đến thắng cử, thì cũng có rất nhiều yếu tố khác (như chính sách, khả năng vận động, khả năng hùng biện, ngân sách tranh cử dồi dào, v.v…) có khi còn quan trọng hơn, và những yếu tố này có thể giải thích phần 33% còn lại.

Chiều cao còn có xu hướng tương quan với thành tựu trong thời gian tại chức.  Giáo sư Paul Sommers (giáo sư kinh tế của trường Middlebury College, bang Vertmont) đã có công liệt kê thành tựu của 42 vị tổng thống trong hai thế kỉ qua.  Thành tựu ở đây là chính sách kinh tế, giáo dục, y tế, khả năng ứng biến trong tình hình chiến tranh và khủng hoảng.  Ông hỏi một số sử gia Mĩ về thành tựu của tổng thống trong thời gian tại chức, và xếp thành 4 bậc: great (lớn), near great (gần lớn), above average (trên trung bình), average (trung bình), below average (dưới trung bình), và failure (thất bại).  Những người thất bại là Richard Nixon, Ulysses Grant, Andrew Johnson, và James Buchanan.  Những người có công được xem là lớn gồm George Washington, Abraham Lincoln, Thomas Jefferson, và Franklin Roosevelt.  Ông công bố dữ liệu này trong tập san College Mathematical Journal (năm 2002, số 33, trang 14-16).  Tôi thử tính chiều cao cho từng nhóm thành tựu thì có kết quả sau đây:

Thành tựu

Số tổng thống

Chiều cao trung bình và độ lệch chuẩn (m)

Lớn và gần lớn

8

1.84 (0.054)

Trung bình và trên trung bình

20

1.78 (0.082)

Dưới trung bình và thất bại

12

1.79 (0.042)

Kết quả trên cho thấy chiều cao xem ra có tương quan với mức độ thành tựu.  Chiều cao càng cao thành tựu càng lớn. 

Nhưng Obama đã thắng cử.  Câu hỏi đặt ra là: nếu mối tương quan giữa chiều cao và thành tựu trong thời gian tại chức là đúng, thì xác suất mà Obama sẽ trở thành một tổng thống lớn (“great” và “near great”) là bao nhiêu.  Tôi thử tính toán theo mô hình logistic trên và kết quả cho thấy xác suất ông trở thành một tổng thống lớn là 33% (so với ông George W. Bush chỉ 15%).  Tuy nhiên, xác suất mà Obama trở thành một tổng thống trên trung bình hay lớn lên đến 52%.  Và, chúng ta hãy hi vọng!

Chú thích: Dưới đây là hai bảng số liệu để cho bạn nào thích làm phân tích.  Có thể sử dụng phần mềm R để khai thác thêm dữ liệu. 

Số liệu về thắng cử và thất cử. 

Năm

Thắng cử

Chiều cao

Thất cử

Chiều cao

2008

 Barack Obama

1.87

 John McCain

1.67

2004

 George W. Bush

1.80

John Kerry

1.93

2000

 George W. Bush

1.80

Al Gore

1.84

1996

 Bill Clinton

1.89

Bob Dole

1.83

1992

 Bill Clinton

1.89

George H.W. Bush

1.88

1988

 George H.W. Bush

1.88

 Michael Dukakis

1.67

1984

 Ronald Reagan

1.85

 Walter Mondale

1.80

1980

 Ronald Reagan

1.85

 Jimmy Carter

1.75

1976

 Jimmy Carter

1.75

 Gerald Ford

1.85

1972

 Richard Nixon

1.82

 George McGovern

1.85

1968

 Richard Nixon

1.82

 Hubert Humphrey

1.80

1964

 Lyndon Johnson

1.92

 Barry Goldwater

1.83

1960

 John F. Kennedy

1.83

 Richard Nixon

1.82

1956

 Dwight D. Eisenhower

1.79

 Adlai Stevenson

1.78

1952

 Dwight D. Eisenhower

1.79

 Adlai Stevenson

1.78

1948

 Harry S. Truman

1.75

 Thomas Dewey

1.73

1944

 Franklin D. Roosevelt

1.88

 Thomas Dewey

1.73

1940

 Franklin D. Roosevelt

1.88

 Wendell Willkie

1.85

1936

 Franklin D. Roosevelt

1.88

 Alfred Landon

1.73

1932

 Franklin D. Roosevelt

1.88

 Herbert Hoover

1.80

1928

 Herbert Hoover

1.82

 Al Smith

1.68

1924

 Calvin Coolidge

1.78

 John W. Davis

1.83

1920

 Warren G. Harding

1.83

 James M. Cox

1.68

1916

 Woodrow Wilson

1.80

 Charles Evans Hughes

1.80

1912

 Woodrow Wilson

1.80

 Theodore Roosevelt

1.78

1908

 William Howard Taft

1.82

 William Jennings Bryan

1.83

1904

 Theodore Roosevelt

1.78

 Alton B. Parker

1.83

1900

 William McKinley

1.70

 William Jennings Bryan

1.83

1896

 William McKinley

1.70

 William Jennings Bryan

1.83

1892

 Grover Cleveland

1.80

 Benjamin Harrison

1.68

1888

 Benjamin Harrison

1.68

 Grover Cleveland

1.80

1880

 James A. Garfield

1.83

 Winfield Hancock

1.88

1864

 Abraham Lincoln

1.92

 George McClellan

1.68

1852

 Franklin Pierce

1.78

 Winfield Scott

1.96

1844

 James K. Polk

1.73

 Henry Clay

1.85

1840

 William Henry Harrison

1.73

 Martin Van Buren

1.68

1836

 Martin Van Buren

1.68

 William Henry Harrison

1.73

1832

 Andrew Jackson

1.85

 Henry Clay

1.85

1828

 Andrew Jackson

1.85

 John Quincy Adams

1.70

1824

 John Quincy Adams

1.70

 Andrew Jackson

1.85

1820

 James Monroe

1.83

 John Quincy Adams

1.70

1816

 James Monroe

1.83

 Rufus King

1.78

1812

 James Madison

1.63

 De Witt Clinton

1.91

1800

 Thomas Jefferson

1.89

 Aaron Burr

1.68

1796

 John Adams

1.70

 Thomas Jefferson

1.89

1792

 George Washington

1.88

 John Adams

1.70

1789

 George Washington

1.88

 John Adams

1.70

Nguồn: http://en.wikipedia.org/wiki/Heights_of_United_States_Presidents_and_presidential_candidates

 

Số liệu về thành tựu và chiều cao:

 

Tên họ

Chiều cao

Thành tựu

Abraham Lincoln

188

great

Andrew Jackson

185

near great

Andrew Johnson

178

failure

Barack Obama

187

na

Benjamin Harrison

168

average

Bill Clinton

189

above ave

Calvin Coolidge

178

below ave

Chester A Arthur

188

average

Dwight D Eisenhower

179

above ave

Franklin D Roosevelt

188

great

Franklin Pierce

178

below ave

George H W Bush

188

average

George W Bush

180

below ave

George Washington

188

great

Gerald Ford

183

average

Grover Cleveland

180

above ave

Harry S Truman

175

near great

Herbert Hoover

180

average

James Buchanan

183

failure

James Garfield

183

na

James Madison

163

above ave

James Monroe

183

above ave

James Polk

173

above ave

Jimmy Carter

175

average

John Adams

170

average

John F Kennedy

183

above ave

John Quincy Adams

170

above ave

John Tyler

183

below ave

Lyndon B Johnson

192

above ave

Martin Van Buren

168

average

Millard Fillmore

175

below ave

Richard Nixon

182

failure

Ronald Reagan

185

below ave

Rutherford B Hayes

174

average

Theodore Roosevelt

178

near great

Thomas Jefferson

189

great

Ulysses S Grant

172

failure

Warren Harding

183

failure

William Henry Harrison

173

na

William Howard Taft

183

average

William McKinley

170

average

Woodrow Wilson

180

near great

Zachary Taylor

173

below ave

Chú thích: “na” là không/chưa đánh giá. 

Nguồn: Paul Sommers, The Colege Mathematical Journal năm 2002, số 33, trang 14-16.

 

 

 


200 năm Darwin
Agent Orange: collateral damage
Alexandre Yersin và Việt Nam
Bàn về hiệu quả vắcxin: lâm sàng và kinh tế
Bàn về vấn đề dịch thuật và đánh giá năng suất khoa học
Béo phì ở người Á châu
Béo phì ở trẻ em và virus
Bình luận từ Dr. Yến
Bưởi không gây ung thư vú
Bảo hiểm y tế cộng đồng
Bảo tồn môi sinh: Chiến tranh giữa hai thế giới
Bằng chứng khoa học thay vì lên lớp
Bệnh tả: không để Việt Nam thành Bangladesh thứ hai
Bệnh tật nhìn từ quan điểm của thuyết tiến hóa
Bệnh xơ hóa cơ delta qua y văn thế giới
Bổ sung kẽm và điều trị bệnh tả
Bộ gen trong cây lúa và triển vọng
Bộ Y tế phản ứng chậm với rét đậm
Chiều cao của người Việt
Chiều cao và tổng thống Mĩ
Cholesterol và bệnh Tim
Cholesterol: hung thần hay bạn?
Chuột và... các nhà khoa học
Chính sách y tế cần dựa vào bằng chứng khoa học
Chạy đua vũ khí và … dịch cúm
Chất béo, cholesterol, bệnh tim và statins: xét lại bằng chứng
Chất keo xã hội: hormones
Chất lượng nghiên cứu dịch tễ học và y tế cộng đồng của Việt Nam qua chỉ số H
Chất lượng nghiên cứu khoa học ở Việt Nam qua chỉ số trích dẫn
Chất vấn chuẩn chẩn đoán béo phì
Chế độ ăn uống với nhiều thịt động vật và nguy cơ tử vong
Chủng vi khuẩn tả hiện nay ở nước ta có phải mới xuất hiện?
Cuộc chiến hóa học phi pháp lớn nhất trong lịch sử chiến tranh
Câu chuyện y học: Leptin và béo phì
Có bao nhiêu bác sĩ viết chữ khó đọc
Có nên tập trung vào vi khuẩn E. coli ?
Có thể xảy ra đại dịch cúm gia cầm?
Công cụ đơn giản để chẩn đoán tiểu đường ở người Đông Nam Á
Cúm gia cầm và nhiễu thông tin
Cúm H1N1: biết và chưa biết
Cơ hội để khép lại một chương lịch sử đau lòng
Cần hiểu đúng về Ung thư và nguy cơ ung thư
Cần qui ước đạo đức cho kĩ nghệ thực phẩm
Cần tiêm chủng ngừa bệnh tả vùng có nguy cơ cao
Cần điều tra về chất lượng bệnh viện
Cổ phần hóa bệnh viện công và chất lượng
Cổ phần hóa: chưa phải cách duy nhất
DDT và vấn đề cân đối giữa lợi ích và nguy hiểm
Dinh dưỡng: một nguồn thuốc quí giá
DNA không nói dối, nhưng DNA có thể nói … sai
Dịch cúm gà: hoang mang và sự thật khoa học
Dịch cúm heo và tác hại kinh tế
Dịch tay-chân-miệng
Dịch tả: gọi đúng tên để phòng ngừa
Dựa vào khoa học, đừng dựa vào niềm tin!
E. coli – vài câu hỏi thông thường
Gen và bệnh tật
Ghen tuông dưới cái nhìn của tâm lí y khoa
Gian lận trong nghiên cứu khoa học: áp lực kinh tế và cơ chế bình duyệt
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC: KHƠI DẬY VÀ NUÔI DƯỠNG TÍNH HAM HỌC
Giải nobel y học hay sinh lí học 2007 và lợi ích cho người bệnh
Giải Nobel Y sinh học 2008 và những tranh chấp khoa học
Giải Nobel y sinh học 2010 vinh danh người đem niềm vui cho người vô sinh
Giải Nobel y sinh học năm 2005: Một cõi đi về với vi khuẩn
Giải Nobel y sinh học: Nhìn lại quãng đường 100 năm
Giải phẫu ghép mặt và vấn đề y đức
Gout ở xương sống
Gãy xương và tử vong: một vấn nạn y tế cộng đồng
Hiệu quả vắcxin có nghĩa gì?
Hoa vàng mấy độc
Hàm lượng đạm trong sữa “siêu thấp” hay “siêu cao”?
Hóa chất khai hoang trong cuộc chiến Viện Nam: Qui mô và tầm ảnh hưởng
Hướng đi nào để giải quyết vấn đề chất độc da cam ở Việt Nam
Hậu “mắm tôm được minh oan”: bằng chứng khoa học, nhà xí và nghiên cứu
Hệ Thống Học Vị Và Học Hàm Khoa Học Ở Vài Nước Tây Phương
Hợp tác khoa học kiểu nhảy dù - Nguyễn Văn Tuấn
Khi bác sĩ trẻ “khoe” quá nhiều
Khoa học và ngụy khoa học: một vài đặc điểm và khác biệt cần biết
Khoa học, xã hội, và rủi ro
Không thể thành Phù Đổng trong 20 năm!
Khẩu trang và phòng chống cúm A/H1N1
Kiểm định giả thuyết mắm tôm và vi khuẩn tả
Liều lượng melamine bao nhiêu là an toàn?
Lí lịch sinh học của heo và dấu vết văn minh nông nghiệp Đông Nam Á
Lượng giá mạng sống con người
Lợi ích của vitamin D
Miệng nhà quan
Mắm tôm có phải là “thủ phạm” gây bệnh tả? Xét lại bằng chứng khoa học
Mắm tôm và chuyện xin lỗi
Mắm tôm và dịch tả: phân biệt yếu tố nguy cơ và nguyên nhân
Mắm tôm vô tội!
Mắm tôm, nguyên nhân và hệ quả
Mối quan hệ giữa giới y khoa và kĩ nghệ dược
Mối quan hệ giữa giới y khoa và kĩ nghệ dược
Một bệnh hiếm X-linked recessive hypoparathyroidism
Một lần đi phỏng vấn
Một năm nhìn lại
Một phán quyết thiếu cơ sở khoa học
Một vài hiểu lầm tai hại
Một vài ngộ nhận về nghiên cứu khoa học
Một vài vấn đề về qui định chức danh giáo sư ở Việt Nam
Một vụ Madoff trong y khoa: Lại một ngôi sao y khoa rơi rụng!
Mỡ trắng, mỡ nâu
Mỡ  trong máu, huyết áp, và  tiểu đường
Nghiên cứu y học ở Việt Nam: Đặc điểm, thiếu sót, và sai sót
Nghiên cứu y học ở Việt Nam: Đặc điểm, thiếu sót, và sai sót
Nguyên nhân bệnh tiêu chảy
Ngó trên tay điếu thuốc đã lụi dần
Người cao tuổi và sự hạn chế của y khoa
Người ăn chay có mật độ xương như người ăn mặn
Người ăn chay có mật độ xương như người ăn mặn
Nhân chuyện dịch tả nhớ lại John Snow
Nhân câu chuyện điện não đồ xét nghiệm nghiện ma túy:
Nhân năm khỉ_nguồn gốc con người hiện đại
Nhân năm Tý bàn chuyện thí nghiệm trên chuột
Nhìn lại khoa học Việt Nam năm 2008 qua công bố quốc tế
Nhầm lẫn trong y khoa: Khá phổ biến, nhưng ít ai biết!
Những câu hỏi và trả lời về dịch gia cầm
Những sai sót khó tin nhưng có thật
Những sai sót nguy hiểm trong toa thuốc
Những điều khó tin về “Bảy điều khó tin nhất trong y học”
Năm lí do cho mắm tôm “vô tội”
Phán quyết sau cùng: Chất béo không ảnh hưởng đến ung thư và bệnh tim
Phát hiện gien kiểm soát ráy tai: vài bài học về mò kim đáy biển
Phòng chống bệnh phải dựa vào bằng chứng khoa học!
Phòng chống H1N1 bằng rửa tay và khẩu trang: Biện pháp nào hiệu quả hơn?
Qui định cấp giấy phép lái xe dựa vào chiều cao và cân nặng: thiếu cơ sở khoa học và kì thị giới tính
Qui định cấp giấy phép lái xe dựa vào chiều cao: vấn đề giả định và bằng chứng khoa học
Quyền phê phán và trí thức
Quyền được tiếp cận hồ sơ bệnh án
Quản lý chất lượng: Thuốc phòng "tai nạn y khoa"
Rửa tay bằng xà phòng và tiêu chảy
Serotonin có liên quan đến chứng đột tử
Suy dinh dưỡng ở trẻ em: vấn đề của kinh tế
Sàng lọc trẻ sơ sinh trên phạm vi toàn quốc
Tai nạn y khoa trong bệnh viện
Thế nào là một "bài báo khoa học"
Thế nào là “Cơ sở khoa học” ?
Thịt chó là nguyên nhân của bệnh tiêu chảy cấp tính?
Thịt chó và bệnh tả: nguyên nhân và yếu tố nguy cơ
Tiên lượng bệnh Alzheimer bằng protein expression ?
Tiêu chuẩn chất lượng giáo dục đại học
Tiêu chuẩn chẩn đoán béo phì cho người Việt - Nguyễn Văn Tuấn
Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh đái tháo đường (diabetes mellitus)
Tiêu chuẩn đề bạt giáo sư: Có nên căn cứ vào số lượng bài báo ?
Tiêu chảy cấp tính và bệnh tả: Định danh cho đúng
Truy tìm ung thư bằng mammography từ tuổi 50
Truyền thông và khoa học: Qui ước Ingelfinger
Truyền thông và y tế
Truyền thông, khoa học và … doanh nghiệp
Trà xanh và sức khỏe
Trách nhiệm và nhân đạo trong vấn đề chất độc da cam
Trái chanh và phòng chống bệnh tả
Trả lời những câu hỏi liên quan đến loãng xương
Trọng lượng cơ thể và tử vong ở người Trung Quốc: Ý nghĩa về việc xác định tiêu chuẩn chẩn đoán béo phì
Tuổi thọ của người dân giảm 10 năm ?
Tác dụng Placebo trong y học: Tâm lí và ý nghĩa
Tình yêu, sắc đẹp nhìn dưới quan điểm di truyền học
Tín hiệu môi trường từ những “làng ung thư”
Tính khoa học và minh bạch đằng sau xét nghiệm doping
Tại sao không phát biểu về nguyên nhân và hệ quả ?
Tại sao uống rượu gây đỏ mặt và nguy cơ ung thư thực quản
Tạo sinh vô tính và cái chết của Thượng đế
Tạo sinh vô tính và vấn đề sinh đạo đức
Tản mạn về SARS
Tỉ lệ tử vong do cúm heo là bao nhiêu ?
Tự trị, chất lượng và y đức thay vì cổ phần hóa bệnh viện công
Ung thư vú và vấn đề thông tin y khoa
Uống bia hấp dẫn muỗi
Vaccine phòng chống AIDS hiệu quả đến đâu ?
Vaccine phòng chống cúm A/H1N1
Vi khuẩn gây tiêu chảy và ý nghĩa tiêm chủng
Vi khuẩn tả trong chó ?
Viết văn có thể chữa nhiều loại bệnh
Viết văn và trị liệu
Việc ta, ta cứ làm!
Vài nhận xét về 12 điều lệ y đức của Việt Nam
Vài thông tin cần biết về các chương trình truy tìm ung thư vú
Vài đóng góp quan trọng của người Việt khoa học thống kê
Văn hóa khoa học
Văn hóa tranh luận và vấn đề ngụy biện
Vấn đề sinh tố: kẽm và đồng
Vấn đề truy tìm ung thư phổi và hiệu quả 
Vấn đề y đức trong nghiên cứu tế bào mầm (stem cells)
Vấn đề đo lường melamine
Vấn đề đào tạo tiến sĩ: kinh nghiệm từ Australia
Vắc-xin phòng chống ung thư cổ tử cung
Vắcxin ngừa viêm gan B: cẩn thận với “nhiễu thông tin”
Vắcxin ngừa viêm gan B: kinh nghiệm từ nước ngoài
Vắcxin phòng bệnh sởi - quai bị - Rubella: lợi và hại
Vắcxin phòng chống ung thư cổ tử cung: hiệu quả lâm sàng và kinh tế
Vắcxin phòng ngừa bệnh tả: rất cần thiết
Về chấn chỉnh đào tạo tiến sĩ: Công bố bài báo khoa học là một thách thức lớn ?
Về học vị tiến sĩ
Về một sự hiểu lầm thuật ngữ "prospective"
Về phản ứng phụ của bisphosphonates liên quan đến hoại tử xương hàm và rung nhĩ
Vệ sinh như là một loại hàng hóa
Vị thế của nền khoa học Việt Nam
Xung quang xì căng đan về nghiên cứu tế bào mầm
Xã hội hóa và an toàn thực phẩm
Xếp hạng đại học: cần minh bạch hóa phương pháp
Y học hiện đại và những hứa hẹn
Y học thực chứng: vài nét khái quát
Y Khoa và những nhầm lẫn chết người
Y tế dự phòng: nền tảng của y khoa hiện đại
Y đức và nghiên cứu y học
Ói mửa, cao huyết áp và hôn mê
Ăn chay như là một trị liệu
Ăn chay và loãng xương
Điều trị bệnh dựa vào màu da ?
Điều trị đau dây thần kinh tọa bằng phẫu thuật: không có hiệu quả
Đo lường hiệu suất khoa học
Đánh giá đúng tầm quan trọng của ung thư vú 
Đại dịch H1N1
Đại dịch và đại dịch ảo
Đại dịch đã đến ?
Đạo văn trong hoạt động khoa học
Đậu nành và sức khỏe: đâu là thực và đâu là giả
Đậu nành và sức khỏe: đâu là thực và đâu là giả
Đằng sau những con số hàm lượng đạm trong sữa
Đế quốc Trà
Đề bạt các chức danh khoa bảng: vài kinh nghiệm từ Úc
Đọc lại 12 điều y đức của Việt Nam
Đồi điều về sữa nhiễm melamine
Đừng quên melamine trong các thực phẩm khác!
Ước vọng 200 ?
“Kỹ năng mềm” cho nhà khoa học
“Sẽ” và “có thể”


Trang nhiều tác giả
Trang riêng của Lê Ngọc Dũng
Trang riêng của Lương Lễ Hoàng
Trang riêng của Nguyễn Bảo Trung
Trang riêng của Nguyễn Hoài Nam
Trang riêng của Nguyễn Hữu Đức
Trang riêng của Nguyễn Văn Tuấn
Trang riêng của Nguyễn Ý Đức
Trang riêng của Nguyễn Đình Nguyên
Trang riêng của Phan Xuân Trung
Trang riêng của Đỗ Hồng Ngọc
Trang riêng của Đỗ Minh Tuấn