NGUYỄN VĂN TUẤN

Tình yêu, sắc đẹp nhìn dưới quan điểm di truyền học

Nguyễn Văn Tuấn

Cách đây trên dưới nửa thế kỉ, Nhà thơ Xuân Diệu thắc mắc: “Vì sao giáp mặt buổi đầu tiên / Tôi đã đày thân giữa xứ phiền.” Quả là một vấn đề đáng tìm hiểu: tại sao đôi trai gái chưa bao giờ gặp nhau lần nào trước đó, mà chỉ một lần diện kiến đã cảm thấy mến nhau, mến đến nỗi phải khổ thân nơi xứ phiền. Tín hiệu nào và nó đến từ đâu đã gây nên hiện tượng Hữu duyên thiên lí năng tương ngộ, hay khiến cho Kim Trọng chỉ một lần gặp Thúy Kiều mà Tình trong như đã, mặt ngoài còn e? Đành rằng tình yêu không có biên giới, nhưng tại sao chị X lấy anh A, mà không là anh B; hay anh C phải lòng với chị Y, mà không là một chị khác? Thế lực và cơ duyên nào đã gây nên sự kết tóc xe duyên một cách cực kì cụ thể, và trong nhiều trường hợp, có một không hai, này? Duyên nợ? Số phận? Cũng có thể lắm. Nhưng duyên nợ và số phận là gì?

Làm sao cắt nghĩa được tình yêu?

Để trả lời cho câu hỏi trên, có lẽ ta cần phải trước hết định nghĩa thế nào là "tình yêu". Cũng như nhiều đặc tính khác, tình yêu có thể được định nghĩa theo nhiều quan điểm khác nhau, và bằng mọi thứ ngôn ngữ. Nhìn qua các từ điển của người Anh, Mĩ, tôi thấy họ định nghĩa tình yêu qua những danh từ như affection (trìu mến), attachment (gắn bó) hay devotion (hiến dâng). Theo họ, tình yêu là một trạng thái tâm thần có tính đạo đức cao độ, mà trong đó sự trìu mến và chung thủy được dành đặc biệt cho một người. Có lẽ người Anh, Mĩ vốn máy móc, nên định nghĩa về tình yêu của họ không được uyển chuyển như người Việt Nam ta. Không như anh chàng nhạc sĩ Lionel Ritchie, sau khi đã đi lục lạo hết từ điển này đến sách vở nọ, để cuối cùng anh ta không biết dùng chữ gì khác mà phải viết "I love you" (anh yêu em, hay em yêu anh – người Anh không phân biệt anh và em!) để nói đến tình yêu, các thi sĩ của Việt Nam tài tình hơn nhiều. Trong thi văn Việt Nam, suy đi nghĩ lại, tôi vẫn thấy Xuân Diệu định nghĩa tình yêu thật tuyệt vời:

Làm sao cắt nghĩa được tình yêu!

Có nghĩa gì đâu, một buổi chiều

Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt,

Bằng mây nhè nhẹ, gió hiu hiu ...

Tức là, phải có một môi trường chung quanh (như một buổi chiều, gió hiu hiu, mây nhè nhẹ, v.v…) tác động tới tâm lí (hồn ta) mới gây ra được một cảm giác tình yêu, chứ triết lí suông với những từ hoa mĩ trừu tượng trong một không gian vô định nghĩa thì khó mà có thể tả được tình yêu!

Định nghĩa tình yêu của Xuân Diệu còn cho ta thấy nó là một đặc tính tâm lí (behavioral trait). Mà, một phản ứng tâm lí thường được quyết định bởi hai yếu tố quan trọng là sinh học và môi trường. Mặc dù là một đặc tính tâm lí sinh học, nhưng cho đến nay, tình yêu vẫn chỉ là một đề tài của giới văn chương, nghệ thuật. Thực vậy, tình yêu là nguồn sáng tác bất tận, một chủ đề có tính cổ điển (nhưng không bao giờ lỗi thời), của thi ca, văn chương, kịch nghệ, phim ảnh, tiểu thuyết ... Nhưng một điều ngạc nhiên là tình yêu ít khi trở thành chủ đề của các cuộc thảo luận khoa học, đặc biệt là sinh học, mặc dù người ta vẫn không ngừng nói về bản chất tâm lí và hóa học của tình yêu.

Tôi có một đề nghị: tình yêu có tính di truyền. Như đề cập trên, tình yêu cần có hai yếu tố tác động: môi trường và sinh học. Tôi không bàn yếu tố nào quan trọng ở đây, vì đó không phải là đề tài của bài viết này; vả lại, ngày nay vẫn còn nhiều tranh cãi về sự tương quan cống hiến của hai yếu tố này. Mà, nói đến sinh học có lẽ ta cần phải có vài hàng về những đơn vị cơ bản được dùng để cấu tạo nên một con người.

Trong một bài nhạc, Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có ví von rằng cơ thể chúng ta được hình thành bằng "cát bụi", và cuối cùng thì cũng trở về với cát bụi: Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi / Để một mai tôi về làm cát bụi. Tôi chắc rằng lúc viết câu này nhạc sĩ chưa học về sinh học phân tử (molecular biology), mà chỉ do ảnh hưởng triết lí Phật giáo, nhưng nói chung là ông ta rất đúng. Ngày nay, qua tiến bộ của khoa học sinh học phân tử, người ta đã biết được rằng cái đơn vị sinh học cơ bản nhất trong một con người là tế bào (cells). Cơ thể chúng ta được cấu tạo bằng hàng tỉ tế bào. Nhiều tế bào có những nhiệm vụ khác nhau, chẳng hạn như tế bào não có nhiệm vụ giữ gìn trí nhớ và tri thức, tế bào tim làm cho tim ta đập nhịp nhàng, tế bào ruột làm ra chất nhầy (mucus), v.v. Những tế bào này có thời gian tồn tại nhất định. Chẳng hạn như tế bào tinh trùng nam chỉ sống sót khoảng vài tháng, trong khi đó tế bào trứng của phái nữ có thể tồn tại đến 50 năm. Mặc dù khác nhau về chức năng và thời gian sống sót, tất cả các tế bào đều có cấu trúc giống nhau: trong mỗi tế bào đều có một cái nhân (nucleus) nằm chính giữa. Cái nhân này có chứa những chất liệu di truyền mà ta thường gọi là DNA (viết tắt từ chữ deoxyribonucleic acid). DNA là một nucleic acid được tạo thành bởi hai chuỗi gồm những đơn vị gọi là nucleotide. Hai chuỗi này xoắn với nhau thành một hình xoắn kép và nối với nhau bằng những "sợi dây" hydrogen. Mỗi nhân thường có khoảng 6 triệu DNA. Một mảng DNA tạo thành một gene. Có thể ví mỗi DNA như một chữ; và nhiều chữ tạo thành một câu văn (tức là gene). Không ai biết được một cách chính xác trong cơ thể ta có bao nhiêu gene, nhưng các nhà khoa học ước đoán rằng trong cơ thể ta có chứa khoảng 30.000 – 35.000 gene. Gene có chức năng gửi các tín hiệu hóa học đi đến tất cả các nơi trong cơ thể. Những tín hiệu này có chứa đầy đủ các thông tin, các chỉ thị cụ thể cho các cơ quan trong cơ thể ta phải hoạt động ra sao.

Thành ra, có lẽ không cần phải dài dòng văn tự, tôi xin báo ngay một tin buồn cho các bạn trẻ rằng: nếu dựa trên quan điểm về sinh học, chúng ta (các bạn và tôi) là những sinh vật bất lực trong tình yêu, không có chỗ nào để chúng ta cựa quậy nhúc nhích gì cả! Lí do đơn giản là như đã nói trên, trong mỗi gene có những chỉ dẫn (hay nói đúng hơn là mệnh lệnh) cho các phân tử làm việc gì và cách làm ra sao. Những mệnh lệnh này đã được soạn thảo một cách cực kì công phu và cẩn thận để chúng ta phải tuân lệnh chúng, thi hành những đường lối đã được vạch sẵn ngay từ lúc ta mới sinh ra, kể cả những điều mà bản thân ta sẽ phải khốn khổ về sau. Bởi vậy, những gene của tình yêu có một vai trò rất lớn trong tình trường trong ta, mà ta không để ý hay chưa biết. Mà, cho dù ta có biết đi nữa, những gene tình yêu này vẫn bắt buộc, theo những cách thức hoàn toàn áp đặt, ta yêu người này chứ không phải người kia, yêu vào lúc khác chứ không phải lúc này, và thậm chí lúc nào phải chia tay với tình yêu!

Nếu bạn còn nghi ngờ về điều này thì tôi xin mời bạn hãy cùng tôi xem xét vấn đề chúng ta sẽ yêu ai nhé. Do những khuyết tật về nội dòng (inbreeding), và vì quyền lợi của các gene, chúng ta không được lập gia đình với những người thân; các gene đã làm vô số lập trình để bắt buộc chúng ta phải tránh điều này. Gần đây, có một cuộc nghiên cứu thú vị trên 2796 cuộc hôn nhân của các thiếu niên sống trong các trang trại Kibbutz ở Do Thái (trong các trang trại này, trẻ em dù không có quan hệ ruột thịt, nhưng đã chung sống từ khi lọt lòng cho đến lúc trưởng thành) với kết quả là chỉ có 13 trường hợp trong đó vợ chồng cùng sống trong một trang trại. Nhưng ngay cả 13 trường hợp này cũng chỉ là những trường hợp ngoại lệ, vì khi đến sống trong các Kibbutz các em đã 6 tuổi. Đáng ngạc nhiên hơn nữa là không hề có hiện tượng quan hệ tình dục khác giới giữa các em ở cùng một trang trại. Đây là một sự kiềm chế đáng kinh ngạc trong điều kiện gần 6000 em trai và gái sống chung với nhau trong điều kiện mà mức độ hormone ở trong thời kì sung mãn nhất! Đó là cái gì nếu không phải chính các gene của chúng ta đã làm nên điều kì diệu đó.

Các gene cũng ngăn chận không cho chúng ta yêu một ai hay một cái gì đó quá ư là khác lạ, chẳng hạn như khỉ! Từ quan sát 13 đôi kết hôn sau khi gặp nhau lúc 6 tuổi hay muộn hơn, cho các nhà nghiên cứu thấy rằng cách thức các gene bắt buộc chúng ta phải tuân theo ý muốn của chúng. Hóa ra, tuổi lên 6 là thời điểm quan trọng để đứa trẻ khắc họa hình ảnh người bạn đời tương lai trong tâm khảm. Nói một cách khác, người bạn đời của chúng ta rất giống đứa bạn khác giới mà ta chơi chung năm ta lên 6 tuổi. Gene của chúng ta chọn lứa tuổi này, vì những đứa bạn lên 6 rất hợp tính, nhưng lại không có quan hệ huyết thống, với ta. Chính điều này đã tối ưu hóa đặc tính di truyền (genetic fitness).

Sau khi đã quyết định cho chúng ta phải yêu ai, các gene bèn tìm cách chọn (hay cố gắng chọn) một người bạn đời hoàn toàn phù hợp với các tiêu chuẩn do chúng đặt ra. Các tiêu chuẩn mà các gene đặt ra cho đàn ông khác với các tiêu chuẩn cho phụ nữ. Đối với các gene của đàn ông, người bạn đời lí tưởng phải trẻ đẹp. Tại sao lại có tiêu chuẩn trẻ ở đây? Bởi vì đối với chúng, người phụ nữ trẻ có thời gian dành cho sinh sản dài hơn. Và sinh sản nhiều cũng có nghĩa là chúng (genes) có cơ được tồn tại lâu hơn và lưu truyền đến các thế hệ mai sau. Ông Henry Kissinger, lúc về già đã chẳng dan díu và lấy cô thư kí chỉ bằng tuổi con gái ông làm vợ là gì!

Đẹp là trung bình

Thế nào gọi là "đẹp"? Câu trả lời không đơn giản, nhưng tôi có thể tóm gọn thế này: đẹp là là một đặc tính trung bình. Tôi biết có bạn đọc tới đây và sẽ nói "vớ vẩn, đẹp là phải trên trung bình chứ," nhưng xin quí bạn hãy kiên nhẫn và cho tôi vài phút để thuyết phục. Trong một công trình nghiên cứu về sắc đẹp được công bố gần đây trên tờ báo khoa học hàng đầu thế giới, Nature, các nhà nghiên cứu chọn một cách ngẫu nhiên 20 khuôn mặt của các phụ nữ và họ đưa những ảnh này vào computer để phân tích. Họ cho computer "trung bình" hóa tất cả các đường nét trên khuôn mặt của 20 khuôn mặt. Bằng cách "hòa chảy" hai hình ảnh vào nhau, họ có được hàng loạt hình ảnh bằng cách "lấy trung bình" giữa 2 và 9 khuôn mặt. Khi họ đưa các tấm ảnh trung bình ra hỏi các đồng nghiệp của mình xem khuôn mặt nào đẹp nhất, thì thú vị thay, khuôn mặt có những đường nét "trung bình" nhất [riêng tôi thì thấy là bầu bĩnh nhất] được chọn là khuôn mặt đẹp nhất.

Ngoài khuôn mặt ra, đường nét cấu trúc của cơ thể cũng là một thông số quan trọng để thẩm định sắc đẹp. Ở phương Tây ngày xưa, người ta thường hay dùng tỉ số eo/mông (waist-to-hip ratio) để đánh giá tính hấp dẫn của một phụ nữ, đại khái là phụ nữ nào có thân hình thắt đáy lưng ong được xem là hấp dẫn. Theo các nhà tâm lí học cổ điển Tây phương, người phụ nữ nào có cái tỉ số eo/mông vào khoảng 0,7 là một người đẹp lí tưởng (tất nhiên là về mặt thể dạng thôi, không phải tính tình). Các nghiên cứu trong vòng ba thập niên gần đây cho thấy tỉ số eo/mông này có liên quan tới hai hormone nam tính testosterone và hormone nữ tính estrogen. Phụ nữ có tỉ số eo/mông cao thường là những người có độ testosterone cao hơn, nhưng độ oestrogen thấp hơn, những phụ nữ có tỉ số eo/mông thấp. Phụ nữ có tỉ số eo/mông thấp là những người có sức khỏe tốt hơn và sinh sản dễ dàng hơn các phụ nữ có tỉ số cao. Trong một nghiên cứu ở Anh và Texas cho thấy phụ nữ có tỉ số eo/mông cao cũng là những người thường sinh con trai!

Nhưng mới đây, một nhóm nghiên cứu ở Anh đã làm thí nghiệm và cho rằng vòng eo/mông không phải là một tỉ số chính xác về sắc đẹp. Trong một bài báo trên tờ Lancet (một tờ báo y khoa hàng đầu trên thế giới), họ kết luận rằng tỉ số chính xác hơn là mật độ trọng lượng trên một mét vuông của cơ thể (còn gọi là body mass index hay BMI). BMI được ước tính bằng cách lấy trọng lượng (kg) chia cho chiều cao bình phương (m2). Nhóm nghiên cứu này đã phân tích mối tương quan giữa tính hấp dẫn (gọi là sexual attractiveness hay SA) và BMI của 44 phụ nữ (xem biểu đồ). Người viết bài này đã dựa vào dữ kiện của họ và đã tìm ra một phương trình liên quan giữa sắc đẹp (SA) và BMI như sau:

SA = 4,022 x BMI – 0,162 x BMI2 + 0,002 x BMI3 – 26,6

(Chú ý phương trình này chỉ thích hợp cho BMI khoảng 15 tới 35 kg/m2.) Nếu ta lấy đạo hàm phương trình này để tìm ra điểm đẹp tối đa, thì BMI vào khoảng 19 tới 20 kg/cm2. Con số này đúng ngay vào con số trung bình! (Thực ra, về mặt sức khỏe, đây cũng là độ BMI lí tưởng, vì theo định nghĩa y khoa hiện nay, người có BMI hơn 25 kg/cm2 được xem là "phì" - over-weight, và hơn 30 kg/cm2 được xem là "béo" - obese)).

Đó là tiêu chuẩn người đẹp Tây phương, thế còn người Việt ta thì sao? Trong một cuộc thi "Người mẫu thời trang Hà Nội mở rộng '99", có 22 thí sinh tuổi từ 17 tới 22. Ban tổ chức công bố các thông số quan trọng như chiều cao, trọng lượng, vòng eo, ngực và mông của các thí sinh. Qua các thông số này, tôi đã làm một phân tích chớp nhoáng và thấy số trung bình BMI của các thí sinh này là 17,6 kg/m2, vòng ngực 83,1 mm, vòng eo 60,5 mm, mông 90,2 mm, tỉ số eo/ngực 0,72 và tỉ số eo/mông 0,67.

Người đoạt giải nhất trong cuộc thi này là một thí sinh có tỷ số BMI 17,6 kg/m2, eo/mông 0,66 và eo/ngực 0,72. Người chiếm giải nhì là một thí sinh với BMI 17,9 kg/m2, eo/mông 0,67 và eo/ngực 0,72. Tất cả các chỉ số của hai người đẹp này nằm ngay vào con số trung bình! Như vậy, mặc dù Ta và Tây có tiêu chuẩn BMI khác nhau, nhưng trung bình vẫn là một công thức chung để tìm cái đẹp.

Cũng cần nói thêm ở đây rằng có nhiều [chứ không phài chỉ một] đặc tính trung bình làm nên cái đẹp. Do đó, có người đẹp "đáp ứng" được tiêu chuẩn trung bình về BMI, nhưng lại không có chỉ số eo/mông trung bình, hay ngược lại, ít có cơ hội được bầu làm hoa hậu hơn những người có nhiều chỉ số trung bình. Nhưng tìm được người đẹp trung bình không phải là chuyện dễ. Giả dụ như trong toàn bộ dân số, xác suất mà một người đẹp có chỉ số trung bình cho một đặc tính nào đó (như BMI chẳng hạn) là 0,15 (hay 15%); nếu ta dùng 10 đặc tính để thẩm định sắc đẹp, thì xác suất mà ta tìm được một người đẹp (có 10 chỉ số trung bình) là 0,00000000577, tức là trong một ti người, ta chỉ tìm được khoảng 6 người đẹp toàn diện! Thành ra, người đẹp hay hoa hậu, mặc dù chỉ là trung bình, nhưng lại rất hiếm. Điều này cũng giải thích tại sao người ta phải dễ dãi với các tiêu chuẩn về đẹp khi tìm người bạn đời.

Đặc tính trung bình và gene

Nhưng tại sao các gene lại thích đặc tính trung bình? Bởi vì trung bình là biểu tượng của sự cân đối (symmetry), và do đó, trung bình loại bỏ các đường nét không cân đối và các đường nét thô thiển. Sự không cân đối (asymmetry) của cơ thể là biểu hiện của các bất thường về mặt di truyền và sinh lí. Nghiên cứu y học trong những thập niên qua cho thấy người không có đường nét cân đối có nguy cơ bị bệnh nhiều hơn và bị các hội chứng Down, tâm thần phân liệt (schizophrenia), v.v… cao hơn những người có thân hình cân đối. Có thể vì lí do này mà các gene không muốn chúng ta "chung chạ" với người có mang khuyết tật di truyền. Thực ra, trung bình còn là một chỉ số tối ưu (optimal) trong hình học. Tam giác đều là tam giác có diện tích lớn nhất so với các loại tam giác khác. Hình vuông cũng là hình có diện tích lớn nhất trong các hình chữ nhật. Hình tròn cũng có diện tích lớn hơn các hình khác như ellipses. Bởi thế, sự "trung bình" trong sắc đẹp cũng có thể là một hình thể tối ưu. Nếu giả sử đẹp là một cái gì đó mà không phải là sự trung bình, thì hẳn rằng quá trình chọn lọc tự nhiên qua hàng triệu triệu năm đã kết thúc bằng một khuôn mặt người trông kì quái như chùm lông chim ở chốn địa đàng!

Sự thực là phần đông, nếu không muốn nói là tất cả, đàn ông thường bị hấp dẫn bởi phụ nữ có bộ ngực to, và cái mông nở nang, có thể chỉ đơn giản bởi vì các gene của họ muốn họ thành công trong việc duy trì nòi giống. Điều này cũng không ngạc nhiên, vì đôi bầu vú to hẳn sẽ hứa hẹn một nguồn sữa dồi dào, và mông nở nang (tỉ số eo/mông thấp) hẳn sẽ sinh nở dễ dàng.

Tuy nhiên, về cái khoản này, các gene của đàn ông dễ bị mắc lừa lắm. Bầu vú to có thể là do béo phì (hay do những lí do "nhân tạo" như silicon chẳng hạn) chứ chẳng liên quan gì đến việc có lắm sữa hay không! Rất có thể là các gene của đàn ông bắt đầu chọn lọc các phụ nữ có eo nhỏ như là một "giấy chứng nhận" ngầm nói rằng ngực họ to không phải do béo phì. Vậy là "an toàn" nhé! Tuy nhiên "giấy chứng nhận" này có khi lại là cái bẫy. Mông nở nang có thể là do ứ mỡ mà thôi! Bầu vú to, mông rộng, do đó, có thể chỉ là những quảng cáo bịp bợm! Hình như các gene của đàn ông chưa đủ thông minh để nhận ra điều này.

Thế các gene của phụ nữ đòi hỏi gì ở người đàn ông? Nói chung, chúng không khó tính lắm, chúng chỉ quan tâm đến về sắc diện bề ngoài hay tuổi tác, nhưng lại rất khắt khe xét nét về chiều cao, địa vị xã hội và của cải của người đàn ông. Ba điều kiện này đặc biệt hấp dẫn các gene của phụ nữ. Trường hợp của Monica Lewinsky và Clinton là một ví dụ điển hình. Ở Sài Gòn ngày xưa, có một ca sĩ trẻ, xinh gái và có tiếng nọ từng tuyên bố: "Tôi thà làm bé cho một ông lớn, còn hơn làm bà lớn cho một ông bé!" Quyền bính là cục nam châm làm cho các gene phụ nữ chui vào lưới tình.

Điều lạ lùng là các gene của phụ nữ còn xem xét đến cả tính chân thực, sự tử tế, và tính hào phóng của người đàn ông. Ích lợi của chiều cao, địa vị và của cải có thể giải thích bằng một mô hình mà các nhà tâm lí học thường đề cập tới là "Parasite model" (mô hình kí sinh). Theo mô hình này, vì chiều cao liên quan tới testosterone (hormone nam giới); đàn ông con trai có độ testosterone cao thường có chiều cao trên trung bình và có khả năng đề kháng các vi trùng cao. Vì có khả năng đề kháng cao, họ có thể đầu tư nhiều hơn vào việc nuôi dưỡng vợ con. Thế mấy điều kiện còn lại thì sao? Đối với các gene của phụ nữ, để tối ưu hóa sự tồn tại mãi mãi của chúng, các các gene này sẽ "mồi chài" những người đàn ông có khả năng giúp phụ nữ nuôi con suốt đời. Và bởi vậy, có lẽ lòng chân thật, lòng tử tế, và tính hào phóng là các yếu tố quan trọng ngầm nói rằng người đàn ông sẽ có khả năng làm điều này.

Nhưng tình yêu có tồn tại ở muôn loài không? Khỉ có biết yêu không? Tôi nghĩ là không, hoặc ít nhất là không theo cái cách của chúng ta. Lí do thì thật đơn giản vì con người là động vật bậc cao duy nhất tiến hóa đến mức giữa đàn ông và đàn bà có sự ràng buộc lứa đôi. Có ràng buộc lứa đôi bởi vì sự phân công lao động giữa đàn ông và đàn bà mang lại nhiều lợi ích hơn là một người làm tất cả. Đàn ông thì mang thú rừng về, còn đàn bà thì đi hái quả. Tình yêu tạo điều kiện đảm bảo cho mối quan hệ này được tiếp tục và đem lại lợi ích chung.

Cũng may mắn là các gene không thể sắp xếp hết mọi điều theo ý chúng. Thêm nữa, chúng đã phạm phải một sai lầm nghiêm trọng là tạo ra bộ não của con người. Thế là chính cái não mà các gene tạo ra lại có khả năng suy nghĩ độc lập. Bộ não có tình cảm riêng, đòi hỏi riêng và nhu cầu riêng, và những điều này không phải lúc nào cũng giống những cái mà các gene đã áp đặt cho nó. Chẳng hạn bạn có thể quyết định rằng bạn không thích lấy cái anh chàng cao lớn, giàu sụ và thành công nhất cái phố này mà chỉ sống một mình cả đời còn hay hơn. Hoặc giả bạn lấy ai đó nhưng không thích có con và cả hai chỉ sống như vậy cho đến lúc chia tay với cuộc đời. Cũng thật là tệ, theo quan điểm của các gene, loài người đã khám phá ra cấu tạo của chính mình và đã phát minh ra nhiều công nghệ tiên tiến. Thậm chí con người đôi khi còn quyết định rằng họ thích gene này hoặc không thích gene kia, và tìm cách loại nó ra khỏi bộ gene.

Trong truyện Kiều, cụ Nguyễn Du từng thắc mắc như là một lời ta thán: Người đâu gặp gỡ làm chi / Trăm năm biết có duyên gì hay không? Căn cứ vào những gì chúng ta biết về gene và tình yêu, tôi xin trả lời cụ là "có", và "duyên" ở đây là gene, cho dù câu trả lời có vẻ muộn màn cả 200 năm.

Và rồi, trong một ngày đẹp trời vào dịp Xuân về, nếu như trong một bữa tiệc, trong khi bạn đang tán gẫu với một nàng hay một chàng có ngoại hình trung bình và bất chợt người đó nói một điều gì làm lòng bạn rung động, làm cho bạn phải "đày thân giữa xứ phiền" thì bạn sẽ cảm thấy nàng hay chàng này chính là người mà số phận đã dành cho bạn. Nhưng nếu bạn là người đã có gia đình, tôi thành thật khuyên bạn hãy lập tức dùng bộ não của bạn mà nói ngay với các gene của mình rằng "Xéo ngay đi cho khuất mắt ta," chứ nếu không thì hậu quả sẽ là: Và tình ái là sợi dây vấn vít / Yêu, là chết ở trong lòng một ít.


200 năm Darwin
Agent Orange: collateral damage
Alexandre Yersin và Việt Nam
Bàn về hiệu quả vắcxin: lâm sàng và kinh tế
Bàn về vấn đề dịch thuật và đánh giá năng suất khoa học
Béo phì ở người Á châu
Béo phì ở trẻ em và virus
Bình luận từ Dr. Yến
Bưởi không gây ung thư vú
Bảo hiểm y tế cộng đồng
Bảo tồn môi sinh: Chiến tranh giữa hai thế giới
Bằng chứng khoa học thay vì lên lớp
Bệnh tả: không để Việt Nam thành Bangladesh thứ hai
Bệnh tật nhìn từ quan điểm của thuyết tiến hóa
Bệnh xơ hóa cơ delta qua y văn thế giới
Bổ sung kẽm và điều trị bệnh tả
Bộ gen trong cây lúa và triển vọng
Bộ Y tế phản ứng chậm với rét đậm
Chiều cao của người Việt
Chiều cao và tổng thống Mĩ
Cholesterol và bệnh Tim
Cholesterol: hung thần hay bạn?
Chuột và... các nhà khoa học
Chính sách y tế cần dựa vào bằng chứng khoa học
Chạy đua vũ khí và … dịch cúm
Chất béo, cholesterol, bệnh tim và statins: xét lại bằng chứng
Chất keo xã hội: hormones
Chất lượng nghiên cứu dịch tễ học và y tế cộng đồng của Việt Nam qua chỉ số H
Chất lượng nghiên cứu khoa học ở Việt Nam qua chỉ số trích dẫn
Chất vấn chuẩn chẩn đoán béo phì
Chế độ ăn uống với nhiều thịt động vật và nguy cơ tử vong
Chủng vi khuẩn tả hiện nay ở nước ta có phải mới xuất hiện?
Cuộc chiến hóa học phi pháp lớn nhất trong lịch sử chiến tranh
Câu chuyện y học: Leptin và béo phì
Có bao nhiêu bác sĩ viết chữ khó đọc
Có nên tập trung vào vi khuẩn E. coli ?
Có thể xảy ra đại dịch cúm gia cầm?
Công cụ đơn giản để chẩn đoán tiểu đường ở người Đông Nam Á
Cúm gia cầm và nhiễu thông tin
Cúm H1N1: biết và chưa biết
Cơ hội để khép lại một chương lịch sử đau lòng
Cần hiểu đúng về Ung thư và nguy cơ ung thư
Cần qui ước đạo đức cho kĩ nghệ thực phẩm
Cần tiêm chủng ngừa bệnh tả vùng có nguy cơ cao
Cần điều tra về chất lượng bệnh viện
Cổ phần hóa bệnh viện công và chất lượng
Cổ phần hóa: chưa phải cách duy nhất
DDT và vấn đề cân đối giữa lợi ích và nguy hiểm
Dinh dưỡng: một nguồn thuốc quí giá
DNA không nói dối, nhưng DNA có thể nói … sai
Dịch cúm gà: hoang mang và sự thật khoa học
Dịch cúm heo và tác hại kinh tế
Dịch tay-chân-miệng
Dịch tả: gọi đúng tên để phòng ngừa
Dựa vào khoa học, đừng dựa vào niềm tin!
E. coli – vài câu hỏi thông thường
Gen và bệnh tật
Ghen tuông dưới cái nhìn của tâm lí y khoa
Gian lận trong nghiên cứu khoa học: áp lực kinh tế và cơ chế bình duyệt
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC: KHƠI DẬY VÀ NUÔI DƯỠNG TÍNH HAM HỌC
Giải nobel y học hay sinh lí học 2007 và lợi ích cho người bệnh
Giải Nobel Y sinh học 2008 và những tranh chấp khoa học
Giải Nobel y sinh học 2010 vinh danh người đem niềm vui cho người vô sinh
Giải Nobel y sinh học năm 2005: Một cõi đi về với vi khuẩn
Giải Nobel y sinh học: Nhìn lại quãng đường 100 năm
Giải phẫu ghép mặt và vấn đề y đức
Gout ở xương sống
Gãy xương và tử vong: một vấn nạn y tế cộng đồng
Hiệu quả vắcxin có nghĩa gì?
Hoa vàng mấy độc
Hàm lượng đạm trong sữa “siêu thấp” hay “siêu cao”?
Hóa chất khai hoang trong cuộc chiến Viện Nam: Qui mô và tầm ảnh hưởng
Hướng đi nào để giải quyết vấn đề chất độc da cam ở Việt Nam
Hậu “mắm tôm được minh oan”: bằng chứng khoa học, nhà xí và nghiên cứu
Hệ Thống Học Vị Và Học Hàm Khoa Học Ở Vài Nước Tây Phương
Hợp tác khoa học kiểu nhảy dù - Nguyễn Văn Tuấn
Khi bác sĩ trẻ “khoe” quá nhiều
Khoa học và ngụy khoa học: một vài đặc điểm và khác biệt cần biết
Khoa học, xã hội, và rủi ro
Không thể thành Phù Đổng trong 20 năm!
Khẩu trang và phòng chống cúm A/H1N1
Kiểm định giả thuyết mắm tôm và vi khuẩn tả
Liều lượng melamine bao nhiêu là an toàn?
Lí lịch sinh học của heo và dấu vết văn minh nông nghiệp Đông Nam Á
Lượng giá mạng sống con người
Lợi ích của vitamin D
Miệng nhà quan
Mắm tôm có phải là “thủ phạm” gây bệnh tả? Xét lại bằng chứng khoa học
Mắm tôm và chuyện xin lỗi
Mắm tôm và dịch tả: phân biệt yếu tố nguy cơ và nguyên nhân
Mắm tôm vô tội!
Mắm tôm, nguyên nhân và hệ quả
Mối quan hệ giữa giới y khoa và kĩ nghệ dược
Mối quan hệ giữa giới y khoa và kĩ nghệ dược
Một bệnh hiếm X-linked recessive hypoparathyroidism
Một lần đi phỏng vấn
Một năm nhìn lại
Một phán quyết thiếu cơ sở khoa học
Một vài hiểu lầm tai hại
Một vài ngộ nhận về nghiên cứu khoa học
Một vài vấn đề về qui định chức danh giáo sư ở Việt Nam
Một vụ Madoff trong y khoa: Lại một ngôi sao y khoa rơi rụng!
Mỡ trắng, mỡ nâu
Mỡ  trong máu, huyết áp, và  tiểu đường
Nghiên cứu y học ở Việt Nam: Đặc điểm, thiếu sót, và sai sót
Nghiên cứu y học ở Việt Nam: Đặc điểm, thiếu sót, và sai sót
Nguyên nhân bệnh tiêu chảy
Ngó trên tay điếu thuốc đã lụi dần
Người cao tuổi và sự hạn chế của y khoa
Người ăn chay có mật độ xương như người ăn mặn
Người ăn chay có mật độ xương như người ăn mặn
Nhân chuyện dịch tả nhớ lại John Snow
Nhân câu chuyện điện não đồ xét nghiệm nghiện ma túy:
Nhân năm khỉ_nguồn gốc con người hiện đại
Nhân năm Tý bàn chuyện thí nghiệm trên chuột
Nhìn lại khoa học Việt Nam năm 2008 qua công bố quốc tế
Nhầm lẫn trong y khoa: Khá phổ biến, nhưng ít ai biết!
Những câu hỏi và trả lời về dịch gia cầm
Những sai sót khó tin nhưng có thật
Những sai sót nguy hiểm trong toa thuốc
Những điều khó tin về “Bảy điều khó tin nhất trong y học”
Năm lí do cho mắm tôm “vô tội”
Phán quyết sau cùng: Chất béo không ảnh hưởng đến ung thư và bệnh tim
Phát hiện gien kiểm soát ráy tai: vài bài học về mò kim đáy biển
Phòng chống bệnh phải dựa vào bằng chứng khoa học!
Phòng chống H1N1 bằng rửa tay và khẩu trang: Biện pháp nào hiệu quả hơn?
Qui định cấp giấy phép lái xe dựa vào chiều cao và cân nặng: thiếu cơ sở khoa học và kì thị giới tính
Qui định cấp giấy phép lái xe dựa vào chiều cao: vấn đề giả định và bằng chứng khoa học
Quyền phê phán và trí thức
Quyền được tiếp cận hồ sơ bệnh án
Quản lý chất lượng: Thuốc phòng "tai nạn y khoa"
Rửa tay bằng xà phòng và tiêu chảy
Serotonin có liên quan đến chứng đột tử
Suy dinh dưỡng ở trẻ em: vấn đề của kinh tế
Sàng lọc trẻ sơ sinh trên phạm vi toàn quốc
Tai nạn y khoa trong bệnh viện
Thế nào là một "bài báo khoa học"
Thế nào là “Cơ sở khoa học” ?
Thịt chó là nguyên nhân của bệnh tiêu chảy cấp tính?
Thịt chó và bệnh tả: nguyên nhân và yếu tố nguy cơ
Tiên lượng bệnh Alzheimer bằng protein expression ?
Tiêu chuẩn chất lượng giáo dục đại học
Tiêu chuẩn chẩn đoán béo phì cho người Việt - Nguyễn Văn Tuấn
Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh đái tháo đường (diabetes mellitus)
Tiêu chuẩn đề bạt giáo sư: Có nên căn cứ vào số lượng bài báo ?
Tiêu chảy cấp tính và bệnh tả: Định danh cho đúng
Truy tìm ung thư bằng mammography từ tuổi 50
Truyền thông và khoa học: Qui ước Ingelfinger
Truyền thông và y tế
Truyền thông, khoa học và … doanh nghiệp
Trà xanh và sức khỏe
Trách nhiệm và nhân đạo trong vấn đề chất độc da cam
Trái chanh và phòng chống bệnh tả
Trả lời những câu hỏi liên quan đến loãng xương
Trọng lượng cơ thể và tử vong ở người Trung Quốc: Ý nghĩa về việc xác định tiêu chuẩn chẩn đoán béo phì
Tuổi thọ của người dân giảm 10 năm ?
Tác dụng Placebo trong y học: Tâm lí và ý nghĩa
Tình yêu, sắc đẹp nhìn dưới quan điểm di truyền học
Tín hiệu môi trường từ những “làng ung thư”
Tính khoa học và minh bạch đằng sau xét nghiệm doping
Tại sao không phát biểu về nguyên nhân và hệ quả ?
Tại sao uống rượu gây đỏ mặt và nguy cơ ung thư thực quản
Tạo sinh vô tính và cái chết của Thượng đế
Tạo sinh vô tính và vấn đề sinh đạo đức
Tản mạn về SARS
Tỉ lệ tử vong do cúm heo là bao nhiêu ?
Tự trị, chất lượng và y đức thay vì cổ phần hóa bệnh viện công
Ung thư vú và vấn đề thông tin y khoa
Uống bia hấp dẫn muỗi
Vaccine phòng chống AIDS hiệu quả đến đâu ?
Vaccine phòng chống cúm A/H1N1
Vi khuẩn gây tiêu chảy và ý nghĩa tiêm chủng
Vi khuẩn tả trong chó ?
Viết văn có thể chữa nhiều loại bệnh
Viết văn và trị liệu
Việc ta, ta cứ làm!
Vài nhận xét về 12 điều lệ y đức của Việt Nam
Vài thông tin cần biết về các chương trình truy tìm ung thư vú
Vài đóng góp quan trọng của người Việt khoa học thống kê
Văn hóa khoa học
Văn hóa tranh luận và vấn đề ngụy biện
Vấn đề sinh tố: kẽm và đồng
Vấn đề truy tìm ung thư phổi và hiệu quả 
Vấn đề y đức trong nghiên cứu tế bào mầm (stem cells)
Vấn đề đo lường melamine
Vấn đề đào tạo tiến sĩ: kinh nghiệm từ Australia
Vắc-xin phòng chống ung thư cổ tử cung
Vắcxin ngừa viêm gan B: cẩn thận với “nhiễu thông tin”
Vắcxin ngừa viêm gan B: kinh nghiệm từ nước ngoài
Vắcxin phòng bệnh sởi - quai bị - Rubella: lợi và hại
Vắcxin phòng chống ung thư cổ tử cung: hiệu quả lâm sàng và kinh tế
Vắcxin phòng ngừa bệnh tả: rất cần thiết
Về chấn chỉnh đào tạo tiến sĩ: Công bố bài báo khoa học là một thách thức lớn ?
Về học vị tiến sĩ
Về một sự hiểu lầm thuật ngữ "prospective"
Về phản ứng phụ của bisphosphonates liên quan đến hoại tử xương hàm và rung nhĩ
Vệ sinh như là một loại hàng hóa
Vị thế của nền khoa học Việt Nam
Xung quang xì căng đan về nghiên cứu tế bào mầm
Xã hội hóa và an toàn thực phẩm
Xếp hạng đại học: cần minh bạch hóa phương pháp
Y học hiện đại và những hứa hẹn
Y học thực chứng: vài nét khái quát
Y Khoa và những nhầm lẫn chết người
Y tế dự phòng: nền tảng của y khoa hiện đại
Y đức và nghiên cứu y học
Ói mửa, cao huyết áp và hôn mê
Ăn chay như là một trị liệu
Ăn chay và loãng xương
Điều trị bệnh dựa vào màu da ?
Điều trị đau dây thần kinh tọa bằng phẫu thuật: không có hiệu quả
Đo lường hiệu suất khoa học
Đánh giá đúng tầm quan trọng của ung thư vú 
Đại dịch H1N1
Đại dịch và đại dịch ảo
Đại dịch đã đến ?
Đạo văn trong hoạt động khoa học
Đậu nành và sức khỏe: đâu là thực và đâu là giả
Đậu nành và sức khỏe: đâu là thực và đâu là giả
Đằng sau những con số hàm lượng đạm trong sữa
Đế quốc Trà
Đề bạt các chức danh khoa bảng: vài kinh nghiệm từ Úc
Đọc lại 12 điều y đức của Việt Nam
Đồi điều về sữa nhiễm melamine
Đừng quên melamine trong các thực phẩm khác!
Ước vọng 200 ?
“Kỹ năng mềm” cho nhà khoa học
“Sẽ” và “có thể”


Trang nhiều tác giả
Trang riêng của Lê Ngọc Dũng
Trang riêng của Lương Lễ Hoàng
Trang riêng của Nguyễn Bảo Trung
Trang riêng của Nguyễn Hoài Nam
Trang riêng của Nguyễn Hữu Đức
Trang riêng của Nguyễn Văn Tuấn
Trang riêng của Nguyễn Ý Đức
Trang riêng của Nguyễn Đình Nguyên
Trang riêng của Phan Xuân Trung
Trang riêng của Đỗ Hồng Ngọc
Trang riêng của Đỗ Minh Tuấn