Người ăn chay có mật độ xương như người ăn mặn
YKN: Chúng tôi hân hạnh giới thiệu một công trình nghiên cứu mới nhất của Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn về ăn chay và loãng xương. Đây là một hợp tác giữa Đại học Y Phạm Ngọc Thạch và Viện nghiên cứu y khoa Garvan (Úc). Công trình nghiên cứu vừa công bố trên Osteoporosis International và lập tức gây chú ý của báo chí thế giới, từ Úc, Âu châu, Mỹ và New Zealand. Đây là bản lược dịch của bản tin trên báo tiếng Anh.
Một nghiên cứu so sánh sức khỏe xương giữa một nhóm gồm 105 nữ tu sĩ Phật
giáo và 105 người ăn mặn tại Thành phố Hồ Chí Minh cho ra một kết quả ngạc
nhiên: người ăn chay có mật độ xương như người ăn mặn.
Công trình nghiên cứu hợp tác giữa Bác sĩ Hồ Phạm Thục Lan thuộc Đại học Y Phạm Ngọc Thạch và Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn thuộc Viện nghiên cứu Y khoa Garvan (Australia). Kết quả của nghiên cứu mới được công bố trên tập san y khoa quốc tế Osteoporosis International vào ngày hôm nay.
“Ở các nước phương Tây, có khoảng 5% dân số ăn chay, và đối với những người này, đây là một tin vui,” Giáo sư Nguyễn nói như thế. “Ngay cả người ăn chay thuần túy, tức chỉ ăn thực vật và trái cây, xương của họ cũng tốt như xương của mọi người khác.”
“Sức khỏe xương của người ăn chay, nhất là người ăn chay thuần túy như tu sĩ Phật giáo, từng là mối quan tâm của giới y khoa, bởi vì họ ăn ít lượng đạm và calxi so với cộng đồng người ăn mặn.”
“Trong nghiên cứu này, chúng tôi chỉ ra rằng mặc dù các tu sĩ ăn chay quả thật có lượng đạm và calxi thấp, nhưng mật độ xương trong cơ thể họ hoàn toàn chẳng có khác gì so với những người ăn thực phẩm với nhiều chất đạm động vật.”
“Lượng calxi mà các tu sĩ Phật giáo trong nghiên cứu của chúng tôi rất thấp, chỉ khoảng 370 mg mỗi ngày (trong khi đó lượng cần thiết là khoảng 1.000 mg). Họ cũng ăn ít lượng đạm, trung bình chỉ khoảng 35 g mỗi ngày, so với người ăn mặn là 65 g.”
Giáo sư Nguyễn và Bác sĩ Thục Lan chọn các tu sĩ Phật giáo tại Việt Nam, thay vì những người ăn chay theo cách của người phương Tây, để tìm hiểu ảnh hưởng của chế độ ăn chay vì các tu sĩ chỉ thuần túy ăn chay trong một thời gian rất dài.
“Còn người phương Tây ăn chay có sử dụng trứng và có khi cá hay hải sản, cho nên nghiên cứu ở những người này có thể kết quả sẽ không rõ ràng như nghiên cứu trên nhóm ăn chay thuần túy,” Giáo sư Nguyễn giải thích.
“Các nữ tu sĩ Phật giáo được mời tham gia vào công trình nghiên cứu hiện đang tu tại 20 chùa viện tại Thành phố Hồ Chí Minh. Người ăn mặn có cùng độ tuổi với người ăn chay được mời tham gia cũng là những cư dân chung quanh chùa trong Thành phố.”
Mặc dù Giáo sư Nguyễn và Bác sĩ Thục Lan không kêu gọi mọi người nên ăn chay, nhưng họ chỉ ra rằng một chế độ ăn uống với nhiều rau quả có tác dụng tích cực đến sức khỏe của xương.”
Họ cũng lưu ý rằng nghiên cứu này chưa đo lường nồng độ vitamin D, cũng là một yếu tố quan trọng cho việc duy trì sức khỏe của xương.
'Good' bone health news for vegetarians
Danny Rose
April 17, 2009 - 11:24AM
Vegetarians have been delivered some "very good news" in an Australian study of a group of strict vegan Buddhist nuns.
Bone density among the 105 nuns, who live in temples and monasteries across Vietnam's Ho Chi Minh City, was found to be the same as non-vegetarian women matched in every physical respect.
Sydney-based Professor Tuan Nguyen, from the Garvan Institute of Medical Research, collaborated with Dr Ho-Pham Thuc Lan from the Pham Ngoc Thach Medical University to undertake the research.
"We showed that although the vegans studied do indeed have lower protein and calcium intakes, their bone density is virtually identical to that of people who eat a wide variety of foods, including animal protein," Professor Nguyen says.
"For the five per cent of people in Western countries who choose to be vegetarians, this is very good news.
"Even vegans who eat only plant-based foods appear to have bones as healthy as everyone else."
Although Professor Nguyen and Dr Thuc Lan do not advocate a vegan diet, they say the study shows how fruits and vegetables are likely to have positive effects on bone health.
The nuns came from 20 temples and monasteries while the control group, 105 non-vegetarian women of exactly the same age, were recruited from the same localities.
The study found the nun's calcium intake was very low, only about 370mg a day while the recommended level was 1,000 mg.
Their protein intake was also very low at around 35g a day, compared with the non-vegetarian group, which was 65g.
Professor Nguyen says Buddhist nuns were chosen because their faith requires them to observe strict vegan diets all their lives.
"We didn't study vegetarians from the West because many are lacto-vegetarians, so could have considerable calcium in their diets," he says.
"It would have compromised the results."
They also caution the study did not measure the nun's levels of vitamin D - as important for healthy bones as calcium - or lifestyle factors which could curb the application of the finding to vegetarians living in the West.
The research is published online in the journal Osteoporosis International.