Hiệu quả vắcxin có nghĩa gì?
Nguyễn Văn Tuấn
Nhân đọc bài “Uống vắc-xin ngừa bệnh tả” của Phó giáo sư, Tiến sĩ Đoàn Thị Thủy (Viện vệ sinh dịch tễ trung ương) trên Vietnamnet tôi thấy hình như tác giả có một vài hiểu lầm về hiệu quả của vắcxin phòng chống bệnh tả.
Trong bài viết, giáo sư Thủy giải thích hiệu quả vắcxin như sau: “Tôi muốn giải thích thêm, khi nói hiệu quả bảo vệ của vắc-xin là 66% không chỉ có ý nghĩa 66% số người uống được bảo vệ không mắc bệnh mà số người còn lại nếu bị nhiễm thì mức độ bệnh trên lâm sàng sẽ ít trầm trọng hơn.”
Tôi e rằng giải thích như vậy là không đúng. Con số 66% không nói gì về con số người mắc bệnh sau khi uống vắcxin, mà nói đến nguy cơ mắc bệnh. Nguy cơ (risk) mắc bệnh là tỉ lệ một quần thể mắc bệnh trong một thời gian nhất định.
Sự thật của con số 66% là như sau: trong nghiên cứu của giáo sư Đặng Đức Trạch và đồng nghiệp [1], có hai nhóm đối tượng: nhóm 1 uống vắcxin (gồm có 51.975 người), và nhóm 2 không uống vắcxin (gồm có 67.058 người). Họ được theo dõi 8-10 tháng sau khi uống hay từ ngày tham gia nghiên cứu. Sau thời gian theo dõi, nhóm 1 có 25 ca mắc bệnh tả (tức 0,048%), và nhóm 2 có 92 ca (tức 0,137%). Do đó, nguy cơ mắc bệnh tả trong nhóm uống vắcxin thấp hơn nhóm không uống vắcxin là 66% (tức 1 – 0,048 / 0,137 = 0,66). Do đó, 66% hoàn toàn không có nghĩa là 66% số người uống được bảo vệ, bởi vì số người mắc bệnh tả trong cộng đồng rất thấp (thường dưới 3%).
Kết quả sử dụng vắcxin phòng chống bệnh tả ở Huế năm 1993 [1]
|
|||
Đặc tính |
Nhóm vắcxin |
Nhóm không vắcxin |
Tỉ số nguy cơ |
Tổng số |
25 / 51975 |
92 / 67058 |
0,34 (0,21 – 0,54) |
Nam |
11 / 24283 |
44 / 32034 |
0,32 (0,17 – 0,63) |
Nữ |
14 / 27692 |
48 / 350240 |
0,36 (0,19 – 0,66) |
Nước sạch |
18 / 35696 |
62 / 46840 |
0,38 (0,22 – 0,64) |
Nước không sạch |
6 / 14536 |
28 / 17725 |
0,26 (0,10 – 0,72) |
Bệnh tả nặng |
7 / 51975 |
37 / 67058 |
0,24 (0,21 – 0,54) |
Bệnh tả không nặng |
18 / 51975 |
54 / 67058 |
0,42 (0,24 – 0,72) |
Chú thích diễn dịch: Tính chung, sau 8 tháng theo dõi, nhóm sử dụng vắcxin có 25 người mắc bệnh tả (chiếm 0,5% trong tổng số 51.975), và nhóm không sử dụng vắcxin có 92 người mắc bệnh tả (tỉ lệ 0,14% trong tổng số 67.058). Sau khi điều chỉnh các yếu tố nguy cơ khác, nguy cơ mắc bệnh tả trong nhóm vắcxin bằng 34% so với nhóm không sử dụng vắcxin, và do đó hiệu quả là 66%. Nhìn qua bảng trên, chúng ta thấy hiệu quả vắcxin cao ở những người không có nguồn nước sạch (hiệu quả 74%) và những người có bệnh nặng (76%). |
Giáo sư Thủy viết: “Sau khi uống vắc-xin 3-5 năm, hiệu quả bảo vệ vẫn còn 50% (tạp chí VACCINE 24 (2000) 4297-4303)”. Có hai sai sót ở đây. Thứ nhất, bài báo đó công bố vào năm 2006, chứ không phải năm 2000 [2]. Thứ hai, hiệu quả bảo vệ 50% cũng không hẳn đúng (dù các tác giả bài báo sử dụng thuật ngữ “vaccine effectiveness” trong bài báo). Sự thật là đằng sau con số này khá phức tạp, nhưng có thể tóm lược trong bảng số liệu sau:
|
Bệnh tả |
Nhóm chứng |
Từng được uống vắcxin |
29 |
137 |
Không uống vắcxin |
18 |
55 |
Tổng số |
48 |
192 |
Bảng tóm tắt số liệu từ công trình nghiên cứu [2]. Các số liệu này trích từ biểu đồ 2 của bải báo vừa đề cập. Xem giải thích dưới đây. Bạn đọc nào thích làm phân tích số liệu trên có thể tham khảo cách làm mà tôi mô tả trong bài “Lâm sàng thống kê 15”. |
-
Tháng 3-4/1998, họ cho cư dân 13 xã/thôn ở Huế uống vắcxin phòng bệnh tả. Đến tháng 8/2000 họ cho cư dân 12 xã/thôn khác cũng ở Huế uống vắcxin phòng bệnh tả.
-
Năm 2003 họ ghi nhận 89 ca bệnh tả từ 25 thôn/xã trên, trong số này 62 ca thật sự bệnh tả lâm sàng (còn lại 27 ca là “nghi ngờ” bệnh tả). Trong số 62 ca bệnh tả thật sự, chỉ có số liệu 48 người. Trong số 48 người, có 29 người (tức 60%) từng được uống vắcxin.
-
Họ tìm được 192 người không mắc bệnh tả (nhưng có cùng tuổi và cùng sống trong xã/thôn với 48 bệnh nhân tả). Đây còn gọi là “nghiên cứu bệnh chứng”. Trong số này có 137 người (hay 71%) từng uống vắcxin.
-
Qua các số liệu này, có thể thấy tỉ số odds (odds ratio) mắc bệnh tả ở những người uống vắcxin là 0,61.
Vì đây là đơn vị odds, nên chúng ta không thể phát biểu gì về hiệu quả của vắcxin. Chúng ta chỉ có thể nói rằng trong số những người không mắc bệnh tả, có nhiều người (71%) từng uống vắcxin so với nhóm người mắc bệnh tả (có 60% từng uống vắcxin). Từ dữ liệu này, có thể suy ra rằng vắcxin có hiệu quả phòng chống bệnh tả. Còn mức độ hiệu quả là bao nhiêu thì mô hình nghiên cứu này không cho phép chúng ta ước tính.
Hi vọng giải thích trên làm sáng tỏ vấn đề hiệu quả của vắcxin mà các giới chức y tế có vẻ hiểu lầm trong thời gian qua [3].
Tuy nhiên, trong tình huống hiện nay, như tôi phân tích [4] và phát biểu trước đây [5], tôi thấy quyết định triển khai vắcxin phòng chống bệnh tả cho đồng bào miền Trung đang bị lũ lụt là rất đúng.
Chú thích:
[1] Trach DD, Clemens JD, Ke NT, Thuy HT, Son ND, Canh DG, Hang PV, Rao MR. Field trial of a locally produced, killed, oral cholera vaccine in Vietnam. Lancet. 1997 Jan 25;349(9047):231-5.
[2] Thiem VD, Deen JL, von Seidlein L, Canh do G, Anh DD, Park JK, Ali M, Danovaro-Holliday MC, Son ND, Hoa NT, Holmgren J, Clemens JD. Long-term effectiveness against cholera of oral killed whole-cell vaccine produced in Vietnam. Vaccine. 2006 May 15;24(20):4297-303.
[3] Dưới tiêu đề “Không khuyến cáo người dân dùng văcxin tả”, Vnexpress cho biết: “[T]heo tiến sĩ Nguyễn Huy Nga, Phó cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế không khuyến cáo dùng văcxin tả, và hệ thống tiêm chủng Việt Nam cũng không có văcxin tả dịch vụ. Lý do là hiệu quả của loại văcxin này rất thấp, chỉ đạt 60-70% (các văcxin thông thường phải gần 100%), nghĩa là khoảng 1/3 số người dùng văcxin vẫn có thể phát bệnh.” Nhưng như tôi chỉ ra, đây là một phát biểu sai về hiệu quả của vắcxin.
[4] Xem bài “Bàn về hiệu quả vắcxin: lâm sàng và kinh tế”
[5] Xem “Gọi tên đúng bệnh để phòng ngừa hiệu quả” trên Tuổi Trẻ ngày 8/11/07.