NGUYỄN VĂN TUẤN

Giải nobel y học hay sinh lí học 2007 và lợi ích cho người bệnh

Nguyễn Văn Tuấn

Theo thông lệ hàng năm, ngày 8 tháng 10 vừa qua, Hàn lâm viện Thụy Điển vừa công bố tên các nhà khoa học được trao giải Nobel về sinh lí học hay y học (physiology or medicine). Năm nay, qua bình chọn một thời gian, 3 nhà khoa học được trao giải thưởng cao quí (1,54 triệu USD) này: giáo sư Mario R. Capecchi, 70 tuổi (Viện nghiên cứu y khoa Howard Hughes, Đại học Utah, Mĩ); giáo sư Martin J. Evans, 66 tuổi (Đại học Cardiff, Anh); và giáo sư Oliver Smithies, 82 tuổi (Đại học North Carolina, Mĩ).  Ba nhà khoa học cùng nghiên cứu về di truyền và công nghệ sinh học, là những người tiên phong trong việc phát triển một mô hình khoa học có tên khá “dân giả” là “nốc ao” (“knock-out”, nhưng thuật ngữ khoa học là “gene targeting” hay “homologous recombination” – tái hợp tương đồng) để thẩm định ảnh hưởng của gien trên chuột.  Trong bài này, tôi sẽ bàn ngắn gọn về ý nghĩa của công trình “nốc ao” của ba nhà khoa học này.

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có viết một câu nhạc rất thơ mà cũng thấm đẩm triết lí nhà Phật, “Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi, để một mai tôi về làm cát bụi”, như để nhắc nhở sự mong manh, tính phi vĩnh cửu của một đời người.  Nhưng lời nhạc và ý nghĩa của nó còn gián tiếp (hay chủ ý?) ví von một chân lí khoa học về sự cấu trúc cơ bản của cơ thể con người.  Quả thật, theo thuyết sinh học phân tử (molecular biology), mỗi chúng ta được hình thành bắt đầu từ chỉ một tế bào.  Tế bào này cứ phân chia liên tục và sản sinh ra nhiều tế bào mới để cấu tạo thành một con người “trưởng thành”.  Do đó, cơ thể con người được cấu tạo bằng nhiều tế bào.  Vài ước tính mang tính lí thuyết cho thấy con số tế bào trong con người dao động từ 60.000 tỉ đến 100.000 tỉ! 

Xin nhắc lại vài thông tin căn bản: trung tâm của mỗi tế bào là nhân (nucleus).  Nhân hàm chứa những chất liệu di truyền mà ta thường gọi là DNA (viết tắc từ chữ deoxyribonucleic acid). Mỗi nhân thường có hàng triệu DNA. Mỗi DNA gồm có bốn mẫu tự (còn gọi là nucleotide): A (adenine), C (cytosine), G (guanine), và T (thymine).  Một mảng DNA tạo thành một gien.  Và nhiều gien tạo thành một bộ di truyền hay nhiễm sắc thể (chromosome).  Cơ thể Con người có 23 đôi nhiễm sắc thể.  Có thể nói một cách ví von bằng cách dùng quyển sách như là một ví dụ để minh họa cho mối liên hệ giữa gien, nhiễm sắc thể, và bases.  Trong sách có 23 chương (chromosome); mỗi chương có nhiều câu chuyện (gien); mỗi câu chuyện có nhiều đoạn văn (exons); mỗi đoạn văn có nhiều chữ (codons); và mỗi chữ được viết bằng 4 mẫu tự (bases). 

Gien có chức năng gửi các tín hiệu hóa học đi đến tất cả các nơi trong cơ thể.  Những tín hiệu này có chứa đầy đủ các thông tin, các “chỉ thị” cụ thể cho các cơ quan trong cơ thể con người phải vận hành ra sao.  Nếu những gien trong cơ thể hoạt động “bình thường”, và sản phẩm hay tín hiệu của gien được chuyển giao một cách thích hợp thì cơ thể con người không có vấn đề; nhưng nếu trong quá trình vận hành của gien có sự cố thì hậu quả là cơ thể sẽ mất thăng bằng và dẫn đến bệnh tật cho con người.

            Do đó, có thể nói rằng phần lớn những khác biệt về đặc tính của con người, kể cả thế chất và tâm thần, đều do tác động của hai yếu tố: di truyền và môi trường.  Thật ra, nói chính xác hơn là những khác biệt giữa các cá nhân trong một quần thể là hệ quả của sự tương tác giữa di truyền và môi trường.  Chẳng hạn như nhiều nghiên cứu trong thời gian ba thập niên qua cho thấy các yếu tố di truyền có thể giải thích khoảng 70% những khác biệt về mật độ xương, 40-60% những khác biệt về tỉ trọng cơ thể (body mass index), 65-85% những khác biệt về chiều cao cơ thể, 30-40% những khác biệt về nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường giữa các cá nhân trong quần thể.  Nhưng các yếu tố di truyền không thể giải thích tất cả những khác biệt, vì còn các yếu tố môi trường cũng đóng vai trò không kém phần quan trọng. 

Con người có bao nhiêu gien? Trước kia, khi công trình giải mã gen chưa hoàn tất, các nhà khoa học ước đoán rằng cơ thể con người có khoảng 100.000 gien.  Đến năm 2001, khi kết quả giải mã đầu tiên được công bố, con số này giảm xuống còn 30.000 đến 40.000 gien.  Nhưng nay, sau khi công trình giải mã gien hoàn tất, các nhà khoa học ước tính rằng cơ thể con người hàm chứa chỉ khoảng 20.000 đến 25.000 gien.  Như vậy số lượng gien trong con người có thể còn thấp hơn số gien trong cơ thể chuột (khoảng 30.000 gien)!

Ngoài chức năng quyết định đặc tính của cơ thể con người, gien còn có chức năng … gây bệnh.  Một khi gien đột biến (tức là một mảng DNA đột nhiên bị thay đổi, như từ TGCCA thành TCCCA chẳng hạn) có thể gây ra rối loạn tế bào, bệnh tật, thậm chí tử vong.  Chỉ một thay đổi rất nhỏ như thế có thể làm cho chúng ta phải suốt đời đau khổ vì gien! Một số bệnh chỉ do một gien gây nên như bệnh sơ nang (cystic fibrosis), bệnh Huntington, bệnh thiếu hồng huyết cầu hình lưỡi liềm (sickle cell disease), v.v… thường chỉ vì đột biến của một mẫu tự DNA trong gien. Các bệnh này thường được gọi là bệnh đơn gien (monogenic diseases).  Nhưng phần lớn các bệnh kinh niên mà chúng ta thường mắc phải như đái đường, cao huyết áp, béo phì, loãng xương, tai biến, v.v… là những bệnh do nhiều gien và môi trường gây nên, nên hay gọi là các bệnh đa gien (multifactorial diseases).  Cho đến nay, y học vẫn chưa tìn ra tất cả các gien liên quan đến các bệnh đa gien này. 

Mô hình nốc-ao gien

Do đó, vấn đề đặt ra là làm sao biết được gien nào có ảnh hưởng đến đặc tính hay bệnh nào ở con người.  Đây là vấn đề không đơn giản chút nào, vì tìm gien có liên quan đến một bệnh nào đó trong số 25.000 gien cũng chẳng khác nào “mò kim đáy biển”.  Một trong những vấn đề đặt ra cho y học thế kỉ 21 là phát triển phương pháp để truy tìm những gien có ảnh hưởng đến bệnh tật, và qua đó hi vọng sẽ tìm hiểu cơ chế ảnh hưởng của gien để phát triển phương pháp điều trị bệnh.  Công trình nghiên cứu, hay nói đúng hơn là mô hình, của giáo sư Mario R. Capecchi và đồng nghiệp của ông (giáo sư Martin J. Evans và giáo sư Oliver Smithies) thể hiện một sự đột phá trong nghiên cứu di truyền. 

             Về mặt ý tưởng, mô hình của họ rất đơn giản, và có thể minh họa bằng một ví von như sau: để biết xăng dầu có ảnh hưởng đến sự vận hành của một cỗ máy, người ta có thể lấy xăng dầu ra khỏi cỗ máy và thay thế bằng nước, và quan sát sự vận hành của cỗ máy sau đó ra sao.  Tương tự, nếu nhà nghiên cứu có lí do để cho rằng gien A có ảnh hưởng đến bệnh ung thư, họ có thể rút gien A khỏi cơ thể và thay thế vào đó bằng một gien khác (hay một mảng DNA khác) và xem quá trình phát sinh ung thư ra sao.  Đây là công nghệ có tên là “knock-out” (còn gọi là “gene targeting” hay “homologous recombination”).  Nói cách khác, công nghệ nốc-ao có mục đích là “quật ngả” gien hiện hành và thay thế nó bằng một gien mới để đánh giá xem gien bị quật ngả có thật sự ảnh hưởng đến bệnh tật. 

Vào thập niên 1980s, có thể nói đó là một ý tưởng táo bạo.  Ý tưởng trên được giáo sư Capecchi mô tả trong một đề cương nộp cho Viện Y tế Mĩ để xin tài trợ vào năm 1980.  Các chuyên gia bình duyệt bác bỏ đề cương của ông, vì họ cho rằng dự án nghiên cứu đó bất khả thi!  Bốn năm sau (1984), với một số kết quả sơ khởi, giáo sư Capecchi lại nộp đề cương đó xin tài trợ, và lần này ông được tài trợ.  Lần này, các chuyên gia bình duyệt phê trong đề cương rằng họ rất vui mừng khi thấy ông đã không nghe lời họ mà vẫn kiên trì theo đuổi ý tưởng đó! 

            Nhưng vì lí do y đức mô hình đó không thể thực hiện trên con người.  Không ủy ban y đức nào cho phép nhà nghiên cứu thay thế gien của một con người cả.  Đến đây thì chuột cung cấp cho các nhà nghiên cứu một giải pháp khả dĩ.  Chuột được xem là một con người thu nhỏ, vì loài vật này có những cơ phận rất giống với con người, và quan trọng hơn nữa, khoảng 95% các mảng DNA trong chuột cũng tìm thấy trong con người.  Chính vì thế, nghiên cứu trên chuột là một mô hình nghiên cứu cực kì có ích để có thể ứng dụng trên con người. 

            Về mặt kĩ thuật, mô hình của giáo sư Capecchi và đồng nghiệp của ông được thực hiện qua 6 bước như sau:

  • Bước 1, lấy tế bào từ túi phôi (blastocyst) của chuột và trồng thành một giòng phôi tế bào mầm;
  • Bước 2, chuẩn bị một mảng DNA (nhân tạo) mà nhà nghiên cứu muốn đánh giá tác động của gien;
  • Bước 3, đưa mảng DNA nhân tạo vào giòng tế bào mầm bằng phương pháp transfection (tức làm cho tế bào bị “nhiễm”);
  • Bước 4, tế bào mầm được cấy vào chuột sẽ “sinh sôi nẩy nở” (theo cấp số nhân) trở thành nhiều tế bào khác;
  • Bước 5, tiêm các tế bào mầm mới sản sinh vào túi phôi của chuột;
  • Bước 6, một thế hệ chuột mới ra đời với cấu trúc DNA mới của gen, và cho phép các nhà nghiên cứu ảnh hưởng của việc “nốc ao” gien nguyên thủy.

Ngày nay, mô hình gồm sáu bước trên của giáo sư Capecchi và đồng nghiệp được xem là mô hình kinh điển trong nghiên cứu ảnh hưởng của gien.  Mô hình này đã mở ra một định hướng nghiên cứu mới: định hướng nốc-ao.  Kể từ khi mô hình này ra đời, đã có hơn 40.000 công trình nghiên cứu gien sử dụng mô hình nốc-ao để nghiên cứu cơ chế và ảnh hưởng của gien đến bệnh và các đặc tính sinh học của con người.  Có thể nói không ngoa rằng mô hình (tuy đơn giản so với trình độ kĩ thuật hôm nay) của họ đã làm một cuộc cách mạng trong di truyền học và góp phần cho ra đời nền công nghệ sinh học ngày nay.  

Lợi ích của mô hình nốc-ao gien?

Nghiên cứu di truyền có 3 mục tiêu chính: tiên đoán bệnh, tìm hiểu cơ chế của bệnh, và phát triển thuốc để điều trị.  Khi một gien có liên quan đến một bệnh được phát hiện, các nhà khoa học có thể tiên đoán khả năng mà một cá nhân sẽ mắc bệnh ngay từ lúc mới lọt lòng mẹ (vì gien không thay đổi theo thời gian!), và do đó, y tế có thể tìm biện pháp phòng ngừa hay điều trị trước khi cá nhân mắc bệnh.  Mục đích thứ hai của gien là qua nghiên cứu cơ chế hoạt động của gien, các nhà khoa học có thể biết cơ chế và quá trình phát triển của bệnh như thế nào.  Lợi ích sau cùng là khi đã biết được cơ chế và quá trình phát triển, các nhà khoa học có thể bào chế thuốc hay phát triển một thuật điều trị để ngăn ngừa bệnh cho một cộng đồng.

            Cần nhắc lại rằng trong giai đoạn đầu của nền y học thế giới, kể cả cho đến những thập niên đầu thế kỉ 20, việc chữa trị bệnh hầu như chỉ tập trung vào chữa trị ở cấp “vĩ mô”, tức là các phương thức trị bệnh chủ yếu dựa trên cơ chế bệnh sinh và bệnh nguyên.  Trừ  nhóm bệnh nhiễm khuẩn là điều trị tương đối có kết quả, còn lại hầu như chỉ giải quyết được tức thời giảm triệu chứng, hoặc kéo dài sự chịu đựng của cơ thể mà không thể tiệt căn.  Ngay cả những bệnh truyền nhiễm thì chữa khỏi, nhưng những biến chứng hay di chứng của bệnh để lại lại là một chuyện nan giải cho cả bệnh nhân và thầy thuốc, điển  hình như biến chứng thần kinh, hoặc các biến chứng tim của bệnh thấp khớp.  Các thuật điều trị nếu có thể hoặc bảo tồn hoặc thay thế nhưng hầu như không thể nào gọi là chữa khỏi được. Vì thế, không ai ngạc nhiên khi thấy hầu hết các thuật chữa trị hiện nay chỉ đem lại hiệu quả cho khoảng 60 phần trăm bệnh nhân, và trong nhiều trường hợp bệnh nhân lại chịu phản ứng phụ có hại cho sức khoẻ.  Trong nhiều thập niên gần đây, nghiên cứu y khoa đã bắt đầu chuyển sang một phương hướng mới: đi tìm thuật chữa trị mới sao cho có thể ứng dụng cho từng cá nhân bệnh nhân.  Đó cũng là nhờ tiến bộ của ngành sinh học phân tử, nghiên cứu về tế bào và cấu trúc di truyền của tế bào.

            Do đó, có thể nói một cách vắn tắt rằng đa số các bệnh tật, dù là thể xác hay tinh thần, đều gần như có thể bắt nguồn từ những trục trặc của tế bào, hoặc gien.  Nhưng hầu như tất cả các thuật chữa trị bệnh tật hiện nay lại có tính cách gián tiếp, và ước chừng.  Giải phẫu, hay dùng dược phẩm đều chỉ là những phương pháp trợ tiếp, cầm chừng, và chỉ tấn công bề ngoài của căn bệnh, chứ chưa tiến sâu vào cơ chế hoạt động của tế bào.  Ngoài ra, tất cả các thuật chữa trị này đều dựa vào số đông chứ không dựa vào cá nhân.  Chẳng hạn như thuốc alendronate, thử nghiệm cho thấy có hiệu quả cho số đông của một nhóm bệnh nhân, và kết quả này được khái quát hóa cho hàng loạt bệnh nhân khác.

            Vì tế bào là đơn vị cơ bản nhất của con người, và mỗi con người là một cá thể độc đáo (trên phương diện sinh học, không ai giống ai), nên việc chữa trị bệnh tật bằng cách thay thế các tế bào hay gien bị hỏng bằng các tế bào hay gien lành mạnh là một phương pháp đang được giới khoa học chú ý nhiều nhất hiện nay.  Ngoài ra, việc thay thế những gien bị đột biến tai hại bằng những gien tốt cũng là một phương hướng chữa trị đang được ứng dụng cho một số bệnh.  Chữa trị bằng tế bào hay bằng gien, nếu không là một hi vọng sau cùng, thì cũng là một phát triển quan trọng nhất trong hành trình chinh phục bệnh tật của con người.

            Mô hình nốc-ao có thể đóng góp vào việc hoàn thành mục tiêu số 2 của nghiên cứu về gien, tức tìm hiểu cơ chế của bệnh.  Nhưng cho đến nay, sau hơn 2 thập niên kể từ mô hình nốc-ao gien ra đời, y học vẫn chưa áp dụng thành tựu của mô hình này trên con người.  Chúng ta vẫn chưa biết gien nào thật sự có ảnh hưởng đến bệnh nào.  Ngay cả một số ít gien được công nhận là có liên quan đến bệnh, chúng ta vẫn không biết tại sao và cơ chế vận hành của gien ra sao.  Do đó, cho đến nay, chúng ta vẫn chưa thể điều trị bệnh bằng gien như từng hi vọng.  Ngay cả ở một vài trường hợp cá biệt mà bệnh nhân được điều trị bằng cách thay đổi các mảng DNA cũng không (hay chưa) thành công. 

            Thật ra, mô hình nghiên cứu gien mà các nhà khoa học theo đuổi có vấn đề.  Như đề cập phần đầu của bài viết, phần lớn bệnh là do nhiều gien và các gien này tương tác với các yếu tố môi trường gây nên.  Do đó, tập trung nghiên cứu chỉ một gien như mô hình nốc-ao gien không thể nào thành công trong lâm sàng được, và chắc cũng rất ít khả năng dẫn đến một thuật điều trị bằng cách thay đổi một gien (bởi vì bệnh do nhiều gien và nhiều yếu tố môi trường).  Đó chính là lí do tại sao cho đến nay, chúng ta vẫn chưa biết gì cụ thể về gien và bệnh, chúng ta vẫn chưa thể sử dụng gien để tiên đoán nguy cơ mắc bệnh trong thực tế lâm sàng, dù hàng tỉ USD đã đầu tư cho các nghiên cứu này.

            Trong vài năm gần đây, giới y khoa đã bắt đầu nghi ngờ giá trị thực tế của giải thưởng Nobel.  Vài năm trước đây, giải thưởng được trao cho các nhà khoa học nghiên cứu về ... mùi vị.  Trước đó, giải thưởng được trao cho các nhà khoa học với những công trình chẳng liên quan gì đến y khoa.  Năm 1949 giải Nobel được trao cho một bác sĩ giải phẫu (Moniz) vì phẫu thuật thùy não, hay lobotomy (hay còn gọi là leucotomy) trong việc chữa trị chứng lọan thần kinh (psychotic).  Trước khi phẫu thuật được ứng dụng, bệnh nhân phải chịu nhiều cực hình như bị “nhốt” trong một lồng sắt (straitjackets), tắm bằng nước lạnh, rồi mới đến giải phẫu và giật điện.  Ngày nay phẫu thuật thùy não được xem là một phẫu thuật vi phạm y đức.  Do đó, không ít nhà nghiên cứu chẳng để ý đến ai được hay không được giải thưởng này, vì họ cho rằng giải thưởng này càng ngày càng đi xa tôn chỉ của ông Alfred Nobel.  Thật vậy, giải thưởng Nobel được thiết lập theo di chúc của ông Alfred Nobel, trong đó ông viết rằng giải thưởng nên trao cho “những ai đã đem lại lợi ích lớn nhất cho con người.” 

Tuy không ai nghi ngờ rằng mô hình của ba nhà khoa học vừa đề cập thể hiện một bước đột phá trong nghiên cứu di truyền, nhưng ứng dụng của mô hình này trong y học lâm sàng và điều trị bệnh nhân vẫn còn là câu hỏi lớn.  Nói cách khác, mô hình này chưa đem lại lợi ích thực tế gì cho bệnh nhân (chứ chưa nói đến “lợi ích lớn nhất”).  Và, trong tương lai, chưa chắc mô hình này có thể ứng dụng rộng rãi ở con người.  Do đó, theo người viết bài này, giải thưởng năm nay có thể nói là không phù hợp với nguyện vọng và tinh thần trong di chúc của ông Nobel.

Giáo sư Mario R. Capecchi: từ đứa trẻ giang hồ trở thành nhà khoa học giải Nobel

Trong ba nhà khoa học được trao giải Nobel y học hay sinh lí học năm nay, có lẽ trường hợp của Mario Capecchi là đáng chú ý nhất, vì cuộc đời ông là một tấm gương sáng chói về phấn đấu để thành công trong nghịch cảnh.

Mario R. Capecchi chào đời ngày 6/10/1937 ở Verona, miền bắc nước Ý, nơi nổi tiếng với chuyện tình Romeo và Juliet.  Mẹ ông là một nhà thơ và cha là một sĩ quan không quân trong quân đội Ý, nhưng hai người không bao giờ chính thức cưới nhau, vì mẹ ông là một người có khuynh hướng chống chủ nghĩa Phát-xít và chủ nghĩa Nazi, và dứt khoát không chịu thành hôn với một sĩ quan không quân trong quân đột Phát-xít dù hai người yêu nhau và có con. 

Đến năm Mario chưa tròn 4 tuổi, mẹ ông bị bọn Gestapo bắt giam trong trại tập trung nổi tiếng Dachau.  Biết rằng thời gian tự do của mình không còn bao nhiêu nữa, bà quyết định bán tất cả gia tài, kể cả ngôi biệt thự, cho một gia đình nông dân.  Gia đình này cưu mang Mario một thời gian trong khi mẹ ông đi tù.  Đến khi gia đình người nông dân khánh kiệt, Mario đành phải rời nhà, và bắt đầu một cuộc sống giang hồ.  Mario lang thang hết phố này sang phố khác ở miền nam nước Ý.  Hết ngày này sang tháng nọ, ban ngày thì đi ăn xin, có khi tham gia các băng đảng đi ăn trộm, ban đêm thì ngủ trên vĩa hè.  Bốn năm trời lang thang hết nơi này sang nơi khác cho đến khi tấm áo bị rách nát, Mario được đưa vào một bệnh viện trong tình trạng suy dinh dưỡng trầm trọng. 

Đến khi cuộc thế chiến thứ 2 kết thúc, mẹ ông sống sót sau những năm tù tội trong trại tập trung và được thả ra.  Bà lang thang đi tìm Mario hết cô nhi viện này đến nhà thương khác, và sau cùng mẹ cũng gặp con trong bệnh viện, đúng vào ngày sinh nhật thư 9 của Mario!  Vài tuần sau, hai mẹ con quyết định rời Ý và khăn gói lên đường sang Pennsylvania (Mĩ) định cư và đoàn tụ với cậu của Mario, lúc đó đã định cư ở Pennsylvania và thành lập một cộng đồng gồm các gia đình gốc Ý ở đó. 

Đến Pennsylvania, Mario được bố trí học lớp 3.  Là một đứa trẻ lớn lên từ cuộc sống giang hồ, Mario nhanh chóng trở thành trưởng lớp, chuyên “trị” những đứa học trò lưu manh trong lớp.  Sau đó, Mario theo học ở Trường cao đẳng Antioch ở Yellow Spring (Ohio), một trường tư thuộc vào hạng danh giá ở miền trung tây nước Mĩ.  Thoạt đầu, ông ghi danh học chính trị học, nhưng tốt nghiệp cử nhân về hóa học và vật lí vào năm 1961 (lúc đó ông đã 24 tuổi)!  Sau Antioch College, ông xin nhập học Đại học Harvard, và người phỏng vấn ông (sau này là thầy hướng dẫn) là James Watson (cha đẻ của DNA, giải Nobel năm 1962).  Ông kể lại trong buổi phỏng vấn, ông rụt rè hỏi Watson trường nào là nơi lí tưởng để ông theo học thạc sĩ và tiến sĩ, Watson trả lời với một giọng “giang hồ”: “Mẹ kiếp, nếu mày xin học bất cứ chỗ nào khác [ngoài Harvard] thì mày là một thằng điên” (nguyên văn: “You would be f…ing crazy to go anywhere else.”)  Năm 1967, ông tốt nghiệp tiến sĩ vật lí sinh học (biophysics) từ Đại học Harvard. 

Năm 1969, ông được bổ nhiệm chức danh Assistant Professor (giống như giáo sư dự khuyết); năm 1971 ông trở thành Associate Professor (phó giáo sư) tại trường Y thuộc Đại học Harvard.  Ông không hài lòng với các đồng nghiệp ở Harvard, vì theo ông, họ bảo thủ, không hòa thuận với nhau, và cũng không nâng đỡ các nhà khoa học trẻ.  Năm 1973, ông rời Harvard và nhận chức giáo sư (Professor) tại Đại học Utah.  Lúc đó, ai cũng nói ông điên, vì Đại học Utah không có “tên tuổi” gì trên trường khoa học so với Harvard, nhưng người thầy cũ của ông là giáo sư James Watson khuyên rằng ở bất cứ nơi nào nhà khoa học vẫn có cơ hội để trở thành xuất sắc.  Năm 1988 giáo sư Mario Capecchi trở thành chuyên gia nghiên cứu (investigator) cho Viện nghiên cứu y khoa Howard Hughes, một viện nghiên cứu hàng đầu trên thế giới.  Quyết định rời Harvard của ông hoàn toàn đúng, vì sự nghiệp của ông “khởi sắc” từ khi về làm ở Đại học Utah và Viện nghiên cứu y khoa Howard Hughes.  Cho đến nay, ông đã công bố được 150 bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, phần lớn là các tập san có ảnh hưởng lớn và chất lượng cao.  Giải Nobel y học năm nay là một phần thưởng đẹp nhất trong sự nghiệp khoa học, và một “happy ending” cho câu chuyện đời đầy thăng trầm của giáo sư Mario R. Capecchi.  Cuộc đời và sự nghiệp của giáo sư Mario R Capecchi cũng là một minh chứng cho quan điểm rằng tài năng cần được nuôi dưỡng ở những môi trường tri thức cao và thấp.  Xã hội cần phải tìm cách nâng đỡ và nuôi dưỡng những thành phần nghèo khó, những thành phần bên lề xã hội, những thành phần thiếu học và những đứa trẻ ranh.

 YKHOANET 10/10/2007

 


200 năm Darwin
Agent Orange: collateral damage
Alexandre Yersin và Việt Nam
Bàn về hiệu quả vắcxin: lâm sàng và kinh tế
Bàn về vấn đề dịch thuật và đánh giá năng suất khoa học
Béo phì ở người Á châu
Béo phì ở trẻ em và virus
Bình luận từ Dr. Yến
Bưởi không gây ung thư vú
Bảo hiểm y tế cộng đồng
Bảo tồn môi sinh: Chiến tranh giữa hai thế giới
Bằng chứng khoa học thay vì lên lớp
Bệnh tả: không để Việt Nam thành Bangladesh thứ hai
Bệnh tật nhìn từ quan điểm của thuyết tiến hóa
Bệnh xơ hóa cơ delta qua y văn thế giới
Bổ sung kẽm và điều trị bệnh tả
Bộ gen trong cây lúa và triển vọng
Bộ Y tế phản ứng chậm với rét đậm
Chiều cao của người Việt
Chiều cao và tổng thống Mĩ
Cholesterol và bệnh Tim
Cholesterol: hung thần hay bạn?
Chuột và... các nhà khoa học
Chính sách y tế cần dựa vào bằng chứng khoa học
Chạy đua vũ khí và … dịch cúm
Chất béo, cholesterol, bệnh tim và statins: xét lại bằng chứng
Chất keo xã hội: hormones
Chất lượng nghiên cứu dịch tễ học và y tế cộng đồng của Việt Nam qua chỉ số H
Chất lượng nghiên cứu khoa học ở Việt Nam qua chỉ số trích dẫn
Chất vấn chuẩn chẩn đoán béo phì
Chế độ ăn uống với nhiều thịt động vật và nguy cơ tử vong
Chủng vi khuẩn tả hiện nay ở nước ta có phải mới xuất hiện?
Cuộc chiến hóa học phi pháp lớn nhất trong lịch sử chiến tranh
Câu chuyện y học: Leptin và béo phì
Có bao nhiêu bác sĩ viết chữ khó đọc
Có nên tập trung vào vi khuẩn E. coli ?
Có thể xảy ra đại dịch cúm gia cầm?
Công cụ đơn giản để chẩn đoán tiểu đường ở người Đông Nam Á
Cúm gia cầm và nhiễu thông tin
Cúm H1N1: biết và chưa biết
Cơ hội để khép lại một chương lịch sử đau lòng
Cần hiểu đúng về Ung thư và nguy cơ ung thư
Cần qui ước đạo đức cho kĩ nghệ thực phẩm
Cần tiêm chủng ngừa bệnh tả vùng có nguy cơ cao
Cần điều tra về chất lượng bệnh viện
Cổ phần hóa bệnh viện công và chất lượng
Cổ phần hóa: chưa phải cách duy nhất
DDT và vấn đề cân đối giữa lợi ích và nguy hiểm
Dinh dưỡng: một nguồn thuốc quí giá
DNA không nói dối, nhưng DNA có thể nói … sai
Dịch cúm gà: hoang mang và sự thật khoa học
Dịch cúm heo và tác hại kinh tế
Dịch tay-chân-miệng
Dịch tả: gọi đúng tên để phòng ngừa
Dựa vào khoa học, đừng dựa vào niềm tin!
E. coli – vài câu hỏi thông thường
Gen và bệnh tật
Ghen tuông dưới cái nhìn của tâm lí y khoa
Gian lận trong nghiên cứu khoa học: áp lực kinh tế và cơ chế bình duyệt
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC: KHƠI DẬY VÀ NUÔI DƯỠNG TÍNH HAM HỌC
Giải nobel y học hay sinh lí học 2007 và lợi ích cho người bệnh
Giải Nobel Y sinh học 2008 và những tranh chấp khoa học
Giải Nobel y sinh học 2010 vinh danh người đem niềm vui cho người vô sinh
Giải Nobel y sinh học năm 2005: Một cõi đi về với vi khuẩn
Giải Nobel y sinh học: Nhìn lại quãng đường 100 năm
Giải phẫu ghép mặt và vấn đề y đức
Gout ở xương sống
Gãy xương và tử vong: một vấn nạn y tế cộng đồng
Hiệu quả vắcxin có nghĩa gì?
Hoa vàng mấy độc
Hàm lượng đạm trong sữa “siêu thấp” hay “siêu cao”?
Hóa chất khai hoang trong cuộc chiến Viện Nam: Qui mô và tầm ảnh hưởng
Hướng đi nào để giải quyết vấn đề chất độc da cam ở Việt Nam
Hậu “mắm tôm được minh oan”: bằng chứng khoa học, nhà xí và nghiên cứu
Hệ Thống Học Vị Và Học Hàm Khoa Học Ở Vài Nước Tây Phương
Hợp tác khoa học kiểu nhảy dù - Nguyễn Văn Tuấn
Khi bác sĩ trẻ “khoe” quá nhiều
Khoa học và ngụy khoa học: một vài đặc điểm và khác biệt cần biết
Khoa học, xã hội, và rủi ro
Không thể thành Phù Đổng trong 20 năm!
Khẩu trang và phòng chống cúm A/H1N1
Kiểm định giả thuyết mắm tôm và vi khuẩn tả
Liều lượng melamine bao nhiêu là an toàn?
Lí lịch sinh học của heo và dấu vết văn minh nông nghiệp Đông Nam Á
Lượng giá mạng sống con người
Lợi ích của vitamin D
Miệng nhà quan
Mắm tôm có phải là “thủ phạm” gây bệnh tả? Xét lại bằng chứng khoa học
Mắm tôm và chuyện xin lỗi
Mắm tôm và dịch tả: phân biệt yếu tố nguy cơ và nguyên nhân
Mắm tôm vô tội!
Mắm tôm, nguyên nhân và hệ quả
Mối quan hệ giữa giới y khoa và kĩ nghệ dược
Mối quan hệ giữa giới y khoa và kĩ nghệ dược
Một bệnh hiếm X-linked recessive hypoparathyroidism
Một lần đi phỏng vấn
Một năm nhìn lại
Một phán quyết thiếu cơ sở khoa học
Một vài hiểu lầm tai hại
Một vài ngộ nhận về nghiên cứu khoa học
Một vài vấn đề về qui định chức danh giáo sư ở Việt Nam
Một vụ Madoff trong y khoa: Lại một ngôi sao y khoa rơi rụng!
Mỡ trắng, mỡ nâu
Mỡ  trong máu, huyết áp, và  tiểu đường
Nghiên cứu y học ở Việt Nam: Đặc điểm, thiếu sót, và sai sót
Nghiên cứu y học ở Việt Nam: Đặc điểm, thiếu sót, và sai sót
Nguyên nhân bệnh tiêu chảy
Ngó trên tay điếu thuốc đã lụi dần
Người cao tuổi và sự hạn chế của y khoa
Người ăn chay có mật độ xương như người ăn mặn
Người ăn chay có mật độ xương như người ăn mặn
Nhân chuyện dịch tả nhớ lại John Snow
Nhân câu chuyện điện não đồ xét nghiệm nghiện ma túy:
Nhân năm khỉ_nguồn gốc con người hiện đại
Nhân năm Tý bàn chuyện thí nghiệm trên chuột
Nhìn lại khoa học Việt Nam năm 2008 qua công bố quốc tế
Nhầm lẫn trong y khoa: Khá phổ biến, nhưng ít ai biết!
Những câu hỏi và trả lời về dịch gia cầm
Những sai sót khó tin nhưng có thật
Những sai sót nguy hiểm trong toa thuốc
Những điều khó tin về “Bảy điều khó tin nhất trong y học”
Năm lí do cho mắm tôm “vô tội”
Phán quyết sau cùng: Chất béo không ảnh hưởng đến ung thư và bệnh tim
Phát hiện gien kiểm soát ráy tai: vài bài học về mò kim đáy biển
Phòng chống bệnh phải dựa vào bằng chứng khoa học!
Phòng chống H1N1 bằng rửa tay và khẩu trang: Biện pháp nào hiệu quả hơn?
Qui định cấp giấy phép lái xe dựa vào chiều cao và cân nặng: thiếu cơ sở khoa học và kì thị giới tính
Qui định cấp giấy phép lái xe dựa vào chiều cao: vấn đề giả định và bằng chứng khoa học
Quyền phê phán và trí thức
Quyền được tiếp cận hồ sơ bệnh án
Quản lý chất lượng: Thuốc phòng "tai nạn y khoa"
Rửa tay bằng xà phòng và tiêu chảy
Serotonin có liên quan đến chứng đột tử
Suy dinh dưỡng ở trẻ em: vấn đề của kinh tế
Sàng lọc trẻ sơ sinh trên phạm vi toàn quốc
Tai nạn y khoa trong bệnh viện
Thế nào là một "bài báo khoa học"
Thế nào là “Cơ sở khoa học” ?
Thịt chó là nguyên nhân của bệnh tiêu chảy cấp tính?
Thịt chó và bệnh tả: nguyên nhân và yếu tố nguy cơ
Tiên lượng bệnh Alzheimer bằng protein expression ?
Tiêu chuẩn chất lượng giáo dục đại học
Tiêu chuẩn chẩn đoán béo phì cho người Việt - Nguyễn Văn Tuấn
Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh đái tháo đường (diabetes mellitus)
Tiêu chuẩn đề bạt giáo sư: Có nên căn cứ vào số lượng bài báo ?
Tiêu chảy cấp tính và bệnh tả: Định danh cho đúng
Truy tìm ung thư bằng mammography từ tuổi 50
Truyền thông và khoa học: Qui ước Ingelfinger
Truyền thông và y tế
Truyền thông, khoa học và … doanh nghiệp
Trà xanh và sức khỏe
Trách nhiệm và nhân đạo trong vấn đề chất độc da cam
Trái chanh và phòng chống bệnh tả
Trả lời những câu hỏi liên quan đến loãng xương
Trọng lượng cơ thể và tử vong ở người Trung Quốc: Ý nghĩa về việc xác định tiêu chuẩn chẩn đoán béo phì
Tuổi thọ của người dân giảm 10 năm ?
Tác dụng Placebo trong y học: Tâm lí và ý nghĩa
Tình yêu, sắc đẹp nhìn dưới quan điểm di truyền học
Tín hiệu môi trường từ những “làng ung thư”
Tính khoa học và minh bạch đằng sau xét nghiệm doping
Tại sao không phát biểu về nguyên nhân và hệ quả ?
Tại sao uống rượu gây đỏ mặt và nguy cơ ung thư thực quản
Tạo sinh vô tính và cái chết của Thượng đế
Tạo sinh vô tính và vấn đề sinh đạo đức
Tản mạn về SARS
Tỉ lệ tử vong do cúm heo là bao nhiêu ?
Tự trị, chất lượng và y đức thay vì cổ phần hóa bệnh viện công
Ung thư vú và vấn đề thông tin y khoa
Uống bia hấp dẫn muỗi
Vaccine phòng chống AIDS hiệu quả đến đâu ?
Vaccine phòng chống cúm A/H1N1
Vi khuẩn gây tiêu chảy và ý nghĩa tiêm chủng
Vi khuẩn tả trong chó ?
Viết văn có thể chữa nhiều loại bệnh
Viết văn và trị liệu
Việc ta, ta cứ làm!
Vài nhận xét về 12 điều lệ y đức của Việt Nam
Vài thông tin cần biết về các chương trình truy tìm ung thư vú
Vài đóng góp quan trọng của người Việt khoa học thống kê
Văn hóa khoa học
Văn hóa tranh luận và vấn đề ngụy biện
Vấn đề sinh tố: kẽm và đồng
Vấn đề truy tìm ung thư phổi và hiệu quả 
Vấn đề y đức trong nghiên cứu tế bào mầm (stem cells)
Vấn đề đo lường melamine
Vấn đề đào tạo tiến sĩ: kinh nghiệm từ Australia
Vắc-xin phòng chống ung thư cổ tử cung
Vắcxin ngừa viêm gan B: cẩn thận với “nhiễu thông tin”
Vắcxin ngừa viêm gan B: kinh nghiệm từ nước ngoài
Vắcxin phòng bệnh sởi - quai bị - Rubella: lợi và hại
Vắcxin phòng chống ung thư cổ tử cung: hiệu quả lâm sàng và kinh tế
Vắcxin phòng ngừa bệnh tả: rất cần thiết
Về chấn chỉnh đào tạo tiến sĩ: Công bố bài báo khoa học là một thách thức lớn ?
Về học vị tiến sĩ
Về một sự hiểu lầm thuật ngữ "prospective"
Về phản ứng phụ của bisphosphonates liên quan đến hoại tử xương hàm và rung nhĩ
Vệ sinh như là một loại hàng hóa
Vị thế của nền khoa học Việt Nam
Xung quang xì căng đan về nghiên cứu tế bào mầm
Xã hội hóa và an toàn thực phẩm
Xếp hạng đại học: cần minh bạch hóa phương pháp
Y học hiện đại và những hứa hẹn
Y học thực chứng: vài nét khái quát
Y Khoa và những nhầm lẫn chết người
Y tế dự phòng: nền tảng của y khoa hiện đại
Y đức và nghiên cứu y học
Ói mửa, cao huyết áp và hôn mê
Ăn chay như là một trị liệu
Ăn chay và loãng xương
Điều trị bệnh dựa vào màu da ?
Điều trị đau dây thần kinh tọa bằng phẫu thuật: không có hiệu quả
Đo lường hiệu suất khoa học
Đánh giá đúng tầm quan trọng của ung thư vú 
Đại dịch H1N1
Đại dịch và đại dịch ảo
Đại dịch đã đến ?
Đạo văn trong hoạt động khoa học
Đậu nành và sức khỏe: đâu là thực và đâu là giả
Đậu nành và sức khỏe: đâu là thực và đâu là giả
Đằng sau những con số hàm lượng đạm trong sữa
Đế quốc Trà
Đề bạt các chức danh khoa bảng: vài kinh nghiệm từ Úc
Đọc lại 12 điều y đức của Việt Nam
Đồi điều về sữa nhiễm melamine
Đừng quên melamine trong các thực phẩm khác!
Ước vọng 200 ?
“Kỹ năng mềm” cho nhà khoa học
“Sẽ” và “có thể”


Trang nhiều tác giả
Trang riêng của Lê Ngọc Dũng
Trang riêng của Lương Lễ Hoàng
Trang riêng của Nguyễn Bảo Trung
Trang riêng của Nguyễn Hoài Nam
Trang riêng của Nguyễn Hữu Đức
Trang riêng của Nguyễn Văn Tuấn
Trang riêng của Nguyễn Ý Đức
Trang riêng của Nguyễn Đình Nguyên
Trang riêng của Phan Xuân Trung
Trang riêng của Đỗ Hồng Ngọc
Trang riêng của Đỗ Minh Tuấn